ĐBQH Phạm Phú Quốc nói dối hay đài Al Jazeera đưa tin sai?

BTV Tiếng Dân

25-8-2020

Đơn vị điều tra của đài Al Jazeera đã công bố tài liệu rò rỉ “Hồ sơ Cypruss” hôm qua, tiết lộ rằng, từ năm 2017 đến năm 2019, có gần 2.500 người đã trả tiền để trở thành công dân đảo Síp (Cyprus).

Những người nộp hồ sơ xin quốc tịch ở đảo quốc này đến từ hơn 70 nước, trong đó có Việt Nam. Mỗi người xin quốc tịch ở Síp phải bỏ ra 2 triệu Euro (khoảng 2,5 triệu Mỹ kim) đầu tư, để đủ điều kiện có được “hộ chiếu vàng” của Síp, một đất nước nhỏ thuộc Liên minh châu Âu (EU), nơi quốc tịch công dân trở thành món hàng mua bán cho giới siêu giàu có.

Trong số những người nộp đơn xin quốc tịch, có hai hồ sơ của người Việt Nam, đó là vợ chồng ông nghị Phạm Phú Quốc, hiện là đại biểu Quốc hội khóa 14 và vợ chồng ông Phạm Nhật Vũ, là người đang lãnh án 3 năm tù, tội đưa hối lộ trong vụ án Mobifone mua AVG. Ông Vũ bị bắt và bị khởi tố ngày 12/4/2019, nhưng đến ngày 6/5/2019 ông mới trở thành công dân Síp.

Trở lại hồ sơ của ĐBQH Phạm Phú Quốc, đơn xin nhập tịch của ông được chấp thuận ngày 12/12/2018. Hồ sơ Cyprus cũng cho biết, ông Quốc là đại biểu Quốc hội của TPHCM và là chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những công ty thương mại lớn nhất Việt Nam, công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC). Vợ ông Quốc là bà Nguyễn Phan Diệu Phương cùng nộp hồ sơ và được chấp thuận cùng ngày 12/12/2018.

Ảnh chụp hồ sơ xin nhập tịch Cypress của ông Phạm Phú Quốc và vợ ông là bà Nguyễn Phan Diệu Phương, đã được chấp thuận. Nguồn: Al Jazeera

Thế nhưng, trả lời báo Tuổi Trẻ chiều nay, ông Quốc nói rằng, ông có quốc tịch ở đảo Síp giữa năm 2018, nhưng quốc tịch ông có là do gia đình ông bảo lãnh, không phải ông bỏ tiền ra mua quốc tịch! Điều này có nghĩa là, hoặc là ĐBQH Phạm Phú Quốc nói dối, hoặc là đài Al Jazeera đưa tin sai.

Cứ cho rằng ông Quốc nói thật, ông được vợ con ông bảo lãnh vào quốc tịch Síp, nghĩa là vợ con ông phải có 2,5 triệu USD để nộp hồ sơ xin quốc tịch ở đảo quốc này. Không rõ vợ con ông làm gì để có được số tiền quá lớn này? Hay là họ đã từng buôn chổi đót và chạy xe ôm, để dành được 2,5 triệu USD?

***

Theo phân tích của Đơn vị điều tra Al Jazeera cho thấy, có ít nhất 60 người mua hộ chiếu từ năm 2017 đến năm 2019 đã bị từ chối vì “rủi ro cao” theo các quy định hiện thời ở Síp.

Các quy tắc đã được thắt chặt trong những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu của những người chỉ trích, muốn chương trình này đóng cửa. EU cho rằng, đây là cánh cửa sau vào châu Âu cho những kẻ phạm tội, mang theo những đồng tiền bẩn.

Luật từ năm 2013 quy định, người nộp hồ sơ phải có lý lịch trong sạch và không có tài sản bị EU đóng băng vì các lệnh trừng phạt. Bộ Nội vụ nước này cũng được quyền “kiểm tra định kỳ”, cho phép họ thu hồi quyền công dân của bất kỳ người nào mà họ phát hiện đã vi phạm các quy tắc này.

Dưới áp lực của EU, đảo Síp thắt chặt các quy tắc của họ, không cho phép những người nộp hồ sơ đã bị các nước EU từ chối đơn xin nhập quốc tịch trước đó. Tháng 2/2019, các bộ trưởng thông qua các quy tắc cấm những người nộp hồ sơ có “rủi ro cao”, tham gia vào chương trình đầu tư nhập tịch vào Síp.

Ngày 25/7/2019, nước này đã đồng ý chặn những người nộp hồ sơ khi họ đang bị điều tra hình sự, ngay cả khi chưa bị buộc tội; hay người nộp hồ sơ là bị cáo trong các vụ truy tố hình sự… hoặc người nộp hồ sơ đã/ đang nắm giữ các chức vụ cao, cổ phần hoặc hiệp hội với các tổ chức chịu lệnh trừng phạt từ Liên Hiệp quốc, EU và các nước thứ ba như Nga, Ukraine và Hoa Kỳ.

Ngày 31/7/2020, quốc hội Síp thông qua luật, cho phép chính phủ có nhiều quyền hơn trong việc hủy bỏ hộ chiếu, trong trường hợp:

– Nếu người nộp đơn có được hộ chiếu do gian lận, gian dối hoặc trình bày sai sự thật.

– Nếu người nộp đơn làm mất uy tín của Cộng hòa Síp hoặc vi phạm pháp luật.

– Nếu người nộp đơn phạm tội bị kết án từ 5 năm tù trở lên, hoặc liên quan đến vấn đề đạo đức trong 10 năm sau khi họ trở thành công dân Síp.

– Nếu người nộp đơn bị Interpol, Europol truy nã hoặc bị trừng phạt 10 năm sau khi trở thành công dân Síp.

***

Trong “Hồ sơ Cypress” của ông Phạm Phú Quốc, có dòng chữ: “Các chính trị gia Việt Nam bị cấm mang hai quốc tịch“. Nhưng hiện tại, ông Quốc vẫn còn là đại biểu Quốc hội khóa 14, tức ông vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Liệu ông có bị chính phủ Síp tước quốc tịch vì lý do gian lận?

ĐBQH Phạm Phúc Quốc phát biểu tại Quốc hội. Nguồn: Quochoi.vn

Trường hợp Phạm Nhật Vũ, vẫn không rõ chính phủ Síp có tước quốc tịch của ông và vợ ông hay không, khi ông là tội phạm, đang thụ án 3 năm tù ở Việt Nam?

Những người chỉ trích luật mới của Síp nói rằng, chúng không đủ mạnh vì không gồm có các điều khoản tước hộ chiếu của những cá nhân không đủ điều kiện theo quy định năm 2019, nhưng được áp dụng trước khi quy định đó có hiệu lực.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Đã một lòng theo đảng,
    Thờ Mác – Lê, tức là
    Căm ghét bọn tư bản
    Giãy chết và xấu xa,

    Thì những người cộng sản
    Dứt khoát phải nêu gương
    Lòng kiên trung với đảng
    Cho “phản động”, dân thường.

    Gương phát huy lý tưởng
    Và phẩm chất anh hùng
    Trong việc thề sống chết
    Chống tư bản đến cùng.

    Vì vậy, tôi đề nghị
    Điều lệ đảng từ nay
    Bổ sung và ghi rõ
    Một điều khoản thế này:

    Các đảng viên cộng sản,
    Bất kỳ hoàn cảnh nào,
    Về hưu hay tại vị,
    Chức thấp hay chức cao,

    Không được cho con cháu
    Đi học ở nước ngoài,
    Trừ những nước cộng sản
    Và những nước độc tài.

    Cấm bố mẹ, con cái
    Và bản thân đảng viên
    Không sang xứ giãy chết
    Mua nhà và giấu tiền.

    Cấm định cư, thậm chí,
    Cấm cả việc đi chơi.
    Chúng nó, bọn thối nát,
    Xem làm gì, dở hơi.

    *
    Đảng trước sau như một,
    Trong sáng và kiên trinh,
    Chắc thấy đề nghị ấy
    Hợp lý và hợp tình.

    Vì không thể có chuyện
    Miệng thì chửi xấu xa,
    Mà lén lút, chạy chọt
    Làm công dân người ta.

    Luôn tự khoe kiên định,
    Vĩ đại và quang vinh,
    Làm thế thì chẳng khác
    Tự ị vào mặt mình. TBT

  2. Mấy loại bại này sao không thấy cún con dễ thương Howard Nguyễn vào viết cái gì đó bênh vực cho các quan nhỉ, hay là lẹo lưỡi mất rồi ?

  3. Hầu hêt quan chức CS.đều là bọn đạo đức giả,chưởi người khác ý kiến vời mình
    là ác ôn,phản động nhưng chinh chúng mới là bất nhân,phản dân hại nước !

  4. Thường dân Việt Nam không có điều kiện để trở thành cây cột điện đành phải ngày ngày phải nghe tụng kinh Bác Hồ để ở lại yêu cái đất nước CS mông muội này. Chuyện này đã chứng minh cho Trọng Lú thấy rằng tất cả lũ cao bồi du đãng của đảng đều muốn biến khỏi VN sau khi đã no căng bao tử.

  5. “…Trong số những người nộp đơn xin quốc tịch, có hai hồ sơ của người Việt Nam, đó là vợ chồng ông nghị Phạm Phú Quốc, hiện là đại biểu Quốc hội khóa 14 và vợ chồng ông Phạm Nhật Vũ (em ruột Pham Nhật Vượng), là người đang lãnh án 3 năm tù…”

    À ra thế! lâu lâu lại thấy hé lộ một vài nhân vật tài ba đại diện Cách mạng Xã hội VN ngày nay thật sự là ai! Rõ ràng đám đầy tớ nhân dân này tỏ ra thật sự có tài ‘chui sâu, trèo cao, lan rộng’ theo tinh thần Cách-mạng Vô sản Chuyên chính phục vụ nhân dân theo gương Bác Hồ! Hết Panama Finance Scandal, nay đến Cypress Golden Passport/Citizenship Program, rồi còn bao nhiêu nguồn chui nữa cho Đảng viên Cách Mạng đầy tớ nhân dân … chưa bị lộ nữa đây? Mỗi tay Mafia ĐBQH này phải chi tối thiểu hơn 2,5 triệu USD để thực hiện ‘tinh thần cách mạng’ theo dạng Cypuss Golden Passport! Hèn chi VN không có đủ tiền mua sắm binh khí để bảo vệ biên cương biển đảo đang bị đồng chí lạ xâm chiếm, mà phải ra lệnh không-được-nổ-súng-chống-trả-quân-thù’ là phải! Mà lạ thật, đám Đảng viên Cách-mạng ưu tú này cứ chuyển hướng, nhắm đúng mục tiêu đất nước của bọn đế quốc giẫy chết mà chui tới để làm hậu phương vững chắc cho chiến lược $$$ mới là lạ đời!

  6. Theo luật của Cyprus thì người xin nhập tịch phải là người thường trú hợp pháp (legal residence) ở nước đó 7 năm và phải ở liên tục trong nước 1 năm trước khi xin nhập tịch. Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus năm nào và trước đó ông ta có vắng mặt ở Việt Nam 1 năm không?

    • Đó là thủ tục để một người xin được quốc tịch Cyprus nếu như có thân nhân bảo lãnh. Còn nếu mua quốc tịch thì có lẽ chắc chỉ cần qua đó ký giấy tờ là xong.

Leave a Reply to Chuyện xưa tích cũ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây