Bản tin ngày 25-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Tin xấu cho nỗ lực ngăn chặn thế lực bành trướng ở Biển Đông: Đại diện Trung Quốc trúng cử ghế thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Hôm qua, đại diện các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã bỏ phiếu kín, bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020 – 2029.

Kết quả bỏ phiếu cho thấy “các ứng cử viên của Malta, Ý, Trung Quốc, Chile, Cameroon và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên. Trong đó, ứng cử viên David J. Attard của Malta đạt số phiếu cao nhất, với 160/166 phiếu. Đại diện của phía Trung Quốc là ông Đoàn Khiết Long (Duan Jie Long), đại sứ của Trung Quốc tại Hungary”

Ông Đoàn Khiết Long (Duan Jie Long), đại sứ của Trung Quốc tại Hungary, trúng cử ghế thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển. Nguồn: Chinaminutes.com

Báo Thanh Niên có bài: Thiện chí giả tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. TQ tiếp tục vu cáo Mỹ là quốc gia không muốn “thương lượng” ở Biển Đông, trong khi chính TQ đang thực hiện cùng lúc 2 cuộc tập trận, ở khu vực Bắc Biển Đông, gần Bột Hải và “ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép”. TQ cũng liên tục đưa vũ khí mới đến các căn cứ tiền đồn ở Biển Đông.

Vụ Bắc Kinh cho rằng, khu vực quần đảo Hoàng Sa là vùng biển “gần bờ” của TQ, PGS-TS Stephen Robert Nagy nói, đây là thủ đoạn để “củng cố cho các yêu sách chủ quyền mà Bắc Kinh đưa ra ở Biển Đông bằng cách tự đặt ra quyền kiểm soát hành chính cho vùng biển. Bắc Kinh có lẽ đang hướng đến mục tiêu là tự thiết lập một hồ sơ pháp lý để hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”.

Kênh AirBoyd có clip ghi lại một chuyến bay thực hiện nhiệm vụ tuần tra của máy bay P-8 Poseidon của Mỹ ở Biển Đông.

Mời đọc thêm: Bắc Kinh lập lờ trên biển Đông (NLĐ). – Tàu cá bị vạch trần mánh khóe hoạt động ở vùng biển quốc tế, Trung Quốc nói gì? (VTC). – Vấn đề Biển Đông: Philippines tuyên bố không nhường ‘bất kỳ tấc đất nào’ thuộc lãnh thổ cho nước khác (TG&VN). 

Vụ xử Đồng Tâm

Sáng nay, các báo “lề đảng” đồng loạt dẫn tin từ thông báo của TAND Hà Nội, tuyên bố sẽ xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Phiên tòa sẽ bắt đầu từ ngày 7/9, xử 29 bị cáo trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng Tâm, Thông Tấn Xã VN đưa tin.

HĐXX gồm 5 người, trong đó có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân, Thẩm phán Trương Việt Toàn làm chủ tọa phiên tòa. Đã có hơn 30 LS đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa. Trong 29 người dân Đồng Tâm sắp bị xử, có 4 người là Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị cáo buộc “Chống người thi hành công vụ” và 25 người còn lại bị quy chụp tội “Giết người”, gồm:

Ông Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.

Báo Tiền Phong có bài: Phiên tòa xét xử vụ giết người ở Đồng Tâm sẽ diễn ra trong 10 ngày. Theo cáo trạng, phía cơ quan công tố cho rằng, đất cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất Quốc phòng “nhưng các bị cáo trong vụ vẫn thực hiện lấn chiếm, đòi sử dụng”. Thanh tra TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ cáo buộc ông Lê Đình Kình và một số người dân xã Đồng Tâm lập “Tổ Đồng thuận” nhằm “chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau”“lôi kéo, kích động người dân”,  khi người dân giữ hơn 34 công an và 4 cán bộ hồi năm 2017.

Mâu thuẫn đất đai lên đến đỉnh điểm, rạng sáng ngày 9/1/2020, khi hàng ngàn cảnh sát được lệnh tiến về thôn Hoành, xã Đồng Tâm để đàn áp dân. Thông tin một chiều từ phía công an: “Các bị cáo sau đó bắn pháo hiệu và cũng bắn pháo về phía lực lượng chức năng; đứng trên mái nhà dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công cảnh sát”. Có 3 tay công an đã bỏ mạng là Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân.

Trước đó, vào ngày 6/7/2020, TAND TP Hà Nội từng thông báo, tháng 8 xử vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm. Nay tháng 8 sắp hết, nên tòa án dời sang tháng 9, nhưng thật ra nếu bên công tố có đầy đủ chứng cứ để khép tội “Giết người” cho người dân Đồng Tâm thì họ đã xử vụ này từ sớm. Nếu công an có bằng chứng chắc chắn là người dân Đồng Tâm đã giết chết 3 tay công an, thì đó là vụ chống người thi hành công vụ quá nghiêm trọng, không thể bị hoãn đến 8 tháng sau thời điểm xảy ra vụ việc mới đem ra xử.

Mời đọc thêm: Xử vụ giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm vào tháng 9 (VNN). – Xét xử vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm vào tháng 9 (VOV). – 29 bị can trong vụ án Đồng Tâm sắp hầu tòa (SGGP). – Phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Đồng Tâm dự kiến kéo dài 10 ngày (BVPL). – Nhóm dân Đồng Tâm phản đối thu hồi đất sẽ bị ra tòa ngày 7 tháng 9Nhà hoạt động đất đai Trịnh Bá Tư tuyệt thực trong tù (RFA).  Mời đọc lại: Tranh chấp đất Đồng Tâm: Bốn người thiệt mạng (BBC).

Vụ bê bối ở ĐH Tôn Đức Thắng

Hôm nay, không ít báo “lề đảng” đã hợp sức với báo Thanh Niên tiếp tục nói về vụ bê bối ở ĐH Tôn Đức Thắng và Hiệu trưởng Lê Vinh Danh. Báo Người Lao Động có bài: Những vi phạm khiến hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng Lê Vinh Danh bị đình chỉ. Chiều nay, Tổng LĐLĐ VN đã liệt kê rõ các sai phạm của ông Danh, nhất là vụ “Đảng ủy trường buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để lãnh đạo trường vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc không chấp hành các chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Tổng LĐLĐ Việt Nam”.

Cả Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM cũng tham gia chiến dịch “đánh hội đồng” ĐH Tôn Đức Thắng. Cơ quan này “kết luận những khuyết điểm, vi phạm của Đảng ủy Trường Đại học Tôn Đức Thắng có trách nhiệm của cá nhân ông Lê Vinh Danh”. Ủy ban Kiểm tra thành Hồ cho rằng, “những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm của ông Lê Vinh Danh đã gây hậu quả nghiêm trọng làm giảm sút vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy trường, ảnh hưởng đến hoạt động của trường, tạo dư luận không tốt”.

Báo Thanh Niên, tờ báo từng nổ phát súng đầu tiên, phanh phui sai phạm ở ĐH Tôn Đức Thắng, nay đặt câu hỏi: Vì sao ông Lê Vinh Danh bị đình chỉ chức vụ hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng? Tin cho biết, vụ ông Danh bị đình chỉ chức Hiệu trưởng mới chỉ là khởi đầu. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM đã thành lập Đoàn Kiểm tra xem xét, thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Lê Vinh Danh và các đảng viên có liên quan.

Chưa hết, “sau khi đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiến hành xem xét, đánh giá mức độ vi phạm để thực hiện kỷ luật về mặt chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh bảo đảm công khai, minh bạch”.

Ông Lê Vinh Danh vừa bị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng. Ảnh: TN

Một trong các sai phạm lớn của ông Danh: Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng tự ý gia hạn thêm nhiệm kỳ cho mình, theo VTC. Tổng LĐLĐ VN đã điều tra và xác nhận, tháng 3/2020, ông Danh đã ban hành Nghị quyết số 03/2020 Hội đồng trường “do Hiệu trưởng Lê Vinh Danh ký ban hành là văn bản trái pháp luật và trái các quy định của Tổng Liên đoàn”, và rằng ông Danh đã lạm quyền trong việc tự ý ký Nghị quyết miễn nhiệm Hội đồng trường và phó Hiệu trưởng, tự gia hạn cho mình.

Khoảng một tuần trước, ĐH Tôn Đức Thắng còn tự tin tuyên bố đây là ĐH hàng đầu VN và nằm trong top 800 ĐH của thế giới. Một số người từng theo học trường này chia sẻ rằng, trường có chương trình đào tạo khá tốt, cũng có tinh thần tự chủ chứ không chỉ toàn hư danh. Cứ cho rằng ông Danh và lãnh đạo trường có sai phạm, nhưng cách “đánh hội đồng” của Tổng LĐLĐ VN, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành Hồ và một số báo “lề đảng” đã dìm trường này xuống bùn, thay vì phỏng vấn các nhân vật chính của trường, cho họ cơ hội lên tiếng bào chữa.

Chiều nay, trang Facebook Sinh Viên Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ thư chia tay của ông Lê Vinh Danh ký tên hôm nay 25/8 và một clip phỏng vấn ông này từ năm 2019. Phần lớn mục bình luận cho thấy, nhiều sinh viên, cựu sinh viên tiếc nuối về sự ra đi của ông Danh. Có lời bình: “Những đứa con quen bám váy mẹ, ra đời dĩ nhiên nó ghen tị với mấy người tự lập mà họ giàu”, chắc để chỉ các trường ĐH phụ thuộc nhà nước.

Mời đọc thêm: Lý do ông Lê Vinh Danh bị đình chỉ chức Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng (VNN). – Lý do Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng bị tạm đình chỉ công tác (SGGP). – ‘Lùm xùm’ tại ĐH Tôn Đức Thắng: Nhiều khuyết điểm, vi phạm trong chỉ đạo, điều hành (ĐĐK). – Khôi phục chức danh 3 Phó Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng bị ông Danh miễn nhiệm (VTC). 

***

Thêm một số tin: Việt Nam làm gì khi Trung Quốc thuê những khu vực trọng yếu? (RFA). – Khảo sát: Giới trẻ Việt Nam ưu tiên ‘ổn định’, ít quan tâm đến thời sự (VOA). – Kê biên nhà, đất 4 bị can vụ gần 5.000m2 ‘đất vàng’ tại TP.HCM về tay tư nhân (VNN).

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Trường đại học thì nên lấy tên một vị học giả có tên tuổi để sinh viên người ta tôn sư trọng đạo và noi gương, ai đời khi không lấy tên một phu khuân vác trên tàu Pháp và sau này khi làm Chủ tịch nước thì bù nhìn, chỉ biết ngồi nhà sửa xe đạp. Trường trung học thì lấy tên Nguyễn Chí Thanh, một ông tướng mù chữ phải học bổ túc văn hóa trong bưng và Võ Thị Sáu một em gái tâm thần, ôi còn nhiều những nhố nhăng lố bịch khi quyền lực được tập trung vào tay nhóm du thủ du thực, bọn lưu manh đầu đường xó chợ.

  2. Đại học TĐT, cũng may là chưa có đại học Hồ dâm Tiên.
    ĐM chúng nó ngâm vụ Đồng Tâm quá kỹ, thương cho dân oan đến khi bị ra tòa chắc chẳng còn hơi. Để xem lũ chó đẻ xử án kiểu gì.

Leave a Reply to Choi Song Djong Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây