Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm

4-9-2020

LTS: Ngày 7/9, Toà án Hà Nội sẽ đưa 29 người dân Đồng Tâm ra xét xử. Nhưng lẽ ra phải là xét xử lực lượng tấn công vào thôn Hoành rạng sáng 9/1/2020 và giết hại cụ Lê Đình Kình. Với tinh thần đó, chúng tôi xin đăng lại Bản Tuyên bố dưới đây:

Tuyên bố của lương tâm con người và trách nhiệm công dân Việt Nam

Dù Bộ Công an Việt Nam bưng bít thông tin và truyền thông nhà nước Việt Nam thông tin một chiều nhằm vu khống người dân Đồng Tâm là khủng bố, nhưng qua những dấu tích còn để lại nơi cuộc thảm sát Đồng Tâm diễn ra, qua những sự thật mà những người trong cuộc thảm sát sống sót phải chứng kiến, đến nay đông đảo người dân Việt Nam và lương tri con người trên thế giới đều thấy rõ cuộc thảm sát diễn ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội rạng sáng 9.1.2020 là tội ác man rợ giết người dân vô tội, tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người.

Không cần nhắc lại diễn biến sự kiện ba ngàn cảnh sát vũ trang hiện đại với sự yểm trợ của xe bọc thép và vũ khí điện tử, trong đêm bao vây một làng quê nhỏ bé, hiền hòa, tấn công vào nhà dân đang trong giấc ngủ. Nhưng cần khẳng định ba điều:

Một. Tất cả người dân Đồng Tâm đều đang sống hợp pháp, lương thiện, không có một người dân nào bị truy tố hình sự, không có một bằng chứng, một văn bản pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền buộc tội người dân Đồng Tâm là khủng bố.

Hai. Phá cửa, xông vào nhà, bắn chết dân, đánh dân đến thương tích nặng nề, bắt hai mươi bảy người dân đã bị đánh thừa sống thiếu chết đưa đi mất tích, vơ vét giấy tờ, của cải và tiền bạc trong nhà dân mang đi. Không cần lệnh khám nhà, bắt người, thu giữ tài sản, không cần có bản án tử hình của tòa án, không cần có pháp trường thi hành án, lực lượng mang sắc phục cảnh sát vũ trang nhà nước Việt Nam đã chủ tâm và quyết liệt chà đạp lên luật pháp. Vu cáo người dân Đồng Tâm là khủng bố nhưng chính họ đã sử dụng bạo lực nhà nước phi pháp, thực sự khủng bố, đàn áp man rợ người dân lương thiện Đồng Tâm.

Ba. Đang đêm phá cửa xông vào tận giường ngủ giết một người đang là đảng viên cộng sản, cụ Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng, một lão thành cách mạng của đảng cầm quyền, một nhân cách đẹp, một khí phách lớn, kiên cường, bền bỉ, vững tin vào luật pháp nhà nước, vững tin vào lẽ phải, vào nhân dân trong cuộc đấu tranh với quyền lực tham nhũng, một già làng được hầu hết người dân Đồng Tâm kính trọng, tin yêu. Con người như vậy đã bị giết hại và phanh xác quá rùng rợn: Khảo tra, đánh đập bầm dâp khắp thân già. Kề súng tận tim, tận não xả đạn. Mang xác đi mổ bụng, phanh thây.

Khẳng định ba điều trên để thấy rõ rằng trận đánh lớn với ba ngàn cảnh sát vũ trang được trang bị vũ khí hiện đại đánh vào người dân lương thiện Đồng Tâm từ đêm 8.1.2020 được Bộ Công an Nhà nước Việt Nam tổ chức chỉ huy chặt chẽ là một hoạt động phạm pháp hiển nhiên, nghiêm trọng với pháp luật, là một tội ác rùng rợn với con người, là gây chiến tranh thù địch với nhân dân. Đó là vụ án hình sự lớn đặc biệt nghiêm trọng.

Có đầy đủ nhân chứng, vật chứng của những kẻ gây tội ác man rợ với người dân lương thiện Đồng Tâm. Hơn một tháng đã qua, những tên tội phạm vẫn chưa bị khởi tố. Nhưng 29 người dân lương thiện Đồng Tâm, những nạn nhân may mắn còn sống sót của tội ác man rợ rạng sáng 9.1.2020 lại bị công an nhà nước Việt Nam mau lẹ khởi tố với những bằng chứng mơ hồ, áp đặt và ngụy tạo.

Đặc biệt nguy hiểm với xã hội và thách thức với lương tri con người là: Những tên tội phạm được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đang tiếp tục ngang ngược và trắng trợn dồn dập khủng bố đe dọa tinh thần và tính mạng người dân lương thiện Đồng Tâm.

Giữa tháng Giêng 2020, những người mặc sắc phục công an Việt Nam nổ súng gây ra vụ thảm sát man rợ Đồng Tâm. Giữa tháng Hai, những người mang sắc phục công an Việt Nam lại kéo cả đoàn, hung hăng, bặm trợn liên tiếp nhiều lần trở lại nhà người dân đã bị họ giết, tiếp tục làm những việc phi pháp. Ngày 12.2 họ đến đòi lấy cánh cửa mang vết đạn họ bắn đi phi tang. Ngày 13.2 họ mang giấy triệu tập để bắt cụ bà Dư Thị Thành là vợ cụ ông Lê Đình Kình đã bị họ giết man rợ. Ngày 20.2, họ kéo lực lượng đông, áp đảo mấy người đàn bà, đọc lệnh khám nhà cụ Dư Thị Thành.

Người dân Đồng Tâm thấy rõ những tên tội phạm trở lại nơi chúng giết người dù với cớ gì cũng chỉ nhằm xóa bỏ, lấp liếm dấu vết tội ác. Không chấp nhận những cảnh sát giết dân lại nhân danh cảnh sát điều tra hạch sách dân, người dân Đồng Tâm đã mạnh mẽ, dứt khoát bác bỏ mọi đòi hỏi phi lí của những kẻ gây tội ác. Sự trở lại của những bộ mặt côn đồ trong sắc phục tội ác giết người đã làm cho người già cao huyết áp Dư Thị Thành ngất lên, ngất xuống, có nguy cơ tử vong rất cao. Sự trở lại Đồng Tâm của cái ác mặc sắc phục công an đang thực sự tiếp tục khủng bố đe dọa cuộc sống và tính mạng người dân Đồng Tâm.

Với lương tâm con người và trách nhiệm công dân Việt Nam, chúng tôi tuyên bố:

Một. Cực lực lên án việc huy động lực lượng lớn bạo lực nhà nước tổ chức cả chiến dịch lớn phi pháp và tàn bạo tấn công, tàn sát, khủng bố người dân lương thiện xã Đồng Tâm.

Hai. Cực lực lên án lực lượng cảnh sát vũ trang thuộc Bộ Công an Việt Nam hành xử côn đồ chà đạp lên pháp luật: Man rợ bắn giết dân. Côn đồ hành hung và bắt dân. Phá hủy và chiếm đoạt nhiều tài sản, tiền bạc hợp pháp của dân.

Ba. Mọi hành vi xâm hại, chà đạp thô bạo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia, gây tội ác rùng rợn với người dân vô tội, phải bị trừng trị đích đáng.

Chúng tôi yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao khởi tố và điều tra vụ án giết người, hành hung, bắt người, cướp đoạt tài sản của người dân. Những kẻ chủ mưu, tổ chức, chỉ huy chiến dịch tội ác phi pháp này phải bị xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Đặc biệt tên đồ tể nổ súng sát hại cụ Kình và những tên ác ôn bản chất lưu manh, côn đồ mang sắc phục cảnh sát vũ trang cùng lực lượng an ninh hung bạo đánh đập dân đến thương tích nặng nề, vô pháp bắt bớ dân, phải bị vạch mặt chỉ tên, trừng trị nghiêm khắc.

Chúng tôi cũng kêu Liên Hợp Quốc, Chính phủ các quốc gia tôn trọng, đề cao Nhân quyền và các tổ chức bảo vệ Nhân quyền phi Chính phủ lên tiếng, chủ động cử các phái đoàn chính thức đến Việt Nam điều tra tội ác chống con người của một nhà nước, trớ trêu thay, vừa được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an và hiện đang giữ chức Chủ tịch lâm thời trong năm 2020 này.

Tuyên bố từ Việt Nam ngày 23 tháng 2 năm 2020

TÊN TỔ CHỨC VÀ TÊN NGƯỜI KÍ TUYÊN BỐ

I. TỔ CHỨC

1. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
2. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: Ông Nguyễn Quang A
3. Phong Trào Dân Quyền – Anh Quốc. Điều phối viên: Phạm Văn Chính
4. Khối Tự Do Dân Chủ – 8406 Úc Châu. Đại diện: Kỹ sư Phạm Anh Tuấn
5. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Vũ Mạnh Hùng
6. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: LM Nguyễn Hữu Giải, 69 Phan Đình Phùng, Huế
7. Nối kết Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện: LM Nguyễn Văn Lý, 69 Phan Đình Phùng, Huế
8. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện ở Quốc nội: Hoàng Lê Hy Lai, Sài Gòn
9. Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện ở Quốc nội: Nguyễn Trung Kiên, Sài Gòn
10. Văn Đoàn Độc Lập. Người đại diện: Nhà văn Nguyên Ngoc.
11. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân – Chủ nhiệm CLB
12. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: NBK Phạm Trần Anh
13. Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: HT Thích Nguyên Trí
14. Liên minh Dân chủ Tự do cho Việt Nam. Đại diện: Huỳnh Hưng Quốc
15. Tuổi trẻ Yêu nước quốc nội. Đại diện: NS. Trần Vũ Anh Bình
16. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders – DTD). Đại diện: Giám đốc Vũ Quốc Ngữ

II. CÁ NHÂN

1. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
2. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
3. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM
5. Hoàng Dũng, PGS. TS, Sài Gòn
6. Nguyễn Quang A, Hà Nội
7. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
8. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn
9. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn
10. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
11. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội
12. Trần Minh Thảo, Viết văn, thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng
13. Nguyễn Đắc Diên, BS Y khoa, Sài Gòn
14. Nguyễn Đình Cống, GS ĐHXD, Hà Nội
15. Nguyễn thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí, Sài Gòn
16. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu
17. Lê Phú Khải, Nhà báo, Sài Gòn
18. Vũ Hồng Ánh, Nghệ sĩ cello, Sài Gòn
19. Bùi Oanh, Hưu trí, Sài Gòn
20. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn
21. Hà Sĩ Phu, Đà Lạt
22. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang
23. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn
24. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn
25. Uyên Vũ, Nhà báo, California, Hoa Kỳ
26. Đào Thu Huệ, Giảng viên đại học, Hà Nội
27. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội
28. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris, Pháp
29. Davis Trần, GS, Chicago, Mỹ
30. Nguyễn Trọng Nghĩa, Thợ điện, Rennes, Pháp
31. Vũ Vân Sơn, Phiên dịch, Berlin, Đức
32. Nguyễn Sơn, R&D Engineer, Arizona, Mỹ
33. Tiến Trọng Nghĩa, Họa sĩ, Sài Gòn
34. Lê Dũng Vova, Nhà báo, Hà Nội
35. Thái Khắc Phú, Sài Gòn
36. Nguyễn Hồng Nga, Nghề tự do, Sài Gòn
37. Trần Quốc Thanh, Houston, Texas
38. Nguyễn Thị Ly Dung, Giáo viên, Sài Gòn
39. Hồ Đắc Tâm, Linh mục, Sài Gòn
40. Lâm Ái, Nội trợ, Sài Gòn
41. Đỗ Văn Hào, Bác sĩ, Sài Gòn
42. Hồ Văn Huy, Luanda, Angola
43. Trần Ngọc Toàn, Nghề tự do, Sài Gòn
44. Bùi Nguyên Viễn, Giảng viên toán .Hưu trí. Hà Nội
45. Nguyễn Huy Tuyến, Kiến trúc sư, Hà Nội
46. Nguyễn Mạnh, Kinh doanh, Cộng hòa Sec
47. Nguyễn Văn Khánh, Nhà báo, Warszawa, Ba lan
48. Hoàng Xuân Sơn, Luật sư, Sài Gòn
49. Đỗ Thái Bình, Kỹ sư, Sài Gòn
50. Phạm Văn Hiền, Hưu trí, Hải Phòng
51. Bùi Thanh Hiếu, Nhà báo, Berlin, Đức
52. Nguyễn Đức Tường, Tiến sĩ Vật lý, Ottawa
53. Võ Thị Hảo, Nhà văn, Berlin
54. Bắc Phong, Hưu trí, Canada
55. Đoàn Phú Hòa, Phiên dịch, tư vấn, Cộng hòa Sec
56. Vũ Chí Dũng, Kỹ sư, Hà Nội
57. Nguyễn Tuấn Anh, Cựu sỹ quan Vị Xuyên E247, Việt Trì – Phú Thọ
58. Nguyễn Thanh Hằng, Giáo viên hưu trí, Sài Gòn
59. Phuong Nguyen, Ky su Vi tinh, Massachusetts, Hoa Ky
60. Đặng Doan, Kinh doanh, Gia Nghĩa, Đak Nông
61. Mạnh Kim. Nhà báo tự do
62. Phuong Nguyen-Smith, Dược sĩ – Pharmacist, New York, USA
63. Phùng Chí Kiên, Designer, Hai Bà Trưng, Hà Nội
64. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại Học Liege Bỉ, sống tại Sài Gòn
65. Trịnh Bá Phương, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
66. Cấn Thị Thêu, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
67. Trịnh Bá Tư, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
68. Trịnh Bá Khiêm, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
69. Lê Anh Dũng, Lao động tự do, Hải Phòng
70. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa kỳ
71. Minh Cận, Công dân Việt Nam, Đà Nẵng
72. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada
73. Bùi Xuân Hiền, Kế toán, Hà Nội
74. Đặng Xuân Diệu, Kỹ sư, Paris, Pháp
75. Mai Su, 69 tuổi, Hành nghề dọn vệ sinh, Texas, USA
76. Vũ Tony, Thợ tiện, Houston, Texas, USA
77. Huỳnh Thị Kim Liên, Nội trợ, Phú Nhuận, Saigon
78. Bộ Nguyễn, Kỹ sư đường bộ, Canada
79. Nguyễn Công Trình, Lao động tự do, Hà Tĩnh
80. Harry Ngo, Kinh doanh, Atlanta, Georgia, USA
81. Nguyễn Cường, Tư vấn bất động sản, Praha, CH Séc
82. Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR, Nhà thờ Sáu Bọng, Ấp Lân Quới 2, xã Thạnh Quới, Huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
83. Nguyễn Nghĩa, Nghệ An
84. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội
85. Mai Văn Tuất (Văn Ngọc Trà), California, Hoa Kỳ
86. Trần Kim Thập, Giáo chức, TP Perth, Australia
87. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội
88. Adam Tran, Thợ mộc, Anh Quốc
89. Vũ Linh Huy, Bác sĩ Y khoa, Sarasota, Florida, Hoa Kỳ
90. Vũ Phương Chiến, Lao động, Germany
91. Nguyễn Thị Thanh Hậu, Kinh doanh. Quê Hải Phòng, sống tại New Calédonie
92. Tu sĩ Phật giáo Thích Ngộ Chánh, thế danh Nguyễn Đức Lão, Bảo Lộc, Lâm Đồng
93. Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ
94. Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, tạm trú tại Hoa Kỳ
95. Nguyễn Quốc Việt, 60 tuổi, Kinh doanh tự do, Hà Nội
96. Hà Văn Thuỳ, Nhà văn, Sài Gòn
97. Nguyễn Thị Loan, Kinh doanh, Sài Gòn
98. Lê Đức Minh, Ls/Bs, Vpls Independence Lawyers, Sydney, Australia
99. Bảo Giang, Văn Bút Úc Châu
100. Duong Hong Lanh, Saigon
101. Nguyễn Đình Thanh, Làm vườn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
102. Lưu Thắng, Công nhân, Hoa Kỳ
103. Hà Quang Vinh, Hưu trí, Sài Gòn
104. Trần Cao Phong, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội
105. Nguyễn Mê Linh, TS, Sài Gòn
106. Phạm Mạnh Tiến. Kĩ sư. Nghệ An.
107. Trịnh Kim Thuấn, Nông dân, Chợ Mới, An Giang
108. Nguyễn Thuý Hạnh, 57 tuổi, Hưu trí, Hà Nội
109. Đỗ Đăng Giu, Nguyên Giám đốc Nghiên Cứu Đai học Paris
110. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn
111. Trần Ngọc Anh, Tiến sỹ CNTT, Tân Bình, Sài Gòn
112. Lưu Mạnh Hiệp, Kỹ sư, Sài Gòn
113. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
114. Nguyễn Thị Hương, Nghiên cứu Xã hội học. Sài Gòn
115. Phan Ngọc Bửu Châu, Nấu ăn, Bạc Liêu
116. Hoàng Đức Doanh, 75 tuổi, Nghỉ hưu, Phủ Lý, Hà Nam
117. Dương Đình Long, Kỹ sư, Sài Gòn
118. Trần Đức Thạch, Nhà thơ, cựu Tù nhân lương tâm, Nghệ An
119. Phạm Thị Ngọc Hoa, Nội trợ, Sài Gòn
120. Nguyễn Thanh Quang, Kinh doanh, Hà Nội
121. Nguyễn Thị Ái Vân, Nghệ sĩ, Hoa Kỳ
122. Nguyễn Thi Thanh Vân, Lâm Đồng
123. Nguyễn Hằng Nga, Hưu trí, Nha Trang
124. Nguyễn Doãn Đôn, Cử nhân Kinh tế và Tâm lý, Berlin, Đức
125. Phan Văn Thành vào đảng 1982 bỏ đảng 1990
126. Nguyễn Thanh Nguyện, Hưu trí, Vũng Tàu
127. Trần Thị Thảo, Giáo viên hưu trí, Vũng Tàu
128. Nguyễn Văn Pháp, Công nhân, Thanh Hoá
129. Ngô Duy Quyền, Kỹ sư cơ khí, Hiệp Hoà, Bắc Giang
130. Phạm Thành, Nhà báo, nhà văn, Hà Nội
131. Lê Thành Tài, Kỹ sư xây dựng, Bà Rịa Vũng Tàu
132. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà Nội
133. Trần Quốc Triệu, Sinh viên, Thái Bình
134. Hoa Vo Rørvik, Điều dưỡng, Valderøya, Nauy
135. Nguyễn Hữu Nhiên, Bình Tân, Sài Gòn
136. Giaquoc Nguyen, Giáo viên hưu trí, Brooklyn Park, Minnesota, USA
137. Trần Thị Thanh Nhàn, Dạy học, Hà Nội
138. Phạm Trọng Nghĩa, Công chức, Tuyên Quang
139. Nguyễn Đình Ấm, Nhà báo, Hà Nội
140. Lê Phương, Hưu trí, Cầu Giấy, Hà Nội
141. Phạm Mạnh Bính, Nghỉ hưu, Bình Dương
142. Lê Hồng Cẩn, Kỹ sư, Frankfurt, Đức
143. Tôn Gia Khai, Warszawa, Ba Lan
144. Nguyễn Thanh Hằng, Giáo viên, Sài Gòn
145. Nguyễn Minh Phát, Ontario, Canada
146. Chu Anh Mai, Nghề tự do, Hà Nội
147. Bùi Tuấn Dương, Đắk Giong, Đắk Nông
148. Nguyễn Thị Văn, ThS Nghiên cứu Xã hội học, Hưu trí, Hà Nội
149. Triệu Quyết Thắng, Hưu trí. Đức
150. Đỗ Cẩm Sơn, Hưu trí, USA
151. John Tornado, College Student, Miami, Florida, USA
152. Huỳnh Ngọc Chênh, Sinh năm 1952, Trú quán tại Hà Nội
153. Huỳnh Văn Thắng, Sài Gòn
154. Nguyễn Trọng Cương, Kỹ sư công nghệ thông tin, Frankfurt, Đức
155. Đinh Hồng Sơn, 70 tuổi, Cán bộ hưu trí, Hoàng Mai, Hà Nội
156. Binh Tran, PharmD., USA
157. Võ Hồng Long, Kỹ sư, Osaka, Nhật Bản
158. Vũ Minh Trí, Kỹ sư đã nghỉ hưu, Cầu Giấy, Hà Nội
159. Bùi Ngọc Anh, Nhà giáo đã nghỉ hưu, Sài Gòn
160. Vũ Thanh, Nhà báo nghỉ hưu, Sài Gòn
161. Nguyễn Thị Huần, Dân oan, Vĩnh Phúc
162. Phạm văn Phan, Master in Physical Chemistry, Ret. Houston, USA
163. Phạm Văn Kha, Hưu trí, Sài Gòn
164. Mai Thanh Sơn, PhD., Viện Khoa học Xã hội vùng Trung bộ
165. Trần Thị Mai Hương, Peckham, London, UK
166. Trần Văn Tuyển, Peckham, London, UK
167. Lê Văn Thảo, Hưu trí, Hà Nội
168. Vũ Trung Uý, Kinh doanh, CH Séc
169. Trần Đức Hiện, Hưu trí, Thống Nhất, Đồng Nai
170. Nguyễn Văn Nghi, TS Sinh học, Hà Nội
171. Ngô Sĩ Tư, Lái xe (đã nghỉ hưu), Hai Bà Trưng, Hà Nội
172. Lê Văn Oanh, Kỹ sư Xây dựng, Hà Nội
173. Tô Oanh, Giáo viên THPT đã nghỉ hưu, Bắc Giang
174. Trần Thái Hùng, Hoàng Mai, Hà Nội
175. Nguyễn Hữu Tuyến, Kỹ sư hưu trí, Q10, Sài Gòn
176. Trương Thị Minh Sâm, Nội trợ, Đồng Nai
177. Nguyễn Huy Tám, Cử nhân, Cán bộ hưu trí . Sài Gòn
178. Đinh Hữu Thuyên, Tài xế, Sài Gòn
179. Nguyễn Ái Chi, Hưu trí, Sài Gòn
180. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, sống tại Sài Gòn
181. Nguyet Dao, USA
182. Trần Trung Sơn, Nghỉ hưu, Nha Trang, Khánh Hoà
183. Đinh Văn Dũng, Công nhân, Ninh Bình
184. Trần Minh Chân, Cựu chiến binh, Cựu Đảng viên Đảng CS VN bỏ Đảng 32 năm, Saarland, CHLB Đức
185. Hồ Thị Hồng Nhung, TS. BS., Sài Gòn
186. Chu Hảo, Hà Nội
187. Phạm Quang Hoa, Bác sĩ, Đà Lạt
188. Đoàn Nhật Hồng, Nguyên giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Lâm Đồng
189. Dương Tự Lập, Cựu chiến binh, Nghệ An
190. Nguyễn Phương, Công nhân, Kanagawa, Nhật Bản
191. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
192. Trịnh Đình Hòa, Hưu trí, Hà Nội
193. Phạm Minh Tuấn, Long Biên, Hà Nội
194. Đặng Hoàng Phong, Nghệ nhân mỹ nghệ, Bà Rịa Vũng Tàu
195. Nguyễn Hoàng, Kinh doanh, Sài Gòn
196. Trần Xuân Quang, Vinh, Nghệ An
197. Nguyễn Như Hoài, Đà Lạt, Lâm Đồng
198. Nguyễn Loan, Huế, Thừa Thiên-Huế
199. Huỳnh Quang Minh, CN Kinh tế, Quảng Nam
200. Đỗ Thành Nhân, Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi
201. Hồ Quang Huy, Kỹ sư Đường sắt, Nha Trang
202. Trần Công Khánh, Hưu trí, Hải Phòng
203. Phạm Ngọc Trường, Tours. Pháp
204. Nguyễn Văn Tiến, Hưu trí. Sài Gòn
205. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư Tin học, Thụy Sĩ
206. Tô Lê Sơn, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
207. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
208. Vi Đức Hồi, Cựu tù nhân lương tâm, Lạng sơn
209. Trần Trí Dũng, Kỹ sư, Hà Nội
210. Bùi Nghệ, Nghỉ hưu, Sài Gòn
211. Nguyễn Phúc Thanh. Dịch giả. Sài Gòn
212. Trần Văn Thanh, Công nhân, Pháp
213. Vũ Ngọc Yên, Nhà báo, Stuttgart, CHLB Đức
214. Hoàng Hưng, Nhà thơ – Dịch giả, Sài Gòn
215. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris, Pháp
216. Trần Ngọc Danh, Tiến sĩ Toán, Houston, Texas, USA
217. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4, Hà Nội
218. Tran Van Hoang, Toronto, Canada
219. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
220. Trần Đức Nguyên, Chuyên gia cao cấp nghỉ hưu, Hà Nội
221. Lê Khánh Hùng, TS. Công nghệ Thông tin, Hà Nội
222. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ – Nhà báo, Đà Lạt
223. Hồ Sỹ Hải, Nghỉ hưu, CCB, Hà Nội
224. Nguyễn Nghiêm, Cựu chiến binh Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Sài Gòn
225. Tô Xuân Thành, Kỹ sư, Cựu quân nhân, Nghệ An
226. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Pháp
227. Võ Quang Tu, Hưu trí, Sài Gòn
228. André Menras – Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp – Việt
229. Nguyễn Trung Đức, Sinh viên, Đức
230. Tran Tuan Tu, Dr., Faculty of Environment – University of Science. Sài Gòn
231. Nguyen Hoa An, Thương gia, Long Biên, Hà Nội
232. Phạm Tiền Phong, Hưu trí, Sài Gòn
233. Trần Viết Tuyên, Kiến trúc sư, Nghỉ hưu, Hamburg, CHLB Đức
234. Luan Tran, Worker, Australia
235. Nguyễn Tiến Lộc, Nhà văn, Canada
236. Nguyễn Thị Cảnh, Hưu trí, Canada
237. Quỳnh Đào, Hoi vien An Xa Quoc Te, Uc Chau
238. Dang Anh Dung, Công dân Việt Nam, Sài Gòn
239. Nguyễn Lê Uyên, Nhà văn, Thủ Đức, Sài Gòn
240. Nguyễn Văn Nghệ, Làm ruộng, Diên Khánh, Khánh Hòa
241. Phạm Công Nhiệm, Bác sỹ, Đống Đa, Hà Nội
242. Nguyễn Đại Lộc, Giáo viên, Sài Gòn
243. Vũ Văn Mạnh, Giáo viên, Thái Bình
244. Vũ Minh Đăng, Kinh doanh, Hà Đông, Hà Nội
245. Nguyễn Đức Thủy, CCB, Điện Biên
246. Trần Thiện Kế, Dược sĩ, Hà Nội
247. Nguyễn Sơn Hà, Kỹ sư Chế biến gỗ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
248. Nguyễn Văn Lịch, Kỹ sư Cơ khí, Hưu trí, Đống Đa, Hà Nội
249. Trần Phong Lan, Giáo viên, Bình Dương
250. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu Văn học và Ngôn ngữ, Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
251. Pham Nguyen Thanh Thuy, Ke toan, Ca Mau
252. Nguyễn Mạnh Cường, Kỹ sư Xây dựng, Sài Gòn
253. Nguyễn Trọng Hiển, Kinh doanh tự do, Sài Gòn
254. Võ Thị Thanh Hà, Cán bộ hưu trí, Hà Nội
255. Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Dịch vụ Game, Sài Gòn
256. Trần Vũ Anh Bình, Nhạc sĩ, Cựu TNLT, Sài Gòn
257. Phạm Ngọc Thành, Kỹ sư Công trình, Hà Nội
258. Trần Văn Thành, Kỹ sư CNTT, Ngoại ô Paris, Cộng hòa Pháp
259. Trần Thanh Tuấn, Giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội
260. Nguyễn Công Thanh, Lao động tự do, Sài Gòn
261. Pham Quang Hoa, D. Sc. in Sociology, Hà Nội
262. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Kuala Lumpur, Malaysia
263. Ngô Thị Hồng Lâm, Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu
264. Lê Văn Tâm, Nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Chiba, Nhật Bản
265. Nguyễn Công Thành, Kỹ sư Xây dựng, Hà Nội
266. Nguyễn Tam Thanh, Cử nhân, Hà Nội
267. Nguyễn Thành Hiệp, Lao động tự do, Bình Định
268. Nguyễn Trần Bảo Quốc, Kỹ sư Xây dựng, Sài Gòn
269. Bui duc Tinh, Nghỉ hưu, Hà Đông, Hà Nội
270. Nguyễn Đức Quỳ, Cựu giáo chức, Hà Nội
271. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu
272. Vinh Anh, CCB, Đống Đa, Hà Nội
273. Trần Văn Tấn, Kỹ sư, Berlin, CHLB Ɖức
274. Đào Văn Tùng, Cán bộ nghỉ hưu, Mỹ Tho, Tiền Giang
275. Bùi Mạnh Tiến, Lái xe, Chí Linh, Hải Dương
276. Nguyễn Thanh Viên, Nhân viên văn phòng, Sài Gòn
277. Hà Dương Tuấn, Chuyên gia CNTT. Hưu trí. Paris
278. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn
279. Thu Hoa, Nhân viên văn phòng, Hà Nội
280. Vũ Hồng Sử, Làm tự do, Sài Gòn
281. Phạm Antoine Ngọc Nhàn, Giám đốc công ty/ Chủ tịch Hiệp hội Vinhcap, Paris, Pháp
282. Trần Quốc Trung, Cán bộ về hưu, Sài Gòn
283. Phạm Hoàng Phiệt, Giáo sư Y học đã nghỉ hưu, Sài Gòn
284. Nguyễn Thị Hoan, Bruxelles, Belgium
285. Ngo Kim Dung, Bac si ve huu, Phap
286. Thomas Phạm, Retired, Garden Grove, California, USA
287. Huỳnh Phước Trường, Làm Xây dựng, Sài Gòn
288. Nguyễn Quang Nhàn, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt
289. Larry Dang, Hưu trí, Vancouver, Canada
290. Nguyễn Văn Dũng, Thüringen, Cộng hoà Liên bang Đức
291. Dương Thạch, CHLB Đức
292. Lê Văn Được, Kỹ sư Kết cấu xây dựng, Nghệ An
293. Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ, Viết báo, Dịch thuật, Berlin, CHLB Đức
294. Linh mục Anthony Đặng Hữu Nam, Nhà thờ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, Yên Thành, Nghệ An
295. Lương Hồng Anh, Hưu trí, Budapest, Hungaria
296. Lâm Đăng Châu, Nghỉ hưu, Hannover, CHLB Đức
297. Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp
298. Phan Antoinette, Buôn bán, Pháp
299. Trần Thị Đức, Sinh viên, người Hải Phòng, ở Anh quốc
300. Ông Tư Bình, Hưu trí, Oregon, Hoa Kỳ
301. Phạm Anh Cường, Kỹ sư, Hà Nội
302. Nguyễn Ngọc Thach, Hưu trí, Sài Gòn
303. Le Dinh Hong, Ke toan, Vancouver, Canada
304. Phan Thành Vinh, Lái xe, Sài Gòn
305. Đặng Văn Sinh, Chí Linh, Hải Dương
306. Đỗ Trọng Linh, Hoa Kỳ
307. Vũ Đức Phong, Kỹ sư Xây dựng, Lille, Pháp
308. Nguyễn Ngọc Xuân, Nông dân. Bà Rịa – Vũng Tàu
309. Bùi Hương Lan, Về hưu, Xuân Đỉnh. Hà Nội
310. Nguyễn Tuệ-Hải, Hưu trí, Canberra, Australia
311. Nguyễn Hữu Đổng, Giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội
312. Ngô Vũ Xuân, Anaheim City, USA
313. Lâm Thu Xuân, Anaheim City, USA
314. Ngô Thị Thứ, Hưu trí, Sài Gòn
315. Huynh thu Thanh, Nguyen KS Đai truyen hinh TPHCM, Giang vien Anh van tu do. Sài Gòn
316. Trần Hưng Thịnh, Hưu trí, Hoàng Mai, Hà Nội
317. Van Thuan Tran, Cong hoa Lien bang Duc
318. Trần Công Thắng, Bác sỹ, Na Uy
319. Trương Thế Kỷ, München, Germany
320. Trần Văn Toàn, Công nhân. Sài Gòn
321. Quảng Tánh Trần Cầm, Nhà thơ, Hoa Kỳ
322. Nguyễn Phong, R&D Engineer, Florida, Hoa Kỳ
323. Nguyễn Thanh Phương, Software Engineer, Florida. Mỹ
324. Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc công ty, Hà Nội
325. Đỗ Tuyết Khanh, Thông dịch viên, Geneva, Thụy Sĩ
326. Hoàng Anh Tuấn, Ingolstadt, Germany
327. Trần Ngọc Thành, Wien, Cộng hòa Áo
328. Hùng Phạm, Hưu trí, Canada
329. Lê Vũ Hùng, Surrey, British Columbia, Canada
330. John Nguyễn, Kỹ sư, Houston, Texas, USA
331. Lê Đoàn Trung, Nguyên GD Nghiên cứu CNRS, Pháp
332. Đỗ Quyên, Nhà văn, Canada
333. Lê Trung Tuấn, Kỹ sư Cơ khí – Hồi hưu, Filderstadt, Đức
334. Ngô Thái Văn, Maryland, Hoa Kỳ
335. Thái Văn Dậu, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
336. Võ Văn Tấn, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
337. Nguyễn Văn Danh, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
338. Nguyễn Văn Giới, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
339. Thái Văn Thiện, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
340. Võ Thị Thu, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
341. Thái Văn Bì, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
342. Nguyễn Ngọc Trí, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
343. Thái Thị Hò, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
344. nguyễn Thị Bẩn, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
345. Nguyễn Thị Bân, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
346. Nguyễn Thị Muông, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
347. Nguyễn Thị Rẽ, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
348. Phan Thị Lập, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
349. Nguyễn Ngọc Thạch, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
350. Lê Văn Việt, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
351. Ngô Thị Tẻo, Dân oan Khu liên hợp Bình Dương
352. Ngô Văn Trung, Cử nhân Toán Cơ. Hải Phòng
353. Anph. Nguyễn An Phong, Linh mục Công giáo, Sai Gon
354. Lê Đức Thọ, Quận 9. Sài Gòn
355. Võ Sac, Hưu trí, Hoa Kỳ
356. Vo Ngoc Phuoc, Nghia Phu, Quang Ngai
357. Nguyễn Ngọc Thành, Biên Hoà, Đồng Nai
358. Lý Thành Đạt. Hưu trí, Sài Gòn
359. Nguyễn Lê Thu Mỹ. Hưu trí, Sài Gòn
360. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Paris
361. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Paris
362. Đỗ Như Ly, Kỹ sư – Hưu trí, Sài Gòn
363. Hà Thúc Huy, Tiến sỹ Hóa học, Sài Gòn
364. Lê Minh Hoàng. Mönchengladbach, Germani
365. Tương Lai, Cán bộ khoa học về hưu. Sài Gòn
366. Bùi Hồng Mạnh, Cử nhân HH. Mu-ních, CHLB Đức
367. Chu Sơn, Nhà văn tự do. Sài Gòn
368. Nguyễn Thị Kim Thoa, Bác sĩ. Sài Gòn
369. Trần Vũ Việt Trung, Kỹ sư Cơ khí. Sài Gòn
370. Nguyễn Văn Cát, Sĩ quan QĐNDVN, Hưu trí. Sài Gòn
371. Lê Văn Hiệu, Hưu trí, Sài Gòn
372. Nguyen Yen Phong, Cựu sinh viên K8 ĐH Luật Hà Nội
373. Phan Thế Công Phát, Phan Thiết, Bình Thuận
374. Lưu Vân Khương, Kỹ sư, Italia
375. Nguyễn Văn Kết, Hưu trí. Sài Gòn
376. Nguyễn Sỷ Kiệt, Hưu trí. Sài Gòn
377. Nguyễn Tâm, Kỹ sư điện cơ. Sài Gòn
378. Phạm Ngọc Cường, Công dân VN, Neuburg, Đức
379. Nguyễn Văn Thế, Kỹ sư Xây dựng, Quảng Bình
380. Nguyễn Tân, Kinh doanh, Moscow, Liên bang Nga
381. Nguyễn Xuân Hiệp, Phụ tá Dân biểu Liên bang Ro Khanna, California, Hoa Kỳ
382. Ngụy Hữu Tâm, Dịch giả, Hà Nội
383. Vinh Bui, Utah, US
384. Nguyễn Hoài, Cựu giáo viên, Việt Nam
385. Nguyễn Quang Vinh. Sĩ quan QĐ. Nghỉ hưu. Hà Nội
386. Nguyễn Trần Hải Quan. Sinh viên. Sài Gòn
387. Nguyễn Minh Tâm. Giáo viên. Đà Nẵng
388. Vương Kiêu. Nhà thơ – Dịch giả.
389. Nguyễn Duyên Khuy. Công dân. Hà Nội
390. Đào Thị Ngọc Trâm. Hưu trí. Sài Gòn
391. Võ Ngọc Ánh. Washington. Hoa Kỳ
392. Xà Quế Châu. Công dân. Sài Gòn
393. Van Manh Do. Australia
394. Kieu Vuong. Sài Gòn
395. Vũ Đinh Bon. TS. Chuyên ngành Công chánh. Hoa Kỳ
396. Nguyễn Tuấn Phong. Kỹ sư. Biên Hòa
397. Đặng Đình Cung. Kỹ sư. Chatenay-Malabry. Pháp.
398. Nguyễn Mạnh Sơn, Cựu TNLT, Hải Phòng
399. Phan Tuấn, Canberra, Australia
400. Pham Van Nam, CCB, Ha Noi
401. Tran Kim Thanh, Huu tri, Ha Noi
402. Nguyễn Khuê, Hưu trí, Sài Gòn
403. Trần Công Huân, Bác sĩ, Nha Trang
404. Trần Văn Toàn, Sinh 1964, Công dân Việt Nam
405. Nguyễn Thị Hiền, Giáo viên, Hà Nội
406. Vũ Quốc Ngữ, Nhà báo độc lập, Hà Nội
407. Trương Minh Tuấn, Kinh doanh, Biên Hoà, Đồng Nai
408. Lê Thanh Tùng, Kinh doanh tự do, Bình Dương
409. Thu Trần, Kỹ sư, Oregon, Hoa Kỳ
410. Phạm Đức Nguyên, PGS. TS., Hà Nội
411. Phan Ngọc Trần, Nghiên cứu sinh, Tân Trúc, Đài Loan
412. Chu Văn Keng, CCB Tàu không số, Berlin, CHLB Đức
413. Nguyễn Hoàng Ngọc Trí. Sinh viên. Đà Nẵng
414. Lê Nam Sơn, Hưu trí, Hannover. CHLB Đức
415. Vũ Thu Nga, Hưu trí, Hannover. CHLB Đức
416. Quản Mỹ Lan, Đấu tranh cho nhân quyền. Pháp
417. Dương Hồng Ân. TS. Stuttgart. CHLB Đức
418. Hoàng Linh. Hà Nội
419. Nguyên Văn Phượng. Lai Châu
420. Nguyễn Kim Khai, Hưu trí, Melbourne Vic. Australia
421. Hoàng Thị Ngọc Tú. Giáo viên. Đà Nẵng
422. Nguyễn Ngọc. Thợ xây dựng. Đà Nẵng
423. Trần Ngọc Báu. Hưu trí, Fribourg. Thuỵ Sĩ
424. Nguyễn Trọng Kha, Giáo sư, Kiến trúc sư, Hưu trí, Pháp
425. Lê Thị Minh Hà, Hiện sống tại Berlin
426. Nguyễn-Mậu Trinh, Maryland, USA
427. Nguyễn Hồi Thủ, Nhà thơ, San Diego, USA
428. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư, Köln, CHLB Đức
429. Nguyễn Tường Tâm, Luật gia, San Jose, Hoa Kỳ
430. Hứa Cẩm Huê. Stuttgart, CHLB Đức
431. Chu Tất Tiến. Thạc sĩ. Nhà văn. California. USA
432. Trần Tấn Cung, Dipl. Ing Datentechnik, Bobingen, CHLB Đức
433. Lê Hoàng Hài, Kỹ thuật viên Điện, Úc
434. Lê Đức Minh, Kỹ sư Điện kỹ nghệ, Berlin, CHLB Đức
435. Việt Anh, Sinh viên. Sài Gòn
436. Sơn Dương, Công chức, Sydney. Úc
437. Đinh Kim Tân. Đại diện Radio VNHN Châu Âu. Đức
438. Thu Tran, Retired, US citizen, USA
439. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
440. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT, TP HCM

____

Địa chỉ: tocaotoiacdongtam@gmail.com tiếp tục đón nhận chữ ký. Người tham gia ký TUYÊN BỐ LÊN ÁN TỘI ÁC ĐỒNG TÂM xin cho biết Họ tên, Nghề nghiệp, Tỉnh hoặc thành phố cư trú. Ở nước ngoài ghi thêm tên quốc gia. Chân thành cảm ơn.

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. Học Giả: Thái Bá Tân

    Mục đích của cách mạng
    Vô sản và công nông
    Là thông qua bạo lực
    Biến của tư thành công.

    Khi cách mạng thắng lợi,
    Nhanh chóng hoặc từ từ,
    Các quan chức cộng sản
    Biến của công thành tư.

    Cộng sản gây đau khổ
    Cho hàng triệu, triệu người
    Rốt cục để mang lợi
    Cho một số ít người.

    Một sự thật chua xót –
    Các vấn đề của ta,
    Cách này hay cách nọ,
    Từ cộng sản mà ra.

    Nguồn Mạng.

  2. CƯỚP
    Học Giả Nguyễn Duy

    con ơi mẹ dặn câu này
    cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)

    Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
    cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
    có con dấu đóng đỏ tươi
    có còng có súng dùi cui nhà tù

    cướp xưa lén lút tù mù
    cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa
    con trời bay lả bay la
    cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng

    dân oan tuôn lệ ròng ròng
    mất nhà mất đất nát lòng miền quê
    tiếng than vang động bốn bề
    cướp từ thôn xóm tiến về thành đô

    ai qua thành phố Bác Hồ
    mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
    bây giờ mẹ phải dặn thêm
    quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.

    Nguồn Mạng.

  3. HỌC GIẢ NGUYỄN DUY.

    Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)

    Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
    nhân dân đây
    cái gốc quốc gia này.

    Bán mặt cho đất
    bán lưng cho trời
    nhân dân mẹ cha
    nhân dân ông bà
    nhân dân tổ tiên
    nhân dân nguồn cội
    hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.

    Mảnh đất truyền đời
    chát mồ hôi
    đắng máu
    lớp lớp anh hùng áo vải
    lớp lớp xác người giữ đất
    vẫn nhân dân.

    Sao nên nỗi người cày không có ruộng
    luật hoang vu hoang hóa nhân tình?

    Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
    ăn quả trên cành tè axit gốc cây?

    Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
    ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?

    Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
    nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?

    Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
    tự biến thành thù địch trước nhân dân?

    Lai tỉnh
    hỡi lương tri
    lai tỉnh!

    (*) Lật thuyền mới biết dân là nước
    (Quan hải, Nguyễn Trãi)

    Nguồn Mạng.

  4. Tru di ta viết một bài hành
    Chuyện truyền đời trang sử máu tanh
    Ngày xưa có quân sư Nguyễn Trãi
    Giúp nhà Lê mã đáo công thành

    Dè đâu lúc lên ngôi cửu ngũ
    Diệt trừ ngay cả trẻ sơ sanh
    Mượn Lệ Chi Viên làm án ảo
    Giết đời cha, con, cháu cho đành

    Hỏa mù Thị Lộ thành con rắn
    Công thần thua một lũ hư danh
    Ải Nam Quan giờ còn chảy máu
    Bình Ngô mà khóc Nguyễn Phi Khanh

    Tru di ta viết một bài hành
    Chuyện xưa giờ tái hiện sử xanh
    Đồng Tâm có cụ Kình giữ đất
    Chẳng ai ngờ bụng rạch, thây phanh

    Hai con án chết đầy oan khốc
    Một cháu chung thân xử rành rành
    Tam tộc một đời đi theo Đảng
    Tưởng thời phong kiến mới lưu manh

    Không ngờ thế kỷ 21
    Còn cảnh vua quan “chém treo ngành”
    Còn cảnh nhổ cỏ nhổ tận gốc
    Ba đời máu chảy vẫn còn tanh

    Tru di ta viết một bài hành
    Quả báo ngày nay đến rất nhanh…

    Thi Sĩ Bùi Chí Vinh

  5. Lại nghĩ về Đồng Tâm, Mỹ Đức

    Đất nước bị xâm lược
    Thì tất cả người dân
    Phải quyết tâm giữ đất,
    Sẵn sàng chết, nếu cần.

    Còn người dân có đất,
    Dẫu chỉ một vài sào,
    Bị xâm phạm, thử hỏi,
    Thái độ họ thế nào?

    Tất nhiên phải quyết giữ.
    Luôn vẫn thế xưa nay.
    Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức
    Đã làm đúng điều này.

    Sao nhà nước chụp mũ,
    Họ, những người dân oan,
    “Kém hiểu biết”, “manh động”
    Và “gây rối trị an”?

    Mai mốt thằng Trung Quốc
    Cướp đất, cướp Biển Đông,
    Dân chống lại, nhà nước
    Có gọi “manh động” không?

    2
    Đã có nhiều xung đột,
    Nhiều bị kịch đau lòng
    Khi nhà nước lấy đất
    Của người làm nghề nông.

    Với họ, đất và ruộng
    Là tất cả những gì
    Trên đời này họ có.
    Vậy sao nỡ cướp đi?

    Mà lại cướp hợp pháp,
    Cả cần và không cần.
    Vì theo luật, ruộng đất
    Là sở hữu toàn dân.

    Tức là của nhà nước.
    Muốn cho ai thì cho,
    Muốn cướp ai thì cướp.
    Đúng luật nên không lo.

    Một khi thấy có lợi,
    Nhà nước, tức chính quyền,
    Thậm chí ở cấp thấp,
    Đem đất bán lấy tiền.

    Đại gia và nhà nước
    Bắt tay dưới gầm bàn,
    Nghĩ ra trăm nghìn kế
    Để cướp đất dân oan.

    Để bọn đại gia ấy
    Thành tỉ phú đô-la,
    Khiến người dân đã khổ
    Còn mất đất, mất nhà.

    Xưa, cái thời bao cấp,
    Cả nước luôn đói ăn
    Vì luật nói rằng đất
    Là sở hữu toàn dân.

    Nay thì cái luật ấy
    Biến dân thành dân oan.
    Xã hội thành nhiễu loạn,
    Lòng người thành bất an.

    3
    Vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức
    Là giọt nước tràn ly.
    Dân bị cướp ruộng đất,
    Tức là chẳng còn gì,

    Nên rất dễ manh động.
    Mong các cấp chính quyền
    Đem cái tâm tâm, cái đức
    Đặt cao hơn đồng tiền.

    Cũng mong cả Quốc Hội
    Họp đêm nay, nếu cần,
    Xem lại luật nói đất
    Là sở hữu toàn dân. TBT

  6. Nói không phải để bàn lùi
    Trong lúc đảng nhà Trí lợ quyết xử Đồng tâm để làm” gương”, việc tập trung nhau lại làm đơn ” tố cáo tội ác” chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Chắc chắn bà con càng bị xử nặng hơn.
    Đấu tranh không phương pháp, không lý trí, chỉ toàn cảm tính thì chỉ góp phần” đào mồ chôn” kẻ khác.

  7. Hỡi ơi làng Hoành xã Đồng Tâm ngổn ngang Chiến tích bi tráng như Hôm nay !
    ****************************************************

    Thân tặng những Nhà báo Tự do Chân chính vào cuộc dùng Ngòi bút phân tích Bạn thù trong Biến cố Đồng Tâm vì Đại nghĩa bênh vực cho hàng Triệu lương Dân không có Tiếng nói ngay chính trên Quê Hương mình Hôm nay …..

    Bao giờ làng Hoành hóa Hoành Tráng ?
    Ngày ấy Đồng bằng Sông Hồng yên hàng
    Tự do Ấm no Hạnh phúc Dân quyền Đoan trang

    Hôm nay Cánh đồng Sênh – Cánh đồng Chết
    Phi trường Miếu Môn là Sân bay Cô Hồn
    Bọn ma cô báo nô đánh lận con Đen cái Đỏ
    Hàng vạn Dê Lợn viên óc ngắn óc dài
    Chấm mút kiếm chút lợi danh trên Xương máu
    Vừa đổ nơi Thôn Hoành gọi kẻng gọi Hồn nửa đêm
    Biến cố Đồng Tâm như cuộc xâm lăng đánh úp Biên giới Bắc
    Bất hợp pháp có chăng giờ đây Nội thù lũ Giặc trong !

    Anh ơi, bao giờ làng Hoành hóa Hoành Tráng ?
    Ngày ấy Đồng bằng Sông Hồng yên hàng
    Tự do Ấm no Hạnh phúc Nhân quyền Đoan trang

    Giờ đây xã Đồng Tâm cả làng Đồng Lòng Đồng Thuận
    Cụ Lê Đình Kình, Lão Tiên nhân hòa nhân ái lại Đảng viên
    Bỗng thành tên Trùm ‘Kình’ nuôi dưỡng tại gia ổ nghiện hút ! ! !
    Tất nhiên côn an Bác và Đảng bộc phá xe bọc thép đánh sập nhà
    Giờ Vị Trưởng thượng bị bắn chết cùng Con tang gia bối rối
    Tuyên giáo Bác và Đảng muốn nói sao mà không được hả Qua ??? !!!
    Mẹ Việt Nam nuôi Bác, bác còn tòng phạm cùng Cố vấn Tàu giết chết
    Huống gì 60 năm tuổi đảng chẳng thấm thía vào đâu !
    Với hàng vạn Dư luận viên Vệ binh đỏ khăn quàng đỏ
    Bọn ma cô báo nô đánh lận con Đỏ cái Đen
    Hàng vạn Dê Lợn viên óc ngắn óc dài cao thủ
    Chấm mút kiếm chút lợi danh trên Máu xương
    Nơi xã Đồng Tâm + Thôn Hoành vừa Thời điểm
    Hồi chuông gọi Hồn nửa đêm gọi kẻng Người Dân Oan
    Biến cố Đồng Tâm như cuộc xâm lăng đánh úp Biên cương Bắc
    Bất hợp pháp có chăng giờ đây chính là bọn Nội thù lũ Giặc trong !

    Em ơi, bao giờ làng Hoành hóa Hoành Tráng ?
    Ngày ấy Đồng bằng Sông Hồng yên hàng
    Tự do Ấm no Hạnh phúc Dân chủ Đoan trang

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  8. Tội ác này mang tên nguyễn phú trọng. Sự lú lẫn đã dẫn đến hành vi man rợ giết người dân vô tội, cãi cùn, vu khống, tàn sát, phi tang, ép cung, bưng bít… nói chung khép kín từ đầu thôn làng đến cuối nghĩa địa.
    Tôi cực lực phản đối hành động khốn nạn của Đảng Nhà nước và đồng lòng với bản Tuyên bố này.

  9. Theo truyền thuyết thì khi Phật hỏi tại sao Quỷ lại ăn thịt người. Ma Vương trả lời nếu Phật bảo con người không ăn thịt và ngũ cốc nữa thì Quỷ cũng sẽ không ăn thịt người nữa. Đức Phật liền nói có 4 loại người sẽ không được Địa ngục chấp nhân thì quỷ có thể ăn thịt họ để chúng không còn tái sinh gây đau khổ cho chúng sinh. 4 loại người khi chết Quỷ sẽ ăn thịt gồm:
    1. Bọn Quan lại thủ ác
    2. Bọn hầu cận Quan lại
    3. Bọn liên quan tới bọn quan lại
    4. Những họ hàng của đám phụng sự quan lại
    Trí thức đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thuộc loại nào trong 4 loại trên. Mong mấy vị ” hoài bão ước mơ” tự đánh giá

  10. Xã hội đang sôi sục
    Như nồi cơm sắp trào.
    Khôn thì lấy bớt củ,
    Đừng dại, cho thêm vào.

    Người dân oan mất đất
    Đang phẫn uất khắp nơi.
    Khôn thì nghe dân nói,
    Đừng dại, bắt thêm người.

    Thằng Trung Quốc nham hiểm
    Đang mưu chiếm Trường Sa.
    Khôn – đề phòng cẩn thận.
    Đừng dại mà lơ là.

    Các nhân sĩ trí thức
    Không phải là kẻ thù.
    Khôn – nghe họ phản biện.
    Đừng dại mà bỏ tù.

    Cuộc đời phức tạp lắm,
    Vàng ròng lẫn đồng thau.
    Đã cùng dân một nước
    Thì phải yêu thương nhau TBT

Leave a Reply to Tru di tam tộc hành Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây