“Sách trắng” về cây cầu mang tên Thăng Long

Nguyễn Văn Ất

2-9-2020

Bài viết sau đây của ông Nguyễn Văn Ất, từng công tác tại viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam, là một cộng sự của ông Đặng Ngọc Tùng, cựu Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cựu Ủy viên Trung ương đảng. Sau đây là lời tâm sự của ông Đặng Ngọc Tùng về bài viết của ông Ất:

Ngày lễ Quốc Khánh năm nay, đáng lẽ tôi phải vui nhiều, nhưng sáng dậy đọc báo thấy báo Đất Việt đăng bài: “Chuyên gia Trung Quốc sữa cầu Thăng long: Băn khoăn công nghệ Mỹ”, đọc xong mà thấy buồn, nhất là đọc tâm sự của em Nguyễn Văn Ất, một người có mặt ngay từ đầu lúc xây cầu Thăng Long, là một cán bộ công đoàn mẫn cán, cộng tác giúp việc cho tôi thật nhiều khi tôi còn đang công tác, anh ấy phục vụ tại ‘viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam!’ Do PGS TS Nguyễn An Lương làm viện trưởng, và sau này do GS TS khoa học Lê Vân Trình làm viện trưởng!

***

“SÁCH TRẮNG” VỀ CÂY CẦU MANG TÊN THĂNG LONG

Những ngày này chuyện sửa chữa mặt cầu Thăng Long đang khiến dư luận hết sức bất bình vì “tại sao công trình này do Trung Quốc đã phá bĩnh, bỏ dở, Liên Xô phải vào giúp hoàn thành. Nay Bộ GTVT lại cho Trung Quốc vào sửa chữa?!”

Là người đã từng làm việc tại công trình này nhiều năm (tôi là trợ lý kiêm phiên dịch cho Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô trong cả quá trình Liên Xô giúp xây dựng cầu) tôi xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về cây cầu này và từ đó các bạn sẽ tự rút ra kết luận.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng lúc đầu nằm trong Tổng thể quy hoạch đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch, và nay thì nằm trên vành đai 3 đường ô tô theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải gần đây. Cây cầu này có quy mô lớn lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.

Đây là cầu lưỡng dụng 2 tầng dành cho cả đường sắt và ô tô. (Phức tạp và đắt tiền hơn nhiều so với cầu bê tông ô tô thông thường). Cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985.

Ban đầu do Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978, Trung Quốc đã cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước, khiến cho công trình bị bỏ dở và sau đó Liên Xô tiếp quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào năm 1985.

1. CẦU THĂNG LONG THỜI TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

Trong thời gian Trung Quốc viện trợ (1974-1978) thì làm được gì? Xin thưa: Mới có 9/14 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi công dở dang và 2 mố đầu cầu chưa có.

Đối với cầu dẫn đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với tổng số 119 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt.

Cầu chính vượt sông hoàn toàn chưa có gì. Cầu cho ô tô hoàn toàn chưa được thi công.

Vâng! Đấy là toàn bộ khối lượng làm được trong gần 5 năm thời “Tầu” giúp!

Sau khi Trung Quốc phá bĩnh bỏ dở, qua gần 2 năm đình trệ thì Liên Xô vào.

2. CẦU THĂNG LONG LIÊN XÔ GIÚP XÂY DỰNG HOÀN THÀNH:

Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam – Liên Xô ký ngày 03/11/1978.

ĐÂY LÀ CÔNG TRÌNH VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI.

Nhóm chuyên gia Liên Xô đầu tiên gồm 6 người đến Thăng Long tháng 6/1979, khi chiến tranh biên giới Việt – Trung vừa lắng xuống.

Trong quá trình xây dựng, phía Liên Xô cung cấp cho công trình cầu 49 ngàn tấn sắt thép các loại, 26 ngàn tấn dầm cầu thép, gần 60 ngàn tấn xi măng mác cao và nhiều trăm tấn máy móc, thiết bị thi công như cần cẩu lắp ráp tải trọng lớn, hệ thống hàn tự động để hàn liên kết dầm thép, máy xúc, máy ủi, xe lu, canô, thiết bị thí nghiệm, kiểm định…

Cần ghi nhận là trong quá trình xây dựng cầu Thăng Long ở giai đoạn 1979 – 1985 trên công trường không xẩy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng nào gây chết nhiều người trong một vụ. Không có chuyên gia Liên Xô nào bị tai nạn lao động. Đây là việc khác hẳn so với giai đoạn 1974-1978 khi Trung Quốc giúp xây dựng. Và khác nhiều kể cả so với thực trạng tai nạn lao động khi xây dựng các cầu lớn ở Việt Nam vừa qua như tai nạn ở công trình xây dựng cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân…

Trong suốt quá trình xây dựng khi Liên Xô giúp đỡ, chỉ có tất cả 167 lượt chuyên gia Liên Xô sang làm việc. Lúc cao điểm nhất vào năm 1983 thì trên công trường cũng chỉ có 96 chuyên gia so với gần 7000 lao động Việt Nam!

Ngày 18/10/1983 hoàn thành việc lắp 15 nhịp dầm thép của cầu chính.
Ngày 09/5/1985 thông xe toàn bộ cầu.

Từ đây đặt dấu chấm hết thế độc đạo qua sông Hồng tại khu vực Hà Nội gần 100 năm của cầu Long Biên.

3. CẦU THĂNG LONG CHƯA ĐƯỢC ĐẸP DO ĐÂU? CÓ PHẢI DO CẦU CHƯƠNG DƯƠNG?

Tuy nhiên nhiều người thấy cầu Thăng Long “hình như” chưa được đẹp! Nó “thiêu thiếu” cái gì!

Đúng!

So với thiết kế ban đầu, cầu có nhiều hạng mục không được xây dựng đầy đủ. Hạng mục dễ nhận thấy nhất đó là hai tháp đầu cầu:

Theo thiêt kế, cầu Thăng Long ở hai đầu cầu có hai tháp cao. Sau khi vượt khỏi tầng trên cầu ô tô, thì trên đỉnh các tháp này có sàn và đài quan sát phục vụ cho khách tham quan cầu ngắm cảnh sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Trong lòng các tháp này là hệ thống thang máy để đưa người lên cao.

Và rất đáng tiếc thiết kế mỹ thuật hai tháp đầu cầu đã không được thực hiện!

Công trình kiến trúc có ý nghĩa này đã không được xây dựng, mặc dù vật tư và lô thiết bị phục vụ cho hạng mục này là những thang máy đã được Liên Xô đưa sang Việt Nam tới cầu Thăng Long.

Lý do: Việt Nam đề nghị các tháp chưa thiết yếu mà nên chuyển vật liệu của xây tháp (và nhiều thứ nữa) để làm cầu Chương Dương, rồi các thang máy của tháp thì chuyển về lắp ở trụ sở Bộ Giao thông vận tải nhà 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội… thì Liên Xô cũng Ok!

Và thực tế chỉ có thân tháp phía nam (phía Từ Liêm) được xây thô phần thân, chưa có sàn. (Hiện ngành viễn thông đang đặt các ăng ten và thành phố Hà Nội thường treo các panô, áp phích vào thân của tháp này).

Còn hai tháp đầu cầu phía bắc (phía Đông Anh) thì hoàn toàn không xây. Bởi vậy nhìn tổng thể kiến trúc cầu không được đồng bộ.

Nhân đây cũng phải nói Liên Xô ngày trước (và nước Nga ngày nay) “hơi kém” trong việc quảng bá hình ảnh của mình!

Thể hiện ở chỗ: nếu nước khác viện trợ không hoàn lại cho các công trình, họ luôn yêu cầu bắt phải làm đủ hạng mục từ A đến Z như trong hợp đồng. Làm thế để tăng uy tín cũng như quảng bá hình ảnh của nước họ ở Việt Nam. Nhất là cơ hội ở một công trình viện trợ không hoàn lại lớn như vậy!

Hỏi có nước nào viện trợ mà họ cho làm như thế không?

Giờ đây nhìn cầu Thăng Long thấy kiến trúc khập khiễng! Nhiều người chê công trình Liên Xô xấu! Họ đâu biết nguồn gốc sâu xa…

4. CẦU THĂNG LONG CÓ GIÁ TRỊ NHIỀU TIỀN KHÔNG?

Cầu Thăng Long, tuy không có con số thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước thì tại thời điểm hoàn thành vào năm 1985 thì trị giá cây cầu này khi đó ước khoảng 250-270 triệu USD. Nếu tính theo thời giá hiện nay các bạn bảo là bao nhiêu? Chắc chắn phải cả tỷ đô la. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại.

Để tiện so sánh:

Chỉ đơn cử 2 cầu lớn mới nhất ở khu vực Hà Nội: Cầu Thanh Trì thông xe 2007 có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (tương đương 410 triệu USD). Cầu Nhật Tân khởi công năm 2009, hoàn thành 2015 có tổng mức đầu tư là 13.626 tỷ đồng (khoảng gần 650 triệu USD). Cả hai cây cầu này đều là tiền đi vay của Nhật Bản.

5. SỬA CHỮA MẶT CẦU THĂNG LONG:

Trong quá trình khai thác, cầu Thăng Long không được duy tu, bảo trì đúng cộng với việc quản lý, giám sát tải trọng xe qua cầu không tốt dẫn đến việc mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí trong những năm từ 2010 đến 2016 việc sửa chữa mặt cầu này không đúng cách lại càng dẫn đến tình trạng cầu ô tô nhanh xuống cấp.

Cầu Thăng long là cầu hỗn hợp 2 tầng, chủ yếu giành cho đường sắt. Cầu Thăng Long theo thiết kế chỉ cho phép xe ô tô tải trọng 30 tấn qua lại (kiểu xe “bò Maz” hoặc “Kraz” 3 cầu khi xưa ấy). Nhưng mấy chục năm nay, khi chưa có cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân thì bao nhiêu xe tải nó cũng “cõng” hết! Mà toàn các xe tải 10-12 chân, chở quặng, chở đá, công-tơ-nơ… chở hàng sang Tầu, hàng từ Tầu về… nặng cả trăm tấn chạy suốt ngày đêm thử hỏi “bố nó” có chịu nổi không!

Cầu Thăng Long đã xuống cấp cả chục năm nay. Năm 2012 ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông khi đó đã sang Nga gặp được người chủ trì công nghệ làm mặt cầu này là bà Maria Sakharova. Khi đó bà đã ngoài 70 tuổi. Bà ta đeo đầy Huân chương Lao động, Huân chương Hữu nghị mà Việt Nam tặng bà khi hoàn thành cầu Thăng Long ra tiếp đoàn!

Bà hứa là “sẽ giúp nếu Việt Nam yêu cầu. Nhưng bây giờ không phải là “Liên Xô” và bà đã rời Cơ quan nhà nước để mở Cty tư nhân chuyên làm về cầu đường. Nên phải có tiền”!

Bộ Giao thông vận tải khi đó do Đinh La Thăng làm Bộ trưởng muốn Nga viện trợ hoặc cho vay thì mới làm! Nga không đồng ý! Và sự việc “chìm xuồng”!

Bộ GTVT quay ra thuê các nhà thầu trong nước được quảng cáo là dùng công nghệ Nhật, Mỹ… gì đấy sửa mặt cầu và trớ trêu là càng sửa càng hỏng!

Đến năm 2018 Bộ GTVT lại quay về với Cty Nga của bà Maria Sakharova! Lúc này bà đã già, ngoài 80 tuổi nên không thể sang VN và bà cử “đệ tử” của mình là Vihelm Kazaryan sang VN tháng 9/2018. (Chỉ “nhõn” một ông chứ không phải đoàn điếc gì đâu!)

Vì biết tôi là trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô khi xưa, nên người của Bộ GTVT đã vào Sài Gòn gặp tôi. Và tôi đã ra Hà Nội dịp ông chuyên gia này sang.

Tôi được mời dự bữa cơm của Tổng Cục đường bộ VN với ông chuyên gia này tại Hà Nội.

Sau đó toàn bộ các tài liệu kỹ thuật liên quan đên công nghệ làm mặt cầu khi xưa mà tôi lưu giữ rất cẩn thận, chắc chắn không cơ quan lưu trữ nào có vì đây là các bản vừa viết tay và đánh máy của chuyên gia hướng dẫn làm cái gì, thời gian bao lâu, vật liệu gì… Tôi chuyển lại để Tổng cục đường bộ VN sao y HOÀN TOÀN KHÔNG KÈM ĐIỀU KIỆN GÌ và sau đó tôi về lại Sài Gòn.

Việc Bộ GTVT và chuyên gia thoả thuận sau đó thế nào thì tôi không được biết và chắc cũng không ai muốn tôi biết!

Sau này tôi chỉ được nghe nói là phía Nga yêu cầu phải ký hợp đồng nguyên tắc trước rồi họ sẽ đưa ra phương án, chi phí, thời gian sửa chữa…
Nhưng phía Bộ GTVT thì muốn ngược lại!

Hoặc cũng có thể là “Người Nga làm sao giỏi đi đêm bằng người Tầu”!

Và hôm nay, như mọi người đã thấy: Báo đăng: Sửa cầu Thăng Long bị chậm tiến độ do chờ “chuyên gia … Trung Quốc”! Dù trước đó đại diện Bộ GTVT vẫn leo lẻo: “sửa cầu Thăng Long lần này dung công nghệ Mỹ”! Rốt cục sự thật đã phơi bày!

Thế đấy! Những người nặng lòng với cây cầu này có thấy tủi nhục, đắng cay và còn gì khốn nạn hơn nữa không?!!!

Sài Gòn, sáng ngày Quốc khánh 2/9/2020

Nguyễn Văn Ất, nguyên Trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn Chuyên gia Liên Xô xây dựng cẩu Thăng Long 1980-1986.

Cầu Thăng Long thời điểm 1980. Khi Trung Quốc đã phá bĩnh, bỏ dở. Liên Xô bắt đầu vào. Nguồn: Nguyễn Văn Ất

Các lãnh tụ tối cao Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng những lần đi thị sát công trình. Nguyễn Văn Ất tháp tùng. Nguồn: Nguyễn Văn Ất
Tin về sửa mặt cầu Thăng Long chờ chuyên gia Trung Quốc trên báo “Dân Trí” ngày 31/8/2020
Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Nguyễn Bá Thanh đã xây cầu SÔNG HÀN với KỸ THUẬT và CÔNG NGHỆ TUYỆT CHỦNG của TRUNG C..UỐC !!!!!


    Tên trùm sò đại Việt gian Nguyễn Bá Thanh
    ***************************

    Bá Thanh “tự bốc” đổi Bá Thánh
    Trùm sò đại tham nhũng Đà Thành
    Qua Tàu bưng cây cầu thế kỷ !
    Đồ thải nhậm hồng bì liếm quanh …
    Việt gian tâng công KHỰA kiếm ghế
    Đổi đường TRƯỜNG SA tên lưu manh
    Ba mươi tháng Tư đen máu lệ
    Hãm hại cả đồng chí (1) cùng cành !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    http://www.youtube.com/watch?v=oy1Ju0UDGpY

    1. Tên đại Việt gian Nguyễn Bá Thanh bí (đ…ái ) thu thành ủy Đè Nẽng đã hãm hại ông Trần Văn Thanh, Thiếu tướng, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Công an chỉ vì tội lật mặt nạ Tên đại Việt gian Nguyễn Bá Thanh vì tội THAM NHŨNG CƯỚP ĐẤT Lương dân, mua ầu khỉ phế thải bên TÀU mang về gọi là cây cầu thế kỷ 21 của phố biển Đà Thành Đà Nẵng

    Bọn ưng khuyển VIỆT GIAN trong Nước đang có phong trào tâng công với TÀU KHỰA hòng kiếm ghế từ trung ương đảng đến tỉnh ủy các nơi như tin cái thằng bí thư Đà Nẵng tên NGUYỄN BÁ THáNH đã đổi tên đường TRƯỜNG SA thành đường 30/4

    Nguyễn Bá Thanh ra Ba Đình, ”Gian hùng” trị tham nhũng ?

    http://www.youtube.com/watch?v=DOK3UKyp0942

    Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Bá Thanh đều đã đi NHẬN LÊNH Đại Han NGÔ CẨU và đã nhận lệnh từ thiên triều

    2 tên VIỆT GIAN BÁN NƯỚC này chủ yếu hốt mấy thằng cộng sản thân Mỹ.

    Nguyễn Bá Thánh (1) và chuyện cầu Chệt bằng công nghệ tuyệt chủng
    ***********************************************************


    Sông Hàn ngắn nhiều cầu bắt ngang
    Bao nhiêu cho đủ lũ buôn càng ?
    Cầu Quay cầu Rồng xé thơ mộng
    Tự biên tự diễn tham ô mang
    Đôi khi tạm ngưng vì sự cố
    Mở cửa Sơn Trà như mỏ vàng
    Quan đỏ chia nhau cùng phá núi
    Bãi biển khu nghỉ mát khang trang

    Quốc sản rơi vào tay Bá Thánh (2)
    Giờ thêm cầu nữa Cổ viện Chàm
    Loài người đây Đỉnh cao trí tuệ !
    Công trình Thế kỷ lũ quan tham
    Nâng bi bốc báo nô bộ sậu
    Bá Thánh nhà ta lại thích Tàu (3)
    Lặn lội khiêng về cầu quay Chệt
    Công nghệ tuyệt chủng tiền đút bao !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    http://www.youtube.com/watch?v=IUkd-JRS310

    2. Khu resort Biển Đông chiếm trọn khu vực bãi Nam chẳng hạn, ai cũng biết khu resort Furama ở Non Nước là của gia đình Nguyễn Bá Thanh.

    Chủ tịt Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng vẫn đủ tiêu chuẩn trở thành ứng cử viên rồi trúng ủy viên Trung ương Đảng qua Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 10 (!?) – mà lũ báo nô văn nô thi nô bơm lrrn nịnh bợ gọi là Nguyễn Bá Thánh, xuất thân chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Quảng Nam, Nguyễn Bá Thanh leo lên được cái địa vị hiện nay với khối tài sản kết xù nhờ vào tham nhũng đất đai.

    3. Đặc biệt Nguyễn Bá Thánh thích Tàu .. .. ! Nên y lặn lội khiêng qua Khựa dinh về chiếc cầu quay Chệt làm bằng công nghệ tuyệt chủng ! Thời ấy nhiều tờ báo trong nước nói nhiều đến chuyện công nghệ cổ lổ sĩ của cây cầu, sau này có lần Nguyễn Bá Thánh bào chữa « vậy chứ hiện nay có bao du khách đến Đà Nẵng chỉ cốt để xem chiếc cầu nó quay lúc nửa đêm về sáng. »

    Chắc tụi Tàu cũng đã lại quả cho ông ta một số tiền kha khá vì đã có công mua giúp cái thứ hàng mà ngay cả bên Tàu cũng không xài. Việc xây cầu đương nhiên đem lại lợi lộc riêng tư cho cá nhân hay tập thể tư bản đỏ nhỏ nào đó nên họ mạnh tay vẽ vời, mạnh tay thi triển để có thêm nhiều tiền bỏ túi, không cần biết đến sinh hoạt hay đếm xỉa gì đến phúc lợi của người dân. Trong ngành xây dựng, mỗi năm đầu tư hàng trăm triệu Mỹ kim thì sự thất thoát dù là vài phần trăm cũng là cả hàng chục triệu Mỹ kim.

    Nhắc lại chiếc cầu này là một trong những công trình có liên quan đến chuyện tham nhũng của Nguyễn Bá Thánh, khiến cho một tướng công an cũng tên Thanh mất chức, ra tòa mới đây.

    Thà làm Qủi nước Nam chứ không thèm làm ” con người ” dân chủ

    http://www.youtube.com/watch?v=jFpz2p2jd0A


    Bá ThÁnh ơi hỡi BÁ THANH ! ! ! KIM NGÂN ơi hỡi … của anh ! ! !
    ***************************

    Bá ThÁnh ơi hỡi Bá Thanh ! ! !
    Trong BỘ CHÍNH CHỊ chiếu manh mất rồi
    Kim Ngân chỉ « một lỗ » thôi !
    Thành Quan Nội chính thua rồi Non Sông !
    Mỹ nhân : Vòng 1 = vòng 2 = vòng 3 BA VÒNG
    Sáu Dân VÕ VĂN KIỆT = “Lờ” NGƯỜI ĐẸP
    Trọng « lú » giáo điều số không
    Thằng X quân phiệt mèo mả gà đồng
    Anh Nhân hoàn toàn Trí tuệ Nhân tạo
    Điếc + quên nên anh leo tới … đó có biết không ?
    KIM NGÂN cái lá đa nạm cành vàng lá ngọc
    Giữa dịch tả – dịch hạch sao đành chọn không ? ? ?
    Quê Hương thêm lại nhiễu nhương .. ..não lòng .. ..
    Anh Bá Thanh ơi hỡi Ngài Bá ThÁnh ! ! !
    Tóc dài mồm thô lỗ thật chán trông !!
    Trong BỘ CHÍNH CHỊ thôi mất rồi manh chiếu
    Kim Ngân « một lỗ » khiến … lắm thằng thành số không !
    Thành Quan Nội chính thôi hết rồi Non Sông
    Trọng « lú » giáo điều số không
    Thằng X quân phiệt mèo mả gà đồng
    Giữa dịch tả – dịch hạch chọn lựa nào cũng Số không ? ? ?
    Quê Hương thêm lại nhiễu nhương .. ..não lòng .. ..

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Trích: “Hoặc cũng có thể là “Người Nga làm sao giỏi đi đêm bằng người Tầu”!
    Và hôm nay, như mọi người đã thấy: Báo đăng: Sửa cầu Thăng Long bị chậm tiến độ do chờ “chuyên gia … Trung Quốc”! Dù trước đó đại diện Bộ GTVT vẫn leo lẻo: “sửa cầu Thăng Long lần này dung công nghệ Mỹ”! Rốt cục sự thật đã phơi bày!”
    Như vậy là đúng “quy trình”, đặc sản của XHCN rồi!

  3. Công thức trải nhựa mặt cầu và quy trình năm ở tài liệu ông Ất đã trao cho bộ giao thông, nhưng gì chúng nó làm vậy không được gì nên mới vẽ thêm chuyện nhà thầu trung quôc để có tiên bỏ túi và đất nước có thêm một số nợ, thì chúng mới vừa lòng, cho nên ông Quốc biết rõ con tàu đi về đấu nên đã bỏ thuyền ra đi, bỏ mặc con thuyền từ từ chìm.

  4. HÔM NAY 02/09 nhìn lại 75 năm độc N…ập !

    Chỉ thấy cây CẦU LONG BIÊN do Viên Toàn quyền ‘thực dz ân’ PHÚ LĂNG XA Paul Doumer (sau làm Tổng thống Pháp !!) thế mà lại PHÚ LĂNG ‘GẦN’ nhất !!!!

    Chưa kể những PHỐ TÂY với bao BIỆT THỰ villa PHÁP mà ngay NÃ F..Á N..UÂN ĐỎ Võ KHÔNG CÒN Nguyên Giáp ở suốt đời cho chết chết già trên GIƯỜNG BỆNH 104 tuổi !!!

    Giời ạ ! N..àm sao tin được cái thằng ĐẠI HÁN xây CẦU THĂNG LONG như Vị Đại tá ANH xây Cầu Sông Kwai cho quân Nhật … Lương tâm Nghề nghiệp của Bậc Đại tá đến thế là cùng !!!
    Dù sao các bác LIÊN XÔ CŨ hay NGA cũng có DI THỂ của PETER Đại đế học từ Tây phương CÒN CÓ THỂ tin được đôi chút để xây CẦU THĂNG LONG


    I am now remembering Hanoi .. ..
    **************************

    https://www.youtube.com/watch?v=bHo5gVHEV68
    Có phải EM Mùa Thu Hà Nội – Hồng Nhung
    1 253 138 vues•6 mai 2011

    Hanoi looms before Her existence welcoming Her
    I wish I had a Time Machine
    I could go back in the Past
    And see how Thăng Long had been
    Before Hanoi was lost in the Contemporary History’s storms …

    Thăng Long was once like an Eden in the East
    Filled with Legend and Victory
    Or a written History
    From the best epic novel
    That Thăng Long had done
    Over and over again

    And now Hanoi is like an Eden in the Far East
    Filled with Legend and Mystery
    Or an untold LoveStory
    From the best romantic novel
    That Hanoi has only read
    Over and over again

    Hanoi has not yet awoke Today
    She had known
    Before she went to sleep

    When the Modern World
    Of the sino-globalization
    Dances madly about the Pandemics

    I have been living in exile in Paris
    Observing Hanoi’s quiet breathe
    And silent and flat Electroencephalogram
    While my beloved Hanoi, She lays sleeping peacefully
    And as I watch Her tenderly

    While Dawn or Dusk slowly inches over Her Sword Lake
    Reflecting off Her moist skin and desire
    Giving Hanoi an Angel’s appearance

    As Her body shines with sparkling diamond’s Beauty
    Dancing on Her Sword Lake’s water
    And even though this beautiful scene
    Will be soon to pass into Time
    That is the only one thing throughout my exile life
    Who does always help me remembering Hanoi,
    My beloved Hometown

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  5. vn ngao nghe ,vn anh hung ,vn co ca ngan tien si ma chi lot mat duong cho cay cau phai cho tau cong. vn cai gi cung ngon cung tot, vn chang lam duoc gi ca du 1 con vit’. oi vn toi tu nhung tieng dit me,dit bo chung may, bo may the nay bo may the kia, toi khong co gi hanh dien de truyen lai cho con chau toi. nhung thang an cap tien cua dan tu thang tbt xuong,dat nuoc da ngheo nay lai ngheo them,dan vn van hang ngay song nho bieu ngu ,tuong dai va su ngu dot cua bon con chau csvn.

Leave a Reply to Tran cong Hai Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây