Bà Bùi Thị Nối

Đặng Đình Mạnh

8-9-2020

Bà Bùi Thị Nối. Ảnh: VTV

Đến phần xét hỏi bà Bùi Thị Nối, rút kinh nghiệm ở phần thủ tục khi chứng kiến những hành vi “vô chính phủ” của bà, thì chủ tọa phiên tòa khi gọi tên đã nói ngay bà được đứng yên tại chỗ khai báo. Nhưng đã quá trễ, chỉ chực nghe gọi tên bà đã ngồi bật dậy chạy xăm xăm lên bục khai báo, 02 nữ cảnh sát dẫn giải vội chạy theo giữ tay, bà liên tục vung tay thoát khỏi sự áp giải của cảnh sát để tiếp tục chạy lên bục khai báo.

Nhưng vượt chỉ độ 05 hàng ghế, thì thêm vài cảnh sát khống chế đã kịp chặn giữ, đưa bà về chỗ ngồi.

Khi vừa về chỗ, được đưa micro thì bà chụp ngay lấy và đứng lên ghế để nói, các nữ cảnh sát lại phải vất vả kéo tay bà xuống và giữa chặt 02 cánh tay. Bà la lớn “Bỏ tay ra, xích ra, đứng xích ra …”, vung 02 tay yêu cầu họ buông tay bà.

Khi đã rảnh tay, không chờ Hội đồng xét xử hỏi, bà tuôn lời chất vấn như liên thanh, đại loại “Tại sao có luật pháp mà không thi hành? Tại sao không bắt bố Nối (tức cụ Kình) đàng hoàng, mà lại lừa ra đồng đánh gẫy chân bố Nối? …”. Chủ tọa cắt lời hỏi “Bà mua xăng để làm gì?”, bà vẫn liên tục chất vấn những câu đôi khi không đầu, không đuôi.

Được hỏi đến lần thứ 3: “Bà mua xăng để làm gì?”, thì bà mới trả lời: “Mua xăng để thiêu chết bọn tham nhũng!!!”.

Sau đấy, vẫn cứ phớt lờ các câu hỏi của chủ tọa, bà lại tiếp tục chất vấn tòa án theo ý mình… cho đến lúc chủ tọa “ngán ngẩm” quá, ra lệnh cho cảnh sát dẫn giải trục xuất bà ra khỏi khán phòng. Khoảng 05 đến 06 cảnh sát áp sát, khống chế đưa bà ra ngoài, bà vẫn ngoái cổ cố nói điều gì đó.

Trang lưu bút pháp đình sẽ phải nhớ mãi câu chuyện hi hữu về một bị cáo đứng trên ghế chất vấn tòa án, lần đầu tiên và chắc cũng sẽ là lần duy nhất.

Bà Nối không cao, nhưng khi đứng trên ghế, dõng dạc vung tay chất vấn tòa án, xem ra, nhiều kẻ thường nhìn xuống sẽ khó thấy tầm vóc của bà, nông dân đất Đồng Tâm…

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
    bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
    hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
    hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
    bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
    chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
    cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.

    tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
    không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
    lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
    khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
    biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
    mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
    sợ nữa đi có sợ mãi được không,
    cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
    mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.

    bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
    lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
    còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
    sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
    tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
    cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
    vì người ta cần ánh mặt trời,
    tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi! NDK

  2. Lần đầu ‘gặp’ và nghe các vị Ls khả kính tường thuật về Chị trong vụ án Đồng Tâm. Chị bị bắt và bị nhốt khoảng 8 tháng rồi mà vùng mắt và môi của chị vẫn còn thâm tím. Xin được chia xẻ nỗi đau tột cùng (cả về thể xác lẫn tinh thần) của chị và bà con Đồng Tâm. Số phận đã an bài, nên cần tỉnh táo để tránh bị lừa thêm lần nào nữa. Chúng đã có sẵn những bản án cho hết thảy mọi người. Đừng mong sự ‘khoan dung’ của lũ lưu manh tàn độc. Hãy nói tất cả những cảm xúc thật của chị. Lịch sử sẽ ghi lại tất cả những diễn biến của vụ Đồng Tâm và nhiều vụ án oan khác trên khắp mọi miền của đất nước Vn ở thế kỉ này. Nguyện cầu cho chị và bà con Đồng Tâm được phù hộ! Ai đời gì mà kéo một đội quân hùng hậu vào lúc nửa đêm để giết dân, rồi lại vu khống cho dân về tội giết người!? Nhân văn hay lưu manh??

  3. Lại nghĩ về Đồng Tâm, Mỹ Đức

    Đất nước bị xâm lược
    Thì tất cả người dân
    Phải quyết tâm giữ đất,
    Sẵn sàng chết, nếu cần.

    Còn người dân có đất,
    Dẫu chỉ một vài sào,
    Bị xâm phạm, thử hỏi,
    Thái độ họ thế nào?

    Tất nhiên phải quyết giữ.
    Luôn vẫn thế xưa nay.
    Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức
    Đã làm đúng điều này.

    Sao nhà nước chụp mũ,
    Họ, những người dân oan,
    “Kém hiểu biết”, “manh động”
    Và “gây rối trị an”?

    Mai mốt thằng Trung Quốc
    Cướp đất, cướp Biển Đông,
    Dân chống lại, nhà nước
    Có gọi “manh động” không?

    2
    Đã có nhiều xung đột,
    Nhiều bị kịch đau lòng
    Khi nhà nước lấy đất
    Của người làm nghề nông.

    Với họ, đất và ruộng
    Là tất cả những gì
    Trên đời này họ có.
    Vậy sao nỡ cướp đi?

    Mà lại cướp hợp pháp,
    Cả cần và không cần.
    Vì theo luật, ruộng đất
    Là sở hữu toàn dân.

    Tức là của nhà nước.
    Muốn cho ai thì cho,
    Muốn cướp ai thì cướp.
    Đúng luật nên không lo.

    Một khi thấy có lợi,
    Nhà nước, tức chính quyền,
    Thậm chí ở cấp thấp,
    Đem đất bán lấy tiền.

    Đại gia và nhà nước
    Bắt tay dưới gầm bàn,
    Nghĩ ra trăm nghìn kế
    Để cướp đất dân oan.

    Để bọn đại gia ấy
    Thành tỉ phú đô-la,
    Khiến người dân đã khổ
    Còn mất đất, mất nhà.

    Xưa, cái thời bao cấp,
    Cả nước luôn đói ăn
    Vì luật nói rằng đất
    Là sở hữu toàn dân.

    Nay thì cái luật ấy
    Biến dân thành dân oan.
    Xã hội thành nhiễu loạn,
    Lòng người thành bất an.

    3
    Vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức
    Là giọt nước tràn ly.
    Dân bị cướp ruộng đất,
    Tức là chẳng còn gì,

    Nên rất dễ manh động.
    Mong các cấp chính quyền
    Đem cái tâm, cái đức
    Đặt cao hơn đồng tiền.

    Cũng mong cả Quốc Hội
    Họp đêm nay, nếu cần,
    Xem lại luật nói đất
    Là sở hữu toàn dân. TBT

  4. Sau khi bị Bá Kiến
    Tống vào tù bảy năm,
    Trở về làng Vũ Đại,
    Trong lòng đầy hờn căm,

    Chí Phèo thường uống rượu,
    Mỗi lần hắn uống say
    Lại đến nhà Bá Kiên,
    Kẻ hại mình trước đây.

    Ném cho vài đồng lẻ,
    Bá Kiến khuyên Chí Phèo
    Hãy cố sống lương thiện
    Và cam chịu cảnh nghèo.

    Chí Phèo đáp: “Muốn lắm.
    Nhưng ‘chúng nó’ không cho.
    ‘Chúng nó’ chặn đường sống,
    Dù bữa đói bữa no”.

    ‘Chúng nó’ là Bá Kiến
    Và chức sắc trong làng.
    Chúng đã đẩy anh Chí
    Vào khốn cùng, lang thang.

    “Ai cho tao lương thiện.
    Sống có lý, có tình?”
    Chí Phèo đâm Bá Kiến
    Rồi đâm chết chính mình.

    *
    Các cụ xưa đã dạy:
    Đáng sợ hơn anh hùng
    Là những kẻ khốn khổ
    Bị dồn vào đường cùng.

    2
    Gần đây, bị cướp đất,
    Đặng Văn Hiến hận đời,
    Đã dùng súng hoa cải
    Bắn chết những ba người.

    Sau đấy còn bắn tiếp.
    Mười hai người bị thương.
    Vì bị triệt đường sống,
    Bị dồn vào chân tường.

    Đó là chuyện mới nhất
    Xẩy ra ở Đắc Nông.
    Trước đấy, như ta biết,
    Là anh Vươn, Hải Phòng.

    Rồi anh Đặng Ngọc Viết
    Ở thành phố Thái Bình.
    Nhằm bắn năm cán bộ
    Gây oan sai cho mình.

    Tất cả đều do đất,
    Do bị dồn cùng đường.
    Người dân phải cầm súng,
    Và hậu quả đáng thương.

    Họ, dân bị cướp đất
    Ăn bữa đói bữa no,
    Rất muốn sống lương thiện,
    Nhưng chính quyền không cho.

    Các dân oan Dương Nội
    Không rỗi hơi đấu tranh,
    Nếu không bị cướp đất
    Và được sống yên lành.

    Không ai thích tù tội,
    Cả chị Cấn Thị Thêu,
    Nếu chính quyền tử tế
    Và cư xử biết điều.

    Càng không ai dùng súng
    Bắn vào người chính quyền.
    Dân bị chèn ép mãi,
    Sớm muộn cũng vùng lên. TBT

  5. Ở các nước pháp quyền luật sư luôn khuyên thân chủ không khai báo bất cứ điều gì cho cơ quan điều tra, dù là các vụ việc hình sự đơn giản. Còn ở đây công nhận cơ quan công an VN điều tra „giỏi“, đã cách li nghi phạm, bị can, bị cáo và dùng đủ mọi cách (chuyện bức cung, nhục hình có hay không dần sẽ lộ ra như vụ anh Chấn) để họ phải khai báo, thú nhận. Tuy vậy nếu xem lại việc cách li không cho tiếp xúc từ đầu như trên là đã hoàn toàn không tuân thủ thông lệ tố tụng tiến bộ thế giới và với tôi đề nghị luật sư bảo lưu đánh giá TRƯỚC HẾT NHỮNG KHAI BÁO ĐÓ KHÔNG CÓ GIÁ TRị DO THÂN CHỦ KHÔNG CÓ QUYỀN GẶP LUẬT SƯ cho tới khi luật sư tiếp xúc thân chủ và hỏi thân chủ LÍ DO VÌ SAO LẠI TỰ KHAI BÁO HẠI MÌNH? CÓ BỊ XÚI DỤC, NHỤC HÌNH HAY BỨC CUNG KHÔNG … Chỉ khi nào các bị cáo khẳng định là mình hoàn toàn tự nguyện làm điều đó thì luật sư hẵng bước đầu chấp nhận tự khai báo, còn không phải bảo lưu việc bác bỏ mọi lời khai do cơ quan tố tụng làm trái luật để lấy lời khai bất lợi cho thân chủ. Chỉ cần nhớ việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn tên là Tống Văn Sơ ở Hồng Kông cũng không bao giờ dại dột nhận mình là Nguyễn Ái Quốc – là lãnh tụ hay người đứng đầu phòng trào cộng sản Việt nam – để hứng chịu việc bị giao nộp cho mật thám Pháp sẽ hiểu quyền nghi phạm, bị can, bị cáo như thế nào trong 1 nhà nước pháp quyền (khi ấy ở Hồng Koong tính pháp quyền con non nớt hơn bây giờ!)

  6. Mấy bị can, bị cáo đàn ông khai báo lung tung bất lợi cho mình, người của mình khi có đủ quyền “im lặng” nên xách dép cho người phụ nữ này!

Leave a Reply to SỞ HỮU TOÀN DÂN Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây