Chính trị Mỹ sẽ ra sao sau khi Thẩm phán Tối cao Pháp viện Ruth Ginsberg qua đời?

Ngô Văn Hiếu

19-9-2020

Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg của Tối cao Pháp viện vừa qua đời hôm qua. Nguồn: Internet

Sau vài nắm gắng gượng giữ ghế dù mang trọng bịnh, nữ Thẩm phán Tối cao Pháp viện Ruth Ginberg, thuộc khuynh hướng phóng khoáng cấp tiến, vừa qua đời, thọ 87 tuổi. Bà đã làm Thẩm phán Tòa Kháng Án Liên Bang hơn 13 năm và Tòa Tối cao Pháp viện hơn 27 năm.

Bà đã bền bĩ ủng hộ cho nam nữ bình quyền, dân quyền, hôn nhân đồng tính, chủng tộc bình đẳng, quyền lao động, quyền của người di dân, v.v… Cho nên, việc bà ra đi chắc sẽ tạo ra khủng khoảng sâu xa khó lường trong xã hội và chính trị Mỹ.

Theo luật, Tổng Thống Mỹ có quyền bổ nhiệm các tân thẩm phán liên bang – kể cả các tòa cao cấp như Kháng Án và Tòa Tối Cao – và Thượng Viện bỏ phiếu chuẩn thuận. Các thẩm phán liên bang có nhiệm kỳ vĩnh viễn, xét xử các vấn đề của quốc gia, nhất là khi luật pháp không rõ ràng; cho nên chức vị của họ rất quan trọng.

Nay chỉ còn 45 ngày nữa là bầu cử (ngày 3/11/20) và 4 tháng rưỡi nữa là ngày tân tổng thống tuyên thệ; cho nên, chưa gì mà Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số Cộng hò ở Thượng viện, đã tuyên bố là ông sẽ cho chuẩn thuận người thay thế bà Ginsburg. Ông muốn cho xét chuẩn thuận nhanh như vậy có lẽ vì sợ chuyện “đêm dài lắm mộng” như đã từng xảy ra vào cuối thời Tổng thống Obama.

Mitch McConnell đã quên ngay lý do “năm bầu cử nên không xét” mà ông đã cố ngâm tôm, không cho xét chuẩn thuận, Thẩm phán Garland vào Tối cao Pháp viện, bất chấp sự phản đối của Tổng thống Obama và nhiều người khác!

Như vậy, Thượng nghị sĩ McConnell thật là tráo trở! Vậy mà tập thể đảng Cộng hòa vẫn cứ ngậm miệng ăn tiền theo kiểu đồng lõa với McConnell!

Chả lẽ Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa lo sợ sẽ thất cử nên mới cố đấm ăn xôi, cử người vào Tối cao Pháp viện ngay, không dám đợi vài tháng nữa? Thiếu tự tin đến vậy sao?

Xin nhắc lại, ngày 16/3/2016, Tổng thống Obama đã bổ nhiệm Thẩm phán Garland lên thế Thẩm phán Scalia vì ông này đã chết ngày 13/2/2016. Nhưng, cũng do Lãnh đạo Khối Đa Số Thượng viện là Thượng nghị sĩ McConnell này đã “lấy cớ” là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, nên đã cho hồ sơ xét chuẩn thuận Thẩm phán Garland ngâm tôm cho đến ngày bị thối đi là 3/1/2017 – khi Quốc Hội bắt đầu với nhiệm khóa mới. Sau 293 ngày bị ngâm tôm, Thẩm phán Garland phải quay về nhiệm sở cũ làm Thẩm phán Tòa Kháng Án như đã làm từ năm 1997 tới nay.

Ngay sau khi nhậm chức 11 ngày thì Tổng thống Trump bổ nhiệm Thẩm phán Gorsuch làm Thẩm phán Tối cao Pháp viện và ngày 10/4/2017, Thượng viện đã chuẩn thuận ông Gorsuch làm Thẩm phán TCPV.

(Ngày 9/7/18, TT Trump lại bổ nhiệm Thẩm phán Kavanaugh làm Thẩm phán Tối cao Pháp viện, thế cho Thẩm phán Kennedey từ chức, thì ngày 6/10/18 Kavanaugh lại được Thượng viện chuẩn thuận sát nút, với 50 vs 48 phiếu.)

Hiện các thăm dò dư luận cho thấy Ứng viên Joe Biden và đa số trong 35 ứng viên Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ đang có vẻ thắng thế; triển vọng đảng Dân chủ sẽ trở lại kiểm soát tòa Bạch Ốc và Lưỡng Viện Quốc hội vào năm tới.

Vì vậy, phe bảo thủ đang nắm quyền lãnh đạo trong đảng Cộng hòa với tỉ số 53 vs 47 – với sự hợp tác của Tổng thống Trump – có thể sẽ có biện pháp ra tay trước để bảo đảm việc các tòa liên bang được các thẩm phán giữ ghế lâu bền. Họ có thể sẽ thúc đẩy các thẩm phán, nhất là ở Tối cao Pháp viện, sớm từ chức để họ kịp bố trí người trẻ hơn thay thế liền.

Nhưng nay chỉ còn hơn 3 tháng nữa là Quốc Hội khóa mới sẽ bắt đầu, liệu Thượng nghị sĩ McConnell và Tổng thống Trump có làm cái trò chính trị đó kịp hay không? Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa trung dung như Collins và Murkowski có chống lại quyết định của Trump và McConnell hay không?

Hơn nữa, một khi đã giở thủ đoạn chính trị, thì họ có phải trả giá đắt về sau hay không? Vì khi phe đối lập và những người trung dung phẫn nộ, họ sẽ cho ăn miếng trả miếng thích đáng.

Chính trị kiểu lật qua trở lại như vậy, sẽ biến chính trường ở Mỹ thành sân đấu đá phe cánh, chứ không còn là nghị trường để thảo luận lịch sự và hợp tác tích cực nữa!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Sau này khi người Mỹ sống trong tình cảnh đất nước hỗn loạn, hãy tự trách mình hôm nay đã đưa tay lái buôn nhà cửa, không chừa tật xấu nào, cầm đầu xỏ mũi mình dắt đến điạ ngục nhé.

  2. Hiến pháp Mỹ nên sửa lại việc lựa chọn ứng cử viên Thẩm phán Tối cao Pháp viện. Điều kiện đầu tiên của những ứng cử viên này là không được thuộc đảng phái nào. Điều kiện thứ hai là phải do dân bầu lên.
    Một tổ chức ở vị trí cao, có tiếng nói quan trọng nhất trong việc phân xử những vấn đề khó khăn nhất trong một quốc gia thì phải vô tư, công minh, và không thiên vị. Nếu không, nước Mỹ không xứng đáng ở vai trò làm gương hay lên án các quốc gia độc tài hay cộng sản trong các vấn đề liên quan các quyền lợi của người dân trong những quốc gia đó.

    • Rất đồng ý với NSG.về điều kiện tốt nhất là thẩm phán không thuộc một đảng
      phái nào thì mới có quan điểm trung dung,ôn hòa để DUNG HÒA những ý kiến
      khác biệt ngõ hầu bảo đảm công tâm cũng như công lý.
      Trong qúa khứ,tiếc là tất cả các thẩm phán được bô nhiệm tùy theo lập trường
      chính trị của TT.,do đó nếu đảng DC cử người của mình thì đảng CH.cũng làm
      như vậy thôi,không có gì mà ầm ỹ cả !

  3. Nhiều Thượng nghị sĩ thuộc đảng CH không tán thành việc chỉ định một thẩm phán tối cao mới trước ngày bầu cử. Cho dù Trump không được tái cử hay đảng CH cũng không giữ được đa số ghế Thượng viện trong cuộc bầu cử năm nay thì việc một thẩm phán tối cao được bổ nhiệm từ giữa ngày 3/11-2020 đến 3/1-2021 là điều không tránh khỏi.
    Việc bổ nhiệm này sẽ trở thành một đề tài tranh cử mới trong năm nay.
    Trump sẽ được lịch sử ghi nhận là một TT tồi tệ nhất nhưng là người đã bổ nhiệm được 3 vị thẩm phán tối cao theo khuynh hướng bảo thủ chỉ trong một nhiệm kỳ. (Trump sẽ được thỏa mãn và ra đi để được làm người tử tế haha!!)

  4. Chắc Dũng Lý muốn nói nếu ai đó không nói về các trò bẩn thỉu hơn của Việt Nam thì chắc người đó là C.S chăng? LOL.

Leave a Reply to Khuê Nữ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây