“Trí thức CHXHCN”, nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam

Trần Trung Đạo

24-8-2020

Một lần, khi đọc xong bản tin về ngày bầu cử tự do đầu tiên sau cuộc chiến tranh dài tại Cộng hòa Sierra Leone trong đó có nhắc đến trường hợp của anh nông dân Ismail Darramy, tôi vội vã vào Internet tìm tấm hình của anh , tải xuống máy, cất giữ kỹ lưỡng và thỉnh thoảng lại lấy ra xem.

Tấm hình anh dùng chân phải để kẹp lá phiếu bỏ vào thùng trong buổi sáng đẹp trời ngày 14 tháng 2 năm 2002 trên quê hương Sierra Leone chưa phai mùi súng đạn của anh sẽ không bao giờ phai đi trong nhận thức tôi.

Anh không phải là Albert Lutuli, Nelson Mandela, Desmond Tutu hay Kofi Annan tên tuổi của Châu Phi. Anh Ismail Darramy chỉ là một nông dân bình thường. Trước tháng 2, 2002, có lẽ ngoài gia đình anh, không ai biết đến anh. Nhưng nụ cười của anh, hai cánh tay cụt của anh, bàn chân phải kẹp lá phiếu của anh xuất hiện trên mặt báo đã trở thành biểu tượng cho khát vọng tự do dân chủ của những ai đang tranh đấu cho một trong những quyền căn bản của con người: Quyền bầu cử tự do.

Anh Ismail Darramy tươi cười là phải. Hôm đó là ngày anh đi bỏ phiếu để bầu nên một chính phủ dân chủ đầu tiên cho quê hương anh sau một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài suốt 11 năm. Nụ cười của anh đúng nghĩa là nụ cười chiến thắng. Vâng, anh Darramy cuối cùng đã chiến thắng trước súng đạn của quân phản loạn được mệnh danh là Mặt trận Đoàn kết Cách mạng Sierra Leone (RUF). Không có chiến thắng nào mà không phải hy sinh. Anh Ismail Darramy đã hy sinh cả hai bàn tay, không phải ngoài mặt trận mà trong phòng bỏ phiếu. Trong cuộc bầu phiếu cưỡng bách và gian lận lần trước, anh đã nhất định không bỏ phiếu cho quân phiến loạn RUF. Chúng đã trả thù bằng cách chặt đứt cả hai bàn tay của anh. Vì không có hai tay, anh đã phải dùng chân để bỏ phiếu.

Anh chịu đựng đớn đau, vợ con anh đói khổ khi anh không còn tay để canh tác cũng chỉ vì một lá phiếu. Thế nhưng, xin đừng hỏi anh Ismail Darramy định nghĩa dân chủ là gì, đa nguyên là gì, thế nào là các nguyên tắc phân quyền trong một xã hội pháp trị. Anh Ismail chắc sẽ vô cùng lúng túng. Dân chủ đối với anh Ismail Darramy là quyền tự nhiên mà bất cứ một con người cũng phải có, như con nai được uống nước bên bờ suối, con cá được lội tung tăng dưới sông, con sâu đo mình trên cọng lá xanh, con chim hót trên cành. Bình thường và đơn giản như thế đó.

Thế kỷ hai mươi là thế kỷ của nhiều thảm hoạ nhân loại nhưng đồng thời cũng là thế kỷ đánh dấu khả năng của con người có thể vượt qua thảm hoạ bằng con đường dân chủ.

Sierra Leone giống Việt Nam vì đều chịu đựng một trăm năm dưới ách thực dân và nhiều năm trong chiến tranh tàn phá.

Sierra Leone khác Việt Nam vì Sierra Leone đang cố gắng xây dựng căn nhà dân chủ và Việt Nam còn chìm đắm trong chế độc độc tài.

Sierra Leone còn rất lâu để trở thành một nước cường thịnh hay xây dựng cho họ một căn nhà dân chủ ổn định nhưng ít nhất họ đã đặt được những viên đá cần thiết làm nền móng cho một cơ chế chính trị nơi đó quyền của con người được luật pháp bảo vệ, một nền kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, nâng cao đời sống, và một xã hội nơi các thế hệ măng non của Sierra Leon sẽ trưởng thành trong hy vọng.

Sierra Leone không có bốn ngàn năm văn hiến, không có những thời đại hiển hách Lý Trần, phá Tống bình Chiêm, Rạch Gầm Xoài Mút. Người dân xứ Sierra Leone không có nhiều quá khứ. Lịch sử của đất nước họ là một chuỗi ngày buồn. Tổ tiên họ là những nô lệ được trả tự do nhưng không có một nơi để trở về. Thậm chí, trong số 400 người đầu tiên đến Sierra Leone vào năm 1787, có 70 người là gái bán dâm lưu lạc. Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, trong số 6 triệu người dân Sierra Leone chỉ có 29% dân số trên 15 tuổi là biết đọc biết viết và chỉ có 44% trẻ em trong tuổi đi học đã có cơ hội đến trường.

Thế nhưng tại sao Sierra Leone có dân chủ mà Việt Nam thì chưa?

Nhiều lý do nhưng tôi nghĩ một trong những lý do Việt Nam chưa có dân chủ, không phải vì tỉ lệ người dân biết đọc và viết tại Việt Nam thấp hơn con số 29% hay số học sinh ghi danh đi học ít hơn con số 44% của Sierra Leone, mà trái lại vì thành phần trí thức, tạm gọi một cách tổng quát cho thành phần khoa bảng, có trình độ học vấn cao về các lãnh vực thuộc khoa học nhân văn, trong xã hội Việt Nam quá đông.

Lực lượng trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam chân chính còn quá ít để kéo nổi con tàu cách mạng với những toa sét rỉ và chất đầy quá khứ. Trong khi đó, đại đa số trí thức Việt Nam vẫn còn cong lưng phục vụ cho giới lãnh đạo đảng CS, vẫn còn nặng ơn mưa móc của đảng mà thờ ơ trước những chịu đựng của đất nước.

Thành phần này, chẳng những không đóng góp được gì vào việc làm thăng tiến xã hội, thúc đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng tự do và nhân bản, giúp đưa dân tộc chúng ta vượt qua những bế tắc tư tưởng và chính trị để hội nhập vào dòng thác tiến bộ của nhân loại, mà với khả năng bồi bút họ đã trở thành bức tường chắn ngang tiến hình đó.

CSVN ký kết hầu hết các công ước quốc tế nhưng chưa thực hiện được một điều nào trong các công ước quốc tế nhân quyền gồm quyền tự do bầu cử, ứng cử, phát biểu, hội họp, đi lại, tín ngưỡng, bình đẳng trước pháp luật, thành lập công đoàn.

Trên rất nhiều bài viết, các dư luận viên cao cấp của chế độ suốt ngày ra rả “Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc thực hiện tự do tôn giáo là một biểu hiện cụ thể của vấn đề nhân quyền.”

Nhưng tự do tôn giáo là gì?

Điều 18 của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc (The universal Declaration of Human Rights) quy định rằng “Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.”

Tự do tôn giáo trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là một trong những quyền căn bản không chỉ xác định trong niềm tin riêng tư mà còn bằng hành vi công cộng. Quyền đó không chỉ giới hạn trong mỗi cá nhân mà thể hiện cả bên ngoài cộng đồng xã hội. Một tín đồ có quyền tham gia bất cứ một tông phái hay giáo hội nào, đi lễ tại bất cứ nhà thờ nào, chùa nào, thăm viếng hay đảnh lễ bất cứ lãnh đạo tôn giáo nào theo sự chọn lựa tự do của tín đồ đó.

Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo nói riêng hay các luật pháp tại Việt Nam đều do lãnh đạo đảng CS viết ra. Những luật pháp này thực chất chỉ là một công cụ để cai trị nhân dân chứ không phải là những quy định do chính người dân chấp nhận và tuân hành.

Điều 88 trong bộ luật Hình sự của CSVN là di sản của điều 58 thuộc bộ luật Hình sự Liên Xô ( RSFSR Penal Code ). Khi công bố luật Hình sự Liên Xô lần đầu vào năm 1927, điều 58 chỉ nhắm vào thành phần “phản cách mạng”, tuy nhiên trong giai đoạn “Thanh trừng Vĩ đại” (Great Purge) từ 1934 đến 1939, Stalin đã thêm vào khoản quy định các tội “phản quốc” và “âm mưu phản nghịch” vì tên đồ tể này cần lý do để xử bắn Karl Radek, Yuri Piatakov, Grigory Sokolnikov và nhiều đồng chí khác của y.

Thật buồn khi giới trí thức Việt Nam thích nói những về những điều lẽ ra họ không nên nói nhưng lại im lặng trước những sự kiện đáng nói.

Trong suốt dòng lịch sử, trí thức luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của dân tộc. Câu “sĩ, nông, công, thương” trong đó sĩ đứng hàng đầu không phải tự nhiên mà có. Sự kính trọng đó bắt nguồn từ những gắn bó của giới trí thức với đại đa số quần chúng và những giá trị mà họ đã dùng để dẫn dắt quần chúng.

Trong thời kỳ Pháp thuộc dù máy chém đang đợi, Côn Đảo đang chờ nhiều trí thức Việt Nam bằng trí tuệ và lòng yêu nước đã dấy lên Phong trào Duy Tân lịch sử. Miền Trung, năm 1905, Phó bảng Phan Châu Trinh đã cùng với hai tân tiến sĩ khoa 1904, Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, khăn gói lên đường đi khắp nước để vừa tìm bạn cùng chí hướng và vừa phổ biến tinh thần “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Miền Nam có Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng hưởng ứng và lập ra các cơ sở Liên Thành. Miền Bắc có Lương Văn Can, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Bá Trạc đồng lòng và cùng dấy lên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Những trí thức đó, phần lớn chỉ mới ngoài 30 tuổi, đã sống và đã chết một cách tuyệt vời như ngọn lúa Việt Nam.

Tiếc thay, đa phần trong giới trí thức ngày nay bị cuốn hút quá sâu vào bộ máy công danh và quyền lực để làm mất đi tác phong và tư cách của một người trí thức lẽ ra phải có tinh thần phê phán, khao khát mở mang trí tuệ, biết vui niềm vui của dân tộc và cũng biết đau cái đau, biết nhục cái nhục của dân tộc mình.

Không ít trí thức trẻ có cơ hội học tập ở nước ngoài, được làm quen với môi trường dân chủ, được sinh hoạt trong không khí tự trị đại học nhưng khi về nước họ lại giống như những con ngựa chở rau ra tỉnh, chấp nhận bị bịt tai, che mắt để phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo độc tài vừa thối nát mà cũng vừa dốt nát.

Với một đội ngũ trí thức đông gấp 5 lần Thái Lan, 6 lần Mã Lai mà đất nước vẫn chìm đắm trong độc tài đảng trị thì đội ngũ đó không phải là niềm hãnh diện mà là một nỗi bất hạnh cho đất nước Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

13 BÌNH LUẬN

  1. Bác TT Đ chưa ” đủ tuổi” về tiền bạc vói Trí Lợ nhá. Chớ lên mặt nhá. Tiề nà thước đo trí lợ nhá

  2. “Trí thức CHXHCN”, tác giả muốn nói về ai?
    Những khoa bảng đào tạo bởi nhà nước xhcn để vũ trang cho thượng tầng kiến trúc của chế độ, hay toàn bộ trí thức đang phải sống trên đất nước vì nhiều lý do- do dự lừng khừng, bị giằng xé bởi nhiều phức cảm, hay muốn thoát ly nhưng bất lực?

    Với loại thứ nhất, anh còn hy vọng gì mà nói ra ở đây.
    Với loại hai, hãy nhìn vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, vụ Xét lại Chống đảng…thì biết Trí thức dưới chế độ chxhcn có được bao sức mạnh. Chỉ là lo sống im, hoặc cố ngo ngoe trên mạng vào các báo chống Cộng để “re, mửa” cho thoát rối loạn ngộ độc chính trị, để kìm bớt tâm thần không cho nó phân liệt…chứ làm được gì?!

    Tốt nhất, thay vì than vãn, tác giả nên chỉ cho họ con đường cần đi…để “cứu nước”. Hay chính tác giả cũng tê liệt rồi nếu còn trong nước, hoặc chẳng biết gì hơn ngoài chỉ trích khi đang tự do ở nước ngoài?

    Dưới chế độ độc tài, trí thức không bằng cục phân theo Maoism

    “Năm 1958, Mao đã liên hệ bản thân ông ta với Tần Thuỷ Hoàng:
    “Tần Thuỷ Hoàng chôn sống 460 học giả, còn chúng tôi cũng đã chôn sống 46.000 học giả,” ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình.
    “Các bạn [những nhà trí thức] căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần.” (BBC, 09/01/2018)

    Liên xô cũng đâu thua kém. Chỉ vài thí dụ: Aleksandr Solzhenítsyn, Sergeyevich Likhachov, N.A. Berdaev…
    nhắc lại nhiều thêm chóng mặt.

    Thông cảm với bức xúc của ông. Nhưng ông đang nói vu vơ. Tội nghiệp…

  3. Các em ấy đều nà con ngoan, trò giỏi của bác Bacho cả mà
    Ai chết cứ chết. Dân tộc nà cái mịa gì, dt có nuôi được tao như đảng không mà đòi tao phải nghĩ đến.
    CÒN ĐẢNG CÒN NỒI CƠM

  4. Thật ra,trí thức V.N.chưa có như lời cố ts.Phan Đình Diệu từng có lần trả lời
    phỏng vấn sau 1975 nhưng ở đây,tác giả TTĐ.chỉ muốn tạm gọi như vậy để
    khỏi làm thương tổn khá nhiều người đang làm việc dưới chế độ CS.nhưng
    cố gắng trong âm thầm để có thể trở thành người trí thức ?
    Công bằng mà nói thì trí thức ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc đủ để có hẳn
    giới trí thức,tuy không lừng lẫy như ở miền Bắc với những Phan Khôi,Nguyễn
    Hữu Đang,Hữu Loan,Thụy An,Nguyễn Mạnh Tường v.v.Có điều là giới trí thức
    miền Nam này lại chỉ quan tâm chỉ trich lên án chế độ miền Nam,chứ không
    hiểu gì mấy cuộc chiến chống lại CS.nên đã không những thờ ơ với việc này mà
    còn tiếp tay,vô tình và cố ý,lật đổ nền cộng hoà không CS.ở miền Nam !

    • Có điều là giới trí thức miền Nam này lại chỉ quan tâm chỉ trich lên án chế độ miền Nam,chứ không hiểu gì mấy cuộc chiến chống lại CS.nên đã không những thờ ơ với việc này mà còn tiếp tay,vô tình và cố ý,lật đổ nền cộng hoà không CS.ở miền Nam !

      TẠM GỌI ĐÂY LÀ những lời trăn chối tạ lỗi CHƯA HOÀN HẢO lắm !!!

      Vài kỷ niệm với Anh Dực
      Nguyễn Ngọc Giao
      https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/vai-ky-niem-voi-anh-duc

      Mãi tới đầu thập niên 1990, tôi mới được gặp anh Hà Dương Dực, lần đầu tiên, ở Paris. Bốn mươi năm trước đó,

      tôi chỉ quen Hà Dương Hùng, cùng tuổi tôi, nghĩa là sinh sau anh Dực bốn năm.

      1950, trong Hà Nội tạm chiếm, chúng tôi sinh hoạt hướng đạo sáng chủ nhật ở Văn Miếu, lâu lâu mới đi cắm trại, xa nhất là ra tới Chùa Láng hay đền Voi Phục.

      Năm 54 vào Sài Gòn, Hùng và tôi đều học Chu Văn Ăn, ít nhất là năm đệ nhất, cùng ban toán, nhưng không cùng một lớp.

      Năm 1958, xong tú tài, tôi sang Pháp ngay, Hùng thì hai ba năm sau, học ‘prépa’ (lớp dự bị thi vào các “trường lớn”) ở lycée Janson de Sailly (Paris 16). Lúc đó, vì bị lao, tôi đã bỏ ‘prépa’ sang trường đại học.

      Phải giữa thập niên 60, chúng tôi mới gặp nhau lại, và kết thân, ở Đại học xá Jourdan, rồi trong Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam tại Pháp (thành lập vào mùa xuân năm 1965). Lúc đó, hai người em của Hùng là Tường và Tuấn cũng lần lượt tham gia phong trào Việt kiều. Bọn chúng tôi có lẽ là những “Bắc Kỳ di cư” đầu tiên “đi theo Việt cộng”. Kết thân với “anh em Hà Dương” từ hồi đó, nhưng tôi cũng chỉ nghe tên anh Dực, biết anh là con cả trong gia đình bác Hà Dương Bưu.

      Đầu năm 1990, chúng tôi công bố “Tâm Thư”. Anh Bùi Văn Nam Sơn (chủ tịch Hội Việt kiều Tây Đức) và tôi được quy chụp là “đầu sỏ”. Anh Sơn ngồi nhổ râu nhiều năm trong căn nhà cuối con hẻm Phú Nhuận – nhờ đó ngày nay nước ta có những bản dịch kinh điển các tác phẩm kinh điển của Kant, Hegel… – đầu hẻm, ngày đêm có hai đồng chí “bạn dân” ngồi canh chừng.

      Tôi thì bị cấm cửa, ở cả Mỹ lẫn Việt Nam – Mỹ thì ma lanh hơn, năm 1995, đã cấp visa cho tôi, trên hộ chiếu CHXHCNVN, mấy tuần trước ngày bình thường hoá quan hệ ; còn Việt Nam thì tới cuối năm 2001, tôi mới được cấp visa.

      Trong nhiều năm, hai chúng tôi được trang trọng nêu tên ở “Bảo tàng tội ác chiến tranh Mỹ-nguỵ”, phòng “âm mưu của các lực lượng thù địch sau 1975”.

      Dường như lối tuyên truyền trẻ con ấy cũng có tác dụng, ít nhất đối với một số nhà “quốc gia chống cộng”. Những năm 90, 91, 92… tôi thường được tiếp những nhà ở Mỹ sang.

      Những cuộc gặp đầu voi đuôi chuột, bên này thất vọng vì chữ dân chủ dường như có nhiều nghĩa quá khác nhau,

      bên kia vì tưởng phen này “chiêu hồi” nó về với “chính nghĩa quốc gia”.

      Chính trong bối cảnh 90-91 ấy, mà một hôm tôi nhận được điện thoại của anh Tường, nói “anh Dực vừa từ Cali sang, có chuyện muốn gặp Giao”.

      Tôi cũng không nhớ gặp anh ở nhà ai, nhưng nhớ rất rõ câu đầu tiên của anh : “Tôi tìm gặp anh, vì trước khi sang đây, anh Quỳnh – anh ruột tôi – trao cho tôi một nhiệm vụ. Anh Quỳnh nói, nhờ anh hỏi Giao một câu thôi : nó có còn là cộng sản không?”.

      Ngôn ngữ tiếng Việt thật là rắc rối, hay đúng hơn, thời thế Việt Nam thật không đơn giản. Tôi đành trả lời một cách thẳng thắn nhất có thể : “Nếu cộng sản là có thẻ đảng – đảng cộng sản Pháp hay Việt Nam – thì tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ là cộng sản. Còn nếu cộng sản là có tư tưởng ủng hộ công bằng xã hội, đấu tranh cho một xã hội thực sự công bằng, như anh Quỳnh đã ‘nhồi nhét’ vào đầu óc 11, 12 tuổi của tôi, những buổi anh ấy đèo tôi trên xe đạp lên hồ bơi Quảng Bá, thì tôi là cộng sản, và không có ý định từ bỏ lý tưởng ấy”.

      Anh Dực cười, bằng miệng, và bằng đôi mắt sau cặp kính cận dày cộm, và nói : “Tôi sẽ mang câu trả lời của anh về cho anh Quỳnh”.
      Chắc chắn anh Dực đã “hoàn thành nhiệm vụ”. Vì mấy năm sau, năm 1994, anh chị tôi ghé qua Pháp trong một chuyến Âu Du – anh em chúng tôi gặp nhau sau 36 năm xa cách – hay năm 1995 lần đầu tiên tôi sang Mỹ, cũng như những lần sau, không bao giờ anh Quỳnh đặt lại câu hỏi ấy nữa. Nhiều lần chúng tôi trao đổi về tình hình chính trị Việt Nam, nhưng chẳng bao giờ có gì để tranh luận.

      Đối với anh Dực cũng thế. Mỗi chuyến sang Mỹ, tôi đều xin gặp anh nhiều lần. Vài lần anh tham gia Hội thảo Hè, cũng thế. Chúng tôi trao đổi đủ thứ chuyện. Nhưng phải thú thực, trao đổi bất bình đẳng. Anh cho tôi, là chính.

      Anh Dực là “nguồn tin” chính xác và đầy đủ nhất của tôi về cộng đồng Việt Nam ở Mỹ. Cũng xin nói ngay để tránh hiểu lầm : “tin” của anh không có gì là bí mật, mặc dầu đó là những thông tin bắt nguồn từ nghiệp vụ của anh : trong nhiều năm, anh là chủ nhân và giám đốc một công ty kế toán.

      Ở Mỹ, như nhiều người biết, việc khai thuế thu nhập và lợi tức rất phức tạp. Người làm nghề kinh doanh hay lao động tự do đã vậy, mà cả những người làm công, ăn lương tháng, đồng lương thu nhập có sổ sách phân minh, cũng thế – ở Pháp, nhất là bây giờ, người làm công, ăn lương tháng, chỉ cần vài phút kiểm lại con số thu nhập mà Bộ tài chính nắm rõ, rồi bấm nút “chữ ký điện tử” là thoát nợ – còn ở Mỹ, mọi người đều phải qua một công ti kế toán để khai thuế (thuế liên bang, thuế tiểu bang, thuế địa phương). Với công ti “Taxcali” nằm giữa “Quận Cam”, anh Dực nắm hơn ai hết thực trạng kinh tế của cộng đồng người Việt ở Mỹ. Anh không cần tiết lộ gì về cá nhân nào, nhưng anh cho tôi hiểu được thực trạng và diễn trình đời sống kinh tế, xã hội của “Tiểu Sài Gòn”, từ năm 1978, khi xuất hiện gánh phở và những mẹt rau thơm, rau mùi… đầu tiên bày bán trên hè đường Đại lộ Bolsa.

      Nhờ những bữa đi ăn “Phở Nguyễn Huệ”, hay nếm bánh cuốn ở chợ Phúc Lộc Thọ, những cuộc dạo xe khắp Quận Cam, xuống đến tận San Diego ngắm chùa Việt Nam đang xây trên triền núi,

      tôi được phi ngựa xem hoa, hiểu thêm được xã hội “Tiểu Sài Gòn”,

      từ những bà con buôn thúng bán mẹt, qua những tiệm kim hoàn, tới các vị thuộc các thứ chính phủ lưu vong sáng sáng vừa ăn phở bò (“gầu hay không gầu”) phở gà (“da hay không da”) ở góc Bolsa Ave và Ward St, vừa bàn chuyện phục quốc sự như mổ bò.

      “Little Saigon”, và cả “Big Saigon” nữa. “Đại Saigon” là cái gì vậy ? Thưa đó là cái tên mà mấy sòng bạc Las Vegas dùng để gọi các đại gia từ Sài Gòn hay Hà Nội sang nướng cả trăm ngàn đô đựng trong attaché-case còn mang thẻ Vietnam Airlines.

      “Big” để phân biệt với các đại gia khách quen bay từ Little Saigon sang đánh bạc, cứ ký quỹ 5000 đô, là ăn ở khách sạn miễn phí. Anh Dực không cần dẫn tôi đến Las Vegas, mà chỉ cần lái xe một vòng Westminster, Santa Ana, Irvine, chỉ cho tôi cái nhà này, y chang các nhà chung quanh, nhưng một ông bà “Việt Cộng” mua (để con đi du học, và có thẻ xanh), bèn sửa một chút cái cổng vào, hơi hớm “Hà Nội chóp”, là biết ngay. Với bài học “địa lý quận Cam” của thầy Dực, tôi đã loè được mấy ông bạn “người Mỹ gốc Việt” không hiểu tại sao tên “Paris gốc Viêt” lại thổ công hơn họ !

      Phải một thời gian tôi mới hiểu được “bí quyết” của anh Dực. Năm 1945 anh 9 tuổi, 1954 18 tuổi. Di cư, rồi đại học, bạn bè Bắc Nam đủ thứ, rồi quân dịch, chiến trận, rồi học bổng (AID ?) sang Mỹ, chứng kiến phong trào phản chiến, rồi 1975, dân tộc hai ngả, gia đình hai phía, bạn bè nhiều phe… anh là một chứng nhân lý tưởng của lịch sử. Hoàn cảnh khách quan kết hợp với thiên bẩm chủ quan : óc quan sát tinh tế và tấm lòng quảng đại, khoảng cách cần giữ và tâm cảm hoà đồng, dấn thân và thiền tính…
      Từ giữa thập niên 1990, anh đã cùng các anh Phạm Văn Thuyết, Lê Xuân Khoa, Tạ Văn Tài… về nước tham gia những khoá đào tạo và hội thảo về kinh tế thị trường. Đó là dịp thuận lợi để anh quan sát thực tế Việt Nam, làm quen với những anh chị em trí thức trong nước, ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn. Chẳng mấy lúc, dù không đứng trong một định chế, hội đoàn nào – nói đúng hơn, chính vì thế – anh Dực đã trở thành cầu nối, người đối thoại “không hậu ý” của anh chị em trí thức người Việt, bất kể trong ngoài, phe nhóm.

      Bourges, 22.8.2020
      Nguyễn Ngọc Giao


      RẤT TIẾC bác Nhuyễn Ngọc Giao có nhiệt tình yêu Nước NHƯNG BỊ BẢ BÙA bọn Chí Phèo HỒ CHÍ MEO mà hỏng cả 1 đời (đời bác chẳng thấm gì đáng gì LÀM SAI thì CHỊU TỘI ) nhưng đau lòng hơn là bác ấy đã ĐẦU ĐỘC THỂ CHẾ VNCH dù chưa hoàn toàn NHƯNG LẠI LÀ nền móng từ đó có thể xây nên MÔ HÌNH như NHẬT , NAM HÀN, ĐÀI LOAN , TÂN GIA BA….
      Đau lòng thay !!!!
      Đau lòng thay !!!!

      Đau lòng thay !!!!

  5. Việt Nam có hơn 26.000 TIẾN SĨ phần lớn trong đảng là Tiến sĩ TẠI CHỨC đi học nhờ người ĐI HỌC và ĐI THI GIÙM !!!!
    Còn lại làm tư hay dạy đại học là NHÀ KHOA BẢNG có thể có THỰC TÀI nhưng do điều kiện xã hội chỉ có khoảng 10% là có thực TÀI và 5% TRONG SỐ NÀY có thực TÂM lẫn thực TÀI cho nên CHƯA ĐỦ ĐỂ TẠO ra thật sự GIỚI TRÍ THỨC – Tập hợp các Nhà Trí thức CHÂN CHÍNH có thực TÂM lẫn thực TÀI và VIỄN KIẾN cùng dũng cảm SẴN SÀNG LÊN CHÍNH KIẾN

    GIỚI TRÍ THỨC chỉ có trong các nước Dân chủ Tự do THẬT SỰ và theo quan điểm này Việt Nam hiện trạng KHÔNG CÓ GIỚI TRÍ THỨC và ngay cả đồng chí Trung C..uốc cũng không có … Một vài cá nhân dũng cảm như LƯU HIỂU BA thì cũng chết ung thư trong tù rồi !!! HOÀNG CHÍ PHONG 23 tuổi người Hương Cảng Hồng Kông nay thuộc Hoa Lục xem như là NHÀ TRÍ THỨC lớn

    Chưa kể các NHÀ ĐẠI KHOA BẢNG tốt nghiệp các trường đại học lừng danh Liên Xô cũ, Nga …Pháp Đức , Mỹ …đã và đang BÁN ÓC NUÔI VỢ CON + chính MÌNH kiểu KIỀU THỜI ĐẠI KINH TẾ TRI THỨC !!!!

    Chỉ buồn là cả 100.000 NHÀ KHOA BẢNG có thực tài tản mác khắp Thế giới tư bản nhưng chưa HỘI ỤU QUẦN HÙNG để làm nên MỘT ĐẠI HỌC HÀM THỤ TỪ XA xây dựng trên KỸ THUẬT SỐ kiểu MOODLE


    @ THÂN GỞI QUÝ VỊ Người Việt Tự do trên đất MỸ-ÂU có trình độ và kinh nghiệm có thể giúp ích hàng trăm ngàn NGAY CẢ hàng TRIỆU HỌC SINH SINH VIÊN HIẾU HỌC TẠI QUÊ NHÀ tiếp cận NHỮNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI NHẤT

    Tôi tiếc những du sinh Việt Nam gia đình thanh bạch nhưng cực kỳ hiếu học HÃY ĐỨNG TẤN CHỊU SÀO bám trụ CỐ GẮNG HỌC TẬP sau khi thích nghi với môi trường đại học sáng tạo Mỹ -Âu nhất là MỸ sáng tạo p)háy minh nền Khoa học Kỹ thuật mà sinh viên Tàu từ thời Đặng Tiểu Bình mở cửa 40 NĂM sau Tàu đã bắt kịp 400 NĂM tụt hậu

    Còn bọn CON CHÁU CÁC CỤ con ông cháu cha QUA DU HÍ ĂN CHƠI BÊN MỸ thì nên về Nước đỡ nhục và tốn THUẾ DÂN như con thằng FUC*K đầu niểng

    Còn những du sinh Việt Nam thanh bạch SỨC HỌC TRUNG BÌNH và RẤT TIẾC Bộ Đào tạo và Giáo dục KHÔNG MỞ RA những ĐẠI HỌC SỐ HÓA TRỰC TUYẾN tiết kiệm rất nhiều cho GIA ĐÌNH MÌNH xã hội mình NHẤT LÀ TẬN DỤNG các nhà máy sản xuất ÂU-MỸ sắp dời từ TRUNG C..UỐC qua Việt nam
    Và THẬT LÀ RẤT TIẾC tôi đã bắn tiếng KÊU GỌI hàng ngàn giáo sư hay kỹ sư tại các trường Đại học hay các công ty công nghệ cao MỸ- ÂU soạn VIDEOS làm những BÀI TẬP áp dụng các KHÓA HỌC công nghệ khoa học cơ bản của CÁC ĐẠI HỌC LỪNG DANH MỸ- ÂU và khai triển cao những ÁP DỤNG LẬP TRÌNH các ngành công nghệ cao cấp mũi nhọn như THÔNG MINH NHÂN TẠO, VIỄN THÔNG DI ĐỘNG , DRONE, SmartPhone ….

    Nếu khoảng 50 Người Việt Tự do trên đất MỸ-ÂU có trình độ và kinh nghiệm có thể giúp ích hàng trăm ngàn NGAY CẢ hàng TRIỆU HỌC SINH SINH VIÊN HIẾU HỌC TẠI QUÊ NHÀ tiếp cận NHỮNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI NHẤT bằng cách TÍCH HỢP tất cả VIDEOS trên YouTube hay từ các trang nhà cuta quý vị Giáo sư có kinh nghiệm sư phạm giảng dạy dễ hiểu của CÁC ĐẠI HỌC LỪNG DANH MỸ- ÂU và khai triển cao những ÁP DỤNG LẬP TRÌNH các ngành công nghệ cao cấp mũi nhọn như THÔNG MINH NHÂN TẠO, VIỄN THÔNG DI ĐỘNG , DRONE, SmartPhone …. VÀ ĐI KÈM SONG SONG là các BÀI TẬP rồi ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG áp dụng vào THỰC TIỄN thực tế Việt Nam

    Vào trong GITHUB của hơn 50.000.000 nhà sáng tạo ra các đề án SOFTWARE chọn lựa những đề án thiết thực CÓ TÍNH SƯ PHẠM và có thể ÁP DỤNG vfao THỰC TIỄN VIỆT NAM để VIẾT LẠI những ĐỀ ÁN ẤY có phân tích giải thích ĐỂ CHO CÁC SINH VIÊN của ĐẠI HỌC SỐ chúng ta có thể QUÁN TRIỆT NHỮNG CÔNG NGHỆ MŨI NHỌN có thể áp dụng vào ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

    Tôi có THIỂN Ý song song với xây dựng xã hội dân sự, Dân chủ, Pháp quyền Đa nguyên CÙNG BƯỚC ĐỒNG BỘ với việc giúp ĐÀN CON ĐÀN CHÁU (nhất là các cháu con nhà nghèo HIẾU HỌC nhờ ĐẠI HỌC SỐ HÓA TRỰC TUYẾN NÀY các cháu có cơ hội như SỐNG NGAY TẠI ÂU-MỸ học những công nghệ cao NHƯNG THỰC TIỄN có thể tự kiếm sống NÂNG CAO KIẾN THỨC TRÌNH ĐỘ và TAY NGHỀ càng ngày càng cao TRONG TÌNH HÌNH các đại tập đoàn APPLE, SAMSUNG … dời TRUNG QUỐC một phần chuyển sang Việt Nam

    Chỉ cần 50 VỊ GIÁO SƯ KHOA BẢNG về hưu thực hiện 10% phần VIDEO THỰC TẬP ĐỀ ÁN THIẾT THỰC phần 90 % còn lại DỰA TRÊN NHỮNG GIÁO TRÌNH CƠ BẢN của các ĐẠI HỌC LỪNG DANH MIT, BERKELEY, STANFORD…..

    Nhất là tôi đã xây dựng hoàn tất xong ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN từ hơn 2 NĂM NAY

    THÂN CHÀO ĐOÀN KẾT TRONG ĐỀ NGHỊ CUẢ TÔI

    Nguyễn Hữu Viện – Kỹ sư Viễn thông – CỘNG HÒA PHÁP
    Sáng lập viên Đại học Số hóa Trực tuyến Bézier và Thư Viện Số Phan Châu Trinh

    http://universite-numerique-bezier-bernard.com/
    http://universite-digitale1.com/
    https://la-bibliotheque-nguyen-huu-san.org

    TRANG CÁ NHÂN http://hanoiparis.com

    • Chỉ cần 50 VỊ GIÁO SƯ KHOA BẢNG về hưu thực hiện 10% phần VIDEO THỰC TẬP ĐỀ ÁN THIẾT THỰC phần 90 % còn lại DỰA TRÊN NHỮNG GIÁO TRÌNH CƠ BẢN của các ĐẠI HỌC LỪNG DANH MIT, BERKELEY, STANFORD…..

      Mại dô…ngon bổ rẻ. Khuyến mãi cho 100 người ghi tên đầu tiên mua giáo trình…mại dô

      • Đọc ý kiến đoán thử thì SAKIM chẳng phải loại “trí thức XHCN” như anh Trần Trung Đạo nhắc tới như loại này HẠ CÁM

        Việt Nam thật sự chưa có một trí thức CHÂN CHÍNH CHÍNH DANH nào đúng nghĩa THƯỢNG VÀNG (thau HAY đồng CÒN CHƯA CÓ !!!) nhưng những vị như TRẦN KIM ANH từng xả thân trong Chiến tranh biên giới 1979 chống xâm lược Tàu và sau đó đấu tranh cho Dân chủ HAY Trần Huỳnh Duy Thức là NHỮNG VỊ TRÍ THỨC ĐÁNG KÍNH nhưng rất TIẾC đang trong ngục tù gần như cả đời và 16 năm như Trần Huỳnh Duy Thức

        Bọn các cậu ấm sứt vòi cô chiêu ghe ghẻ thì chỉ là BỌN THEO ĐUÔI giở trò phản tặc bưng bô ĐÂM DAO SAU LƯNG bằng hữu vào quân trường ra chiến trường CÒN CHÚNG bưng bô cho VC sau khi du học BẰNG HỌC BỔNG QUỐC GIA MIỀN NAM và nay đã gần chết CHÚNG CHƯA mở mồm XIN MỘT LỜI TẠ TỘI TẠ LỖI

        Còn bọn yên thân yên phận CỐ bán óc nuôi trôn …

        Còn đa số khác thì về Nước du hí hành D(h)ương HAY CÓ làm thì cũng như TRƯỜNG HỢP SAU xây cầu rác MÀ CHÍNH MÌNH không phải xây TIỀN THÌ QUYÊN GÓP hàng chục người Việt kiều về từ 5.000 đến 10.000 đô la XÂY CÁI CẦU qua kinh lạch DÀI 5 mét đến 10 m do các phó nề trong làng xây nên CHẲNG CẦN HỌA ĐỒ KIẾN TRÚC như bác ấy từng học trường lớn xây cầu cống và làm hãng Pháp đi đây đó xây dựng những công trình kỳ vĩ bên TÀU ( nay họ cũng chả cần đến thầy PHÁP
        nữa và tự họ xây những công trình còn VĨ ĐẠI hơn cả BẶC THẦY !!) bên Ả Rập ….

        Đây là lần thứ hai THẰNG SA KIM báng bổ 1 CÁCH VÔ GIÁO DỤC … Tôi không biết NÓ loại SIÊU VI KHUẨN nào ??? Nhưng nếu NÓ là một con người có chút lương tâm lương tri TÔI sẵn sàng đối thoại với nó với ĐIỀU KIỆN TÊN THẬT NGƯỜI THẬT … còn không THẰNG SA KIM cũng chỉ là loại SIÊU VI VŨ HÁN loại DÊ LỢN VIÊN ghê tởm vào Diễn đàn

        Mại dô…ngon bổ rẻ. Khuyến mãi cho 100 người ghi tên đầu tiên mua giáo trình…mại dô

        TÔI NHẮC LẠI là ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN này MIỄN PHÍ theo TINH THẦN của Vị Ân sư khả kính Cố Giáo sư PIERRE BEZIER căn dặn những khi gặp Người …. vì chúng ta chỉ đóng góp 10% làm các bài tập (mà ngay thật sự cũng PHIÊN DỊCH TIẾNG VIỆT vì các phần HOMEWORK RECITATION cũng đã được các ĐẠI HỌC LỪNG DANH MIT, BERKELEY, STANFORD…..LÀM SẴN CỖ (chỉ có vào ăn mà thôi !!!) LÀM CẢ RỒI

        Chúng ta CHỈ LỰA CHỌN trong CÁI VỰA KIẾN THỨC THỰC DỤNG KHỔNG LỒ bằng cách vào trong GITHUB của hơn 50.000.000 nhà sáng tạo ra các đề án SOFTWARE chọn lựa những đề án thiết thực CÓ TÍNH SƯ PHẠM và có thể ÁP DỤNG vào THỰC TIỄN VIỆT NAM để VIẾT LẠI những ĐỀ ÁN ẤY có phân tích giải thích ĐỂ CHO CÁC SINH VIÊN của ĐẠI HỌC SỐ chúng ta có thể QUÁN TRIỆT NHỮNG CÔNG NGHỆ MŨI NHỌN có thể áp dụng vào ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

        Loại “trí thức XHCN” như anh Trần Trung Đạo nhắc tới như loại này HẠ CÁM … nhưng thú thật loại “trí ngủ Miền Nam cũ ” CŨNG CÓ RẤT NHIỀU loại vô liêm sỉ như SA KIM !!!!

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây