Mọi hình tướng, mọi tâm tưởng

Nhã Duy

24-8-2020

Lần đầu qua Tokyo, đi bộ dọc theo vài con đường, tôi có thấy những gờ cao nằm giữa lề đường dành cho người đi bộ nhưng không chú tâm lắm. Rồi đến ngã tư, nghe tiếng “chíp-chíp” như chim kêu khi đèn tín hiệu đi bộ chuyển xanh, cũng ngỡ để báo hiệu khách bộ hành đang đợi băng ngang đường.

Về sau có dịp trò chuyện với một người sống tại Nhật, câu chuyện đưa đẩy thế nào mà tôi nhắc lại điều này và mới học được rằng, chúng được thiết kế dành cho người mù. Ông cũng nói thêm rằng, không phải nước Nhật có quá nhiều người mù mà chính phủ làm vậy, chỉ là vấn đề nhân đạo, quan tâm đến người tàn tật. Ra vậy, có vô số điều đôi khi chúng ta nhìn mà không “thấy”. Và có thấy, đôi khi cũng chưa tường tận.

Thật ra đây không phải là điều lạ tại Mỹ, tôi chỉ chưa thấy gờ cao hay âm thanh báo hiệu như tại Tokyo mà thôi. Bởi các luật lệ về xây dựng, tiện ích công cộng đều buộc phải có tính năng cho người khuyết tật sử dụng, như bãi đậu xe, lối đi dành riêng cho người tàn tật, hệ thống điện thoại dành cho người điếc, người mù…

Nước Mỹ vừa kỷ niệm 30 năm Đạo Luật Người Khuyết Tật (Americans with Disability Act), một bộ luật dân sự ngăn cấm việc kỳ thị người khuyết tật, dù tâm thần hay thể lý. Trong việc làm, phương tiện di chuyển, tiện ích công cộng, dịch vụ…, người khuyết tật cũng được hưởng những cơ hội bình đẳng như bất cứ ai. Nếu không bảo một số hãng còn có chính sách ưu tiên cho người khuyết tật.

Mà không riêng Nhật, Mỹ, hầu hết các quốc gia tiến bộ đều có những chính sách, tiện ích dành riêng cho nhóm người này, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, nhân ái với những người thua thiệt, kém may mắn. Điều mà các quốc gia đang phát triển còn ít quan tâm, thậm chí có người còn cười ngạo, coi khinh hay hiếp đáp họ.

Chỉ nhìn việc diễn hài trên sân khấu Việt hiện nay, thỉnh thoảng người xem vẫn bắt gặp những tay hài đem sự bất toàn, tật nguyền của người khác ra chế giễu, để chọc cười. Giả đi cà nhắc, giả nói ngọng, chê mập ốm, xấu đẹp, hay giả gái, giả trai… Có điều gì bất nhẫn khi chứng kiến những điều như vậy.

Nhắc đến câu chuyện người khuyết tật để thấy những người này không phải đối tượng mang ra chọc cười, để xem thường hay kỳ thị, mà họ cần được yêu thương và tôn trọng. Nó là văn hóa của tình người, là hành xử của xã hội văn minh. Và nhắc đến điều này, để thấy rằng, với những con người bình thường khác, họ lại càng không có lý do gì để bị coi khinh, sỉ nhục bởi hình tướng, màu da.

Như việc gọi những người khác màu da bằng “mọi” hay “nhọ”, ví họ như “đười ươi, khỉ đột” của một nhóm người trên cộng đồng mạng người Việt từ vài năm qua. Cường độ tăng dần theo sự sôi sục của chính trường Hoa Kỳ, khi họ chẳng ngần ngại gọi đích danh giới lãnh đạo cùng người dân da màu của Hoa Kỳ một cách đầy xúc phạm như vậy. Họ ngang nhiên tấn công vào danh dự, phẩm giá của người khác.

Tôi thở dài khi tình cờ đọc được một nhà văn nữ tại Việt Nam gọi Tổng thống Barack Obama là “mọi” vài tháng trước. Rồi tôi lắc đầu khi bắt gặp một người tham gia hoạt động dân chủ gọi ông là “nhọ”. Và không kềm cảm xúc, tôi phẫn nộ khi lại bắt gặp một nhà thơ vừa đến Mỹ được vài năm, công khai xúc phạm ông bằng ngôn từ tương tự là “mọi, rệp” trong đôi tuần qua. Họ chỉ là vài trong không ít người đã từng đăng đàn công khai viết ra những điều như vậy.

Chúng chẳng làm giảm giá trị của tổng thống Obama hay người bị xúc phạm, chúng chỉ thể hiện tâm tưởng và phẩm cách của những người thốt hay viết ra. Tôi không tiếc cho lòng tự trọng của họ bị đánh mất, tôi chỉ nghĩ về một cộng đồng vẫn còn tồn tại vô số người chưa thấu đạt về giá trị, phẩm giá cùng quyền con người của người khác. Cũng là quyền của chính mình.

Câu nói trích trong diễn từ Gettysburg nổi tiếng của tổng thống Abraham Lincoln năm 1863 rằng, “mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được tạo hóa ban cho một số quyền bất khả xâm phạm, trong đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, đã được xem là một trong những câu trứ tuyệt của tiếng Anh.

Nó trở thành nền tảng của xã hội tiến bộ, là tiêu chuẩn đạo đức, là cam kết vô hạn định về quyền con người. Câu nói trở thành kinh điển và niềm cảm hứng của nhiều bản Tuyên Ngôn Độc Lập trên khắp thế giới sau này. Nó thể hiện giá trị và nhân phẩm của mỗi con người. Được tự do, bình đẳng và được tôn trọng, bất kể màu da, tôn giáo, giới tính hay tuổi tác. Bất kể thế nào, lành lặn hay khuyết tật.

Dù vậy, một thể chế dân chủ như nước Mỹ, cũng đã phải qua bao thế hệ tranh đấu, những quyền này cuối cùng mới thành sự thật. Đạo luật Dân Quyền (Civil Rights Act) ra đời năm 1964, cả hơn trăm năm từ sau lời phát biểu của Abram Lincoln. Nó tái khẳng định những quyền con người và được áp dụng, thành luật. Xúc phạm, kỳ thị người khác không chỉ là vấn đề đạo đức, mà còn trái với luật pháp. Hãng xưởng, công sở xem đây là điều tối kỵ. Vậy mà nhiều người vẫn thản nhiên vi phạm.

“Mọi”? Và thế nào là “mọi”? Ai là “mọi”?

Tôi vẫn thường suy nghĩ về điều này mỗi khi bắt gặp những ngôn từ, hành xử như vậy. Để rồi tự hỏi rằng, giữa “mọi” hình tướng và “mọi” tâm tưởng, điều nào và ai mới thật sự là “mọi”, là thiếu văn minh và đáng chê cười hơn?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. thua anh, that ra khong phai ky thi vi mau da ma nguoi ta bieu lo su khinh bi? ve con nguoi do ma thoi. su ky thi no co o khap noi va o moi khia canh, chung ta neu chap nhan va song voi no thi cha co gi la ky thi ca?,nhung khi chung ta muon tao ra thanh van de thi no se la mot van de . nhung nha chinh tri dung no nhu mot co hoi, nhung nguoi ngu muoi nghi do la mot ly tuong? ma nguoi ta goi la usefull idiots. mot thang toi pham duoc vinh danh nhu than thanh, khong phai vi no muon nhu the ma nguoi khac muon lam cho no nhu the,

  2. TRÍCH BÀI CHỦ

    Chỉ nhìn việc diễn hài trên sân khấu Việt hiện nay, thỉnh thoảng người xem vẫn bắt gặp những tay hài đem sự bất toàn, tật nguyền của người khác ra chế giễu, để chọc cười. Giả đi cà nhắc, giả nói ngọng, chê mập ốm, xấu đẹp, hay giả gái, giả trai… Có điều gì bất nhẫn khi chứng kiến những điều như vậy.

    Lần đầu qua Tokyo, đi bộ dọc theo vài con đường, tôi có thấy những gờ cao nằm giữa lề đường dành cho người đi bộ nhưng không chú tâm lắm. Rồi đến ngã tư, nghe tiếng “chíp-chíp” như chim kêu khi đèn tín hiệu đi bộ chuyển xanh, cũng ngỡ để báo hiệu khách bộ hành đang đợi băng ngang đường.

    Về sau có dịp trò chuyện với một người sống tại Nhật, câu chuyện đưa đẩy thế nào mà tôi nhắc lại điều này và mới học được rằng, chúng được thiết kế dành cho người mù. Ông cũng nói thêm rằng, không phải nước Nhật có quá nhiều người mù mà chính phủ làm vậy, chỉ là vấn đề nhân đạo, quan tâm đến người tàn tật.

    HẾT TRÍCH BÀI CHỦ

    NHƯ THẾ NHẬT BẢN mới là môi trường SINH RA Thiên tài âm nhạc khiếm thị

    Tsujii Nobuyuki (辻井伸行?) (sinh 13 tháng 9 năm 1988) là một nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc khiếm thị người Nhật.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tsujii_Nobuyuki

    Tsujii sinh ngày 13 tháng 9 năm 1988 tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Nobuyuki trong tiếng Nhật có nghĩa là “Hạnh phúc ngập tràn” (faithful happiness).< Sinh ra đã bị mù do ảnh hưởng của chứng microphthalmia (rối loạn sự phát triển của mắt), Tsujii Nobuyuki có một tài năng thiên bẩm về âm nhạc. Ở tuổi lên 2, cậu bé bắt đầu những nốt "Đồ rê mi" trên cây đàn đồ chơi tí hon do mẹ mua về. Lên 4 tuổi, mẹ bắt đầu cho Nobuyuki đi học nhạc. Năm 1995, khi 7 tuổi, cậu chiến thắng giải thưởng âm nhạc đầu tiên trong đời – giải nhất Cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh khiếm thị toàn nước Nhật.[1]

    Sự nghiệp
    Những năm sau khi sinh, anh đoạt lần lượt là giải vàng tại PTNA piano khi 11 tuổi; giải solo tại cuộc thi Suntory Hall và Liên hoan âm nhạc Kobe; giải Phê bình tại cuộc thi dương cầm quốc tế nổi tiếng Frederik Chopin tại Ba Lan lần thứ 15 (năm 2005)[2]. Năm 2009, chàng trai trẻ chia sẻ giải Nhất Cuộc thi Dương cầm Quốc tế Van Cliburn trên đất Mỹ với Trương Hạo Thần (Trung Quốc). Anh không những là người Nhật đầu tiên đoạt huy chương vàng (giải nhất) tại Cuộc thi Dương cầm Quốc tế Van Cliburn, mà cũng là nghệ sĩ dương cầm khiếm thị đầu tiên thắng cuộc trong lịch sử 47 năm của cuộc thi danh giá này.[1][3]

    Tsujii đến nay đã phối hợp biểu diễn với các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới như Mỹ, Đức, Anh, Thụy Điển….[4]

    Vinh danh
    Báo chí Nhật Bản ví Tsujii Nobuyuki là hiện thân của phép màu thượng đế vì dù bị khiếm thị nhưng có một khả năng đặc biệt về âm nhạc.[4]

    Năm 2013, người Nhật đã đưa cái tên Tsujii Nobuyuki vào sách giáo khoa tiếng Anh dành cho học sinh trung học Nhật Bản

    BẤM VÀO XEM TRÌNH TẤU DƯƠNG CẦM trên sân khâu âm nhạc cổ điển thế giới
    https://www.youtube.com/watch?v=OpbYwDInrqU

    Clair de Lune – Beethoven
    2 007 203 vues•23 mars 2020

    https://www.youtube.com/watch?v=wbAoeZZvntk
    Nobuyuki Tsujii – La Campanella – BBC Proms 2013  辻井伸行さん プロムス2013 アンコール 7 296 734 vues•24 oct. 2013

    https://www.youtube.com/watch?v=BFIIJgD_Ym8
    辻井伸行 in ウィーン ♪ラ・カンパネラ♪ 3 239 480 vues•1 nov. 2018

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây