Làm thế nào để không phải nghe một chương trình thời sự nói dối?

Lê Nguyễn Duy Hậu

15-9-2020

Ba Lan vào năm 1982 là thời kì của hỗn loạn khi lệnh giới nghiêm được chính quyền áp đặt trên toàn quốc từ 11h nhằm chống lại những hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết. Chỉ cần đi xuống phố, người dân Ba Lan dễ dàng nhìn thấy hình ảnh bắt bớ, xe tank, quân lính khắp nơi.

Thế nhưng, chương trình thời sự lúc 7h30 thì vẫn không hề đả động gì đến tình hình căng thẳng lúc đó. Những gì người dân Ba Lan nghe thấy trên truyền hình đều là hình ảnh tươi đẹp, thành tựu lớn lao, tinh thần nhân văn cao cả của chế độ (ngay cả khi tuyên một bản án hai tử hình một chung thân?). Nói chung toàn bộ là lời nói dối.

Vậy người Ba Lan đã làm gì trong tình huống đó? Cách đơn giản nhất họ có thể nghĩ ra là không xem chương trình thời sự nữa. Nhưng như vậy là không đủ. Làm sao để vừa không xem thời sự, vừa khiến cho mọi người biết là tôi không xem thời sự. Một số người chọn giải pháp khá “sáng tạo” là cứ đến giờ thời sự, họ sẽ rút dây truyền hình và đem TV ra balcon để hàng xóm, người đi đường, và đặc biệt là chính quyền địa phương biết là họ đang phản đối.

Nhưng với nhiều người Ba Lan khác vậy cũng là chưa đủ. Ngoài chuyện tắt TV, họ còn muốn có thể giao lưu với nhau. Thế là xuất hiện một làn sóng cứ đến 7h30, khi nhạc hiệu của chương trình thời sự Ba Lan nổi lên là hàng đoàn người lại xuất hiện tại các công viên, đi dạo, cười nói với nhau. Họ không đem theo khẩu hiểu, biểu ngữ nhưng ai cũng biết vì sao họ ở đó. Cảnh sát thì không làm gì được vì làm sao phân biệt ai đang đi chợ, ai đang tập thể dục, và ai đang chơi khăm chính quyền?

Tưởng như đó là điểm dừng, nhưng người Ba Lan cảm thấy họ cần phải sáng tạo hơn nữa. Dần dần, trong những đoàn người xuất hiện tại công viên vào lúc 7h30 tối xuất hiện thêm… những chiếc TV. Người Ba Lan quyết định cứ đến khi có thời sự, họ sẽ đem TV ra đường, đi lại xung quanh, để cho hành động phản đối của họ thêm rõ nét.

Lúc này, chính quyền không thể ngồi yên, họ quyết định bắt bớ. Nhưng nhanh chóng, cảnh sát phát hiện ra là họ không thể lố bịch như vậy được. Luật nào cấm người dân dẫn TV ra đường đi dạo?

Giải pháp cuối cùng có lẽ là đặt lệnh giới nghiêm từ 7h tối để tránh tình trạng phản đối này. Nhưng rồi nó lại là mầm mống cho sụp đổ kinh tế ở Ba Lan.

Bảy năm sau, nền dân chủ quay lại với Ba Lan.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nhiều “nhân sĩ yêu nước”
    Trong quán nhậu, hàng ngày
    Chửi đảng và chính phủ.
    Chửi hay như hát hay.

    Họ đang “bức xúc” lắm
    Với thế thái, nhân tình.
    Nhưng cái “bức xúc” ấy
    Chỉ giữ lại cho mình.

    Là vì lên đài báo,
    Cũng chính những người này
    Khen đảng và chính phủ.
    Khen hay như hát hay.

    Người ta chỉ một mặt.
    Mà các ông lại hai.
    Một mặt ở quán nhậu.
    Một mặt trên báo đài.

    *
    Thực ra cái hai mặt
    Không riêng của người nào.
    Mà nó, hiện trạng ấy,
    Ở đa số đồng bào.

    Từ thằng dân ngu dốt
    Cho đến quan thông minh,
    Nhắm mắt cũng nhìn thấy
    Thực trạng đất nước mình.

    Dân vì lo cơm áo,
    Chỉ bấm bụng chửi thầm.
    Quan lo đường hoan lộ
    Nên giả điếc vờ câm.

    Chứ biết thì biết hết.
    Có khi còn hơn ta.
    Vì hèn và khôn lỏi
    Mà không dám nói ra.

    Vậy là toàn xã hội
    Đang chơi trò giả vờ.
    Đằng sau tấm mặt nạ
    Vô cảm và hững hờ

    Là những ý nghĩ thật
    Đang đề nặng hàng ngày.
    Còn miệng thì khen đảng.
    Khen hay như hát hay. TBT

  2. Xin cược với các bác,
    Cho vui, không ăn tiền:
    Tất cả, từ bác Trọng,
    Đến trung ương ủy viên,

    Rồi quan tỉnh, quan huyện,
    Quan xã và quan phường,
    Quan khu phố, quan xóm
    Và các đảng viên thường –
    Không ai tin cộng sản.

    Không tin một tẹo nào,
    Dù nói thì ghê lắm.
    Ai cũng thế, vì sao?
    Một, là vì bệnh sĩ.
    Hai, vì chức, vì tiền.

    Ba, vì cái quán tính,
    Nói mãi rồi thành quen.
    Tức là các vị ấy
    Sống hai mặt xưa nay.

    Để ý, ta sẽ thấy
    Cái quy luật thế này:
    Còn chức thì cao giọng
    Về chủ nghĩa Mác – Lê,
    Mặc dù nói vớ vẩn,
    Nôm na là trò hề.

    Hết chức thì im lặng,
    Rồi một thời gian sau
    “Tâm tư” và “phản biện”,
    “Day dứt” và “buồn đau”…

    Bằng chứng, ôi nhiều lắm.
    Từ ông Nguyễn Văn An
    Đến ông Kiệt, ông Mão
    Và cả ông Vũ Khoan.

    Cả trưởng ban tuyên huấn,
    Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ…
    Toàn những người hai mặt,
    Thích chơi trò giả vờ.

    Còn chức thì mặt đảng.
    Hết chức thì mặt dân.
    Mặt sáng và mặt tối,
    Lần lượt hiện ra dần.

    *

    Cược thêm phát nữa nhé?
    Cho vui, không ăn tiền –
    Rồi xem, cả bác Trọng
    Và trung ương ủy viên,

    Một khi không tại vị,
    Sẽ bắt đầu “tâm tư”.
    Thề luôn, xin nhắc lại,
    Kể cả tổng bí thư. TBT

  3. Tiếc quá, tác giả không đá qua cái VTV1 của lũ người ngợm có trí tuệ lú lẫn. Bảy giờ tối là bắt đầu bữa tiệc của ngợm, tôi chắc rằng cái đám BTV thời sự không phải là con vật 4 chân thì cũng 4 chữ cờ, CCCC, chân cẳng chúng cả

Leave a Reply to HAI MẶT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây