Sách máu

Đỗ Cao Cường

4-9-2020

Giữa lúc cúm Tàu, kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp gia tăng, đời sống công nhân trở nên vô cùng cực khổ… những tưởng người ta làm mọi thứ để trẻ em đỡ khổ. Nhưng không, trước thềm năm học mới, chưa kể các khoản thu đầu năm học, chỉ tính riêng tiền sách giáo khoa, sách bổ trợ đã là nỗi ám ảnh đối với nhiều gia đình.

Hiện tại, 5 bộ SGK mới lớp 1 được sử dụng trong trường học được các nhà xuất bản bán với giá từ 179.000 – 199.000 đồng/bộ, trong khi bộ SGK năm học 2019-2020 chỉ là 54.000 đồng/bộ.

Các khoản thu của Bộ GD đối với học sinh lớp 1 lên tới hơn 800 ngàn đồng. Ảnh: Báo GD

Nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 trường tiểu học An Phong, quận 8, Hồ Chí Minh cho biết họ cảm thấy choáng khi giá tổng cộng của bộ sách lớp 1 là 807 nghìn đồng, bao gồm sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách tiếng Anh, vở bài tập, bảng viết của bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống…

Khi phát hành đến các trường học, đơn vị phát hành thường bán sách theo cả “combo”, nhà trường không nói rõ sách nào là bắt buộc vì các đơn vị thường chiết khấu phần trăm hoa hồng cho nhà trường. Đơn giá trên mỗi bộ sách càng cao, số tiền hoa hồng lãnh đạo nhà trường nhận được càng lớn, bi kịch dành cho các phụ huynh càng nhiều.

Trong khi bạn bè tôi ở nhiều nước cho biết con em họ từ lúc đẻ ra cho tới hết cấp 3 chẳng bao giờ phải lo lắng về tiền sữa, học phí, tiền mua sách vở, không có tiền ở tạm trú phải đứng cổng trường, bị đánh đòn, trù dập…

Tôi còn nhớ ngày xưa đi học, nhiều bạn nộp tiền học phí chậm bị bêu tên, chửi bới, còn bị giáo viên cho ăn vả…

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp nhất đời người cần được chở che, nhưng đối với nhiều người, nó lại là cơn ác mộng.

Giữa mùa dịch lao đao khốn khó này, đến bộ sách cho các cháu học chúng còn tìm cách hút máu, vậy hy vọng gì ở một nền giáo dục nhân bản, một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Lợi dụng dịch bệnh để đẩy giá vật tư thiết bị chúng còn làm được thì mùa khai giảng năm học mới sao lại bỏ qua nâng giá sách- cơ hộ làm tiền của cán bộ y tế,giáo dục là như nhau mà! Cùng loại thầy thuốc,thầy giáo xhcn thì không còn gì để nói !

  2. 1.Nhà nước/bộ GDĐT đã chọn được nhiều bộ sách giáo khoa(SGK) của các tác giả khác nhau cho từng lớp/cấp học.Điều này có nghĩa các người có nhu cầu sử dụng SGK(học sinh,thầy cô,phụ huynh)Có quyền lựa chọn.Nhưng các quan chức địa phương đã đoạt mất quyền của này của họ bằng cách cho người đại diện đi chọn và cuối cùng là phải được cấp trên duyệt,nghĩa là cấp trên chọn.Phải biết rằng các SGK đã được thông qua có nội dung và chương trình hoàn toàn giống nhau.Vậy thì không có chuyện mỗi học sinh chọn sách của một tác giả là khó cho thầy cô và nhà trường quản lý.Bởi vì,các bộ sách của các tác giả chỉ khác nhau: về hình thức thế nào cho bắt mắt,phương pháp diễn giải thế nào cho ngắn gọn,súc tích,dễ hiểu,dễ nhớ thì mới tiêu thụ được.Hơn nữa,các thầy cô cũng còn sử dụng phương pháp theo kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân kết hợp phương pháp của sách giáo khoa để truyền đạt nội dung bài,để học sinh tiếp nhận kiến thức hiệu quả nhất.
    2.Bây giờ,theo thông tin này,có thể suy ra, mỗi tập hợp lớp(ví dụ,các lớp 1,các lớp 2…)chỉ được dùng một “trọn bộ SGK” thì thông qua nhiều bộ sách giáo khoa để làm gì.Đây không phải là một cách để vô hiệu hoá chủ trương“phải có nhiều bộ SGH của nhiều tác giả khác nhau để người có nhu cầu tự do lựa chọn”của Quốc Hội đã thông qua sao.Phương pháp chọn và bán SGK này,mỗi một tập hợp lớp của mỗi trường chỉ được dùng một”trọn bộ/combo SGK” rất dể xẩy ra việc liên hệ không trong sáng cho việc chọn và mua bán SGK.Xin các vị có quyền hạn và trách nhiệm có biện pháp để ngăn ngừa hiệu quả.

  3. Chưa bao giờ đất nước chúng ta được MỘT TIÊU CHUẨN GIÁO DỤC TỐT ĐẸP NHẤT NHƯ THẾ NÀY , nhà báo còn cầm ràm gì nữa , CÓ BIẾT BAO TRẺ EM ĐANG MƠ ƯỚC CÓ ĐƯỢC UỶ BAN BẢO VỆ NHƯ CỦA VN ?

  4. “Tôi còn nhớ ngày xưa đi học, nhiều bạn nộp tiền học phí chậm bị bêu tên, chửi bới, còn bị giáo viên cho ăn vả…”
    Anh làm ơn nói rõ…ngày xưa là khoảng thời gian năm tháng nào, vì VN cận đại có 2 “thời xưa”, thời xưa của VNCH kể từ Tt Ngô đình Diệm lập đệ nhất Cộng hoà và các trào kế tiếp cho đến 30/4/75; và thời xưa cách mạng giải phóng gì đó “của anh” sau 1975 nếu là ở miền Nam.
    Thời chúng tôi, 1954 đến 1965 học sinh trường công từ tiểu học đến hết Trung học CHẲNG HỀ ĐÓNG ĐỒNG XU NÀO CHO BẤT CỨ AI; còn có học bổng, vâng học bổng cho hs phổ thông nếu học giỏi hoặc gia đình nghèo khó.
    Lên đại học…tôi chẳng còn nhớ đã đóng đồng nào, vì nhà nghèo rớt mồng tơi, tiền ăn cơm ở trọ nơi xứ xa (Saigon, Huế, Cần thơ, Đà lạt) còn khó khăn vã mồ hôi, lấy đâu ra mà đóng học phí! Sách vở nghiên cứu thì lên Thư viện đọc tại chổ hoặc mượn về nếu chưa ai mượn.
    Không có chuyện tát tai đá đt gì đâu. Xin nói rõ thời xưa là xưa nào nhé.

  5. Tôi chỉ có một mong muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, trẻ em ai cũng được học hành.

Leave a Reply to bacho Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây