Sợ

Nguyễn Thọ

7-9-2020

Những ngày này, bạn bè, đồng nghiệp tôi tưng bừng kỷ niệm 50 năm thành lập đài truyền hình Việt Nam (VTV). Tuy bận rộn, tôi vẫn liếc vào FB để chia sẻ mọi niềm vui, ôn lại các kỷ niệm với bạn bè.

Truyền hình Việt Nam [1] lên sóng lần đầu tiên hôm 7.9.1970. Một năm sau, tôi học nghề kỹ thuật truyền hình ở Đông Đức về, đến làm việc tại Phòng kỹ thuật, Ban Vô tuyến truyền hình, đài Tiếng nói VN ở 58 Quán Sứ. Lúc đó khoảng 50 người chúng tôi làm chương trình truyền hình đen trắng, tuần phát một buổi. Thô sơ, ngô nghê hết chỗ nói. Ngô nghê, thô sơ, thủ công nghiệp, nhưng vui. Đài truyền hình đã biến tôi thành một anh thợ mẫn cán và yêu nghề. Tôi cũng đã có những người bạn thân thiết, tri kỷ ở đó.

Năm 1991 tôi phải rời VTV ra nước ngoài lập nghiêp. Đến hôm nay, tôi vẫn làm nghề kỹ thuật truyền hình. Việc tôi phải từ bỏ cả một sự nghiệp, bỏ quê hương ra đi, xuất phát từ những lý do sâu xa, từ những trải nghiệm đau xót. Tôi không bao giờ nhắc đến những điều xấu mà người ta đã gây cho tôi.

Mỗi lần về nước, chúng tôi vẫn mừng rỡ gặp lại nhau, bồi hồi nhắc lại nhiều kỷ niệm cũ. Trước 2009, VTV còn mời tôi về tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ mới.

Với tôi, VTV là một cái gì đó rất gắn bó, nhưng cũng rất cay nghiệt, đau xót. Từ lâu, tôi đã không xem thời sự VTV nữa. Tôi dị ứng, và đôi khi phẫn nộ với kiểu cách bóp méo sự thật, đảo ngược trắng đen của nó.

Cách đây vài tháng, tôi có gửi email trao đổi với một cháu biên tập viên về cách cháu phê phán các bạn trẻ cùng lứa tuổi trong cuộc đấu tranh chống chặt cây xanh ở Hà Nội. Lúc đầu cháu vui vẻ tiếp xúc với tôi, nhưng khi đọc các ý kiến của tôi, cháu lặng thinh không trả lời nữa. Tôi buồn vô cùng vì biết cháu một nhà báo trẻ được ca ngợi nhiều trong giới truyền thông Việt Nam. Một tinh hoa như vậy nhưng không hề có bản lĩnh, có lòng tự trọng.

Có người nói: Đây là vấn đề của hệ thống, đừng trách các cháu.

Hệ thống nào cũng là tập hợp của những con người. Đã là người thì ai cũng có trái tim, khối óc.

Nghĩ lại, thế hệ chúng tôi cũng toàn đưa tin tô hồng, bôi đen theo chỉ đạo. Niềm an ủi để giảm bớt nỗi nhục, sự đớn hèn là: Hồi đó chẳng có thông tin, chẳng có internet, chẳng biết đâu là phải trái. Hơn thế nữa, bỏ nồi cơm nhà nước là chết đói.

Giờ thì khác xa rồi. Thông tin vô hạn. Biết bao người đã dũng cảm lên tiếng, tự rời bỏ nồi cơm nhà nước mà đâu có chết đói. Có chăng chỉ là mất đi nước sơn.

Ngày mai 7.9 là ngày kỷ niệm 50 năm truyền thống VTV, cũng là ngày xử vụ án Đồng Tâm. Tôi đã cảm thấy sợ, khi nghĩ đến bản tin về phiên tòa của VTV.

Tôi sợ, không phải vì bản tin, mà vì những người đưa tin kiểu đó có thể là con, là cháu của các bạn tôi.

_____

[1] Truyền hình Việt Nam VTV thành lập ở miền Bắc VN năm 1970. Trong Nam trước 1975 cũng có đài Truyền hình, gọi là THVN, nhưng thành lập sớm hơn, vào năm 1966.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Rất hiếm người có tâm như anh, tôi cho rằng các cách hành xử thì giống nhau nhưng tội ác thì có chung một con đường. Các anh em con cháu ở đài truyền hình có rất nhiều bộ phận, ví dụ các cháu ở bên khoa học kỹ thuật, nông nghiệp thì có ích cho đời. Ngược lại anh em con cháu bên mảng thời sự, chính trị xã hội thường là công cụ cu li cho cái thể chế rất bẩn thỉu này, đồ tể thiên lôi tội không nặng, chính cái thằng đầu xỏ mới là tội đồ.
    Tôi trách một phần nhưng thương thân phận nô lệ truyền thông của họ trừ những người chính thống theo đạo Hồ, lên truyền hình phán xét, a dua, thóa mạ xã hội, lên án tù nhân lương tâm.
    Bản mặt 365 ngày rực cờ đỏ, 31 ngày hớn hở nở hoa khi nói về cái thứ “đảng ta” mà chúng dân khinh miệt gọi là “đảng cái lồ..n”

  2. Nhiều “nhân sĩ yêu nước”
    Trong quán nhậu, hàng ngày
    Chửi đảng và chính phủ.
    Chửi hay như hát hay.

    Họ đang “bức xúc” lắm
    Với thế thái, nhân tình.
    Nhưng cái “bức xúc” ấy
    Chỉ giữ lại cho mình.

    Là vì lên đài báo,
    Cũng chính những người này
    Khen đảng và chính phủ.
    Khen hay như hát hay.

    Người ta chỉ một mặt.
    Mà các ông lại hai.
    Một mặt ở quán nhậu.
    Một mặt trên báo đài.

    *
    Thực ra cái hai mặt
    Không riêng của người nào.
    Mà nó, hiện trạng ấy,
    Ở đa số đồng bào.

    Từ thằng dân ngu dốt
    Cho đến quan thông minh,
    Nhắm mắt cũng nhìn thấy
    Thực trạng đất nước mình.

    Dân vì lo cơm áo,
    Chỉ bấm bụng chửi thầm.
    Quan lo đường hoan lộ
    Nên giả điếc vờ câm.

    Chứ biết thì biết hết.
    Có khi còn hơn ta.
    Vì hèn và khôn lỏi
    Mà không dám nói ra.

    Vậy là toàn xã hội
    Đang chơi trò giả vờ.
    Đằng sau tấm mặt nạ
    Vô cảm và hững hờ

    Là những ý nghĩ thật
    Đang đề nặng hàng ngày.
    Còn miệng thì khen đảng.
    Khen hay như hát hay. TBT

  3. Chó nhà hỏi chó sói:
    “Anh có nhà ở không?”
    “Không có, chó sói đáp.
    Tôi sống trong rừng thông”.

    “Ôi, tội nghiệp anh quá.
    Thế còn về chuyện ăn?
    Chắc phải có ai đó
    Cho ăn, ngày ba lần?”

    “Cũng không, chó sói đáp.
    Tôi phải tự mình lo.
    Kiếm ăn vất vả lắm,
    Thường bữa đói bữa no”.

    “Có ai vào buổi sáng
    Dắt anh đi dạo không,
    Vào các công viên nhỏ,
    Thậm chí đi ra đồng?”

    “Không, không ai làm thế,
    Cả xưa và cả nay”.
    “Thế thì khổ anh quá.
    Sao để đến nước này?”

    “Cảm ơn, chó sói đáp.
    Nhưng tôi được tự do.
    Còn hơn anh, nô lệ,
    Dẫu anh được ăn no”.

    *
    Sướng khổ do cách nghĩ,
    Và là chuyện cá nhân.
    Chưa hẳn giàu đã sướng.
    Chưa hẳn khổ vì bần. TBT

Leave a Reply to Bình nhanh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây