Tỏ rõ thái độ với Trung Quốc!

Nguyễn Ngọc Huy

15-8-2020

Ít khi thấy truyền thông chính thống của Việt Nam tỏ rõ thái độ như thế này. Những năm trước, khi đụng vào vấn đề gì liên quan đến Trung Quốc thì đều bị xem là nhạy cảm.

Nếu làm một cuộc thăm dò dư luận xem người Việt chúng ta tỏ thái độ như thế nào về Trung Quốc, tôi tin kết quả sẽ áp đảo là “Khinh Bỉ”. Đơn giản bởi vì họ không đàng hoàng và tử tế. Muôn đời nay vẫn vậy. (Tôi nói đến chính quyền TQ chứ không nói về tất cả người TQ. Tôi cũng có những người bạn TQ sống ở Mỹ và Nhật. Họ là những người TQ tốt bụng, tử tế mà tôi được biết).

Nhiều người có thể nói với tôi, với bạn rằng chửi TQ khác gì chửi khách hàng của mình và đổ bỏ đi nồi cơm của mình. Phải thừa nhận TQ đang là thị trường tiêu thụ nông, hải sản lớn nhất cho người nông dân của Việt Nam nhưng hãy cùng xem lại về sự thất thường và bất ổn định ở trị trường này. Họ thích là họ đóng biên, họ ép giá và lừa lọc. Họ, với thái độ của kẻ cả lấn át người khác thì cuộc chơi này là một cuộc chơi phụ thuộc dưới cơ. Chơi thế lâu này sẽ chỉ có lợi cho một nhóm trung gian kết cấu với họ bóc lột đồng bào mình. Không nhất thiết phải đóng biên thương mại nhưng cũng phải tham gia cuộc chơi giao thương này một cách bình đẳng và đàng hoàng, được pháp luật bảo hộ chứ không dấm dúi và khép nép.

Chúng ta cũng không nên từ chối khách du lịch TQ đến Việt Nam vì rõ ràng họ là nguồn thu nhập lớn cho ngành du lịch. Nhưng cũng cần tỏ rõ thái độ rằng họ đến nơi này du lịch thì phải tuân thủ thuần phong mỹ tục ở nơi đây. Đừng mang thêm thói hư tật xấu vào đất nước này nữa.

Còn rất nhiều, rất nhiều vấn đề chúng ta phải tỏ rõ thái độ rõ ràng với TQ. Chỉ khi Nhà nước và Nhân Dân chung nhau quan điểm thì Đất Nước mới độc lập và hùng cường, lòng dân mới như một để bảo vệ sự độc lập về văn hóa và chủ quyền.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
    Cho nên quân nó dễ làm quan.

    Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

    74.000 người Pháp ký đơn đòi công lý cho một con gà trống
    Gia Minh | 19/08/2020
    https://soha.vn/74000-nguoi-phap-ky-don-doi-cong-ly-cho-mot-con-ga-trong-20200819140640497.htm

    74.000 người Pháp ký đơn đòi công lý cho một con gà trống

    https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/160588918557773824/2020/8/19/photo1597820631491-15978206316571254029837.jpg

    LÀM chú gà trống cũng SƯỚNG (vừa ‘đạp’ gà mái dầu CHÂN DÀI vừa được ‘gáy’ ) trên ĐẤT PHÁP cái Nôi Tự do !!!

    Tiếng gáy của gà trống được Quốc hội Pháp xem là “di sản giác quan” tại vùng nông thôn Pháp. Ảnh: AP

    Câu chuyện không chỉ là việc con gà trống Marcel bị giết chết, sâu xa hơn đó là cuộc đấu tranh của người dân và cả Quốc hội Pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa và lưu giữ một di sản giác quan ở vùng nông thôn.

    Bản kiến ​​nghị đến nay đã thu được 74.000 chữ ký đòi công lý cho một con gà trống tên Marcel bị một người hàng xóm giết chết, do họ phát ốm vì cứ phải nghe tiếng gáy của nó.

    Chủ sở hữu của Marcel, một gia đình đến từ Vinzieux, ngôi làng nhỏ ở tỉnh Ardeche – miền Đông Nam nước Pháp, cho biết họ “vô cùng sốc” trước cái chết của con gà trống.

    Gia đình này đã đưa vụ việc ra tòa và nhờ sự giúp đỡ của “Quỹ 30 triệu bạn bè” (La Fondation 30 millions d’amis), một tổ chức phi chính phủ về quyền lợi động vật.

    Họ cũng thu hút sự chú ý của dư luận với bản kiến ​​nghị đòi hỏi “bảo vệ động vật ở các vùng nông thôn khỏi những hành vi đe dọa cuộc sống”.

    Bản kiến nghị được gia đình viết: “Gà trống Marcel được các con của chúng tôi tắm bằng tình yêu thương. Nó là niềm tự hào và niềm vui của gia đình chúng tôi. Việc giết và “âm mưu đầu độc” Marcel đã phá hủy “thiên đường nhỏ bình yên” mà chúng tôi xây dựng cho gia đình và vật nuôi của mình”.

    Trường hợp của Marcel lặp lại trường hợp của một con gà trống khác tên Maurice, cũng bị kiện vì tiếng gáy mỗi sáng, mặc dù cái kết của Marcel bi thảm hơn nhiều.

    Năm 2019, tòa án đã ra phán quyết rằng gà trống tên Maurice ở Oléron, một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương của Pháp, có thể tiếp tục gáy chào bình minh bất chấp lời phàn nàn từ một người hàng xóm.

    Hoàn cảnh của Maurice đã gây xôn xao khắp nước Pháp và khiến Quốc hội phải soạn thảo dự luật bảo vệ “di sản giác quan” của đất nước.

    Luật được đề xuất nhằm xác định một số âm thanh và mùi nhất định phải được xem là “bản sắc của cuộc sống nông thôn”, trong đó có tiếng gáy của gà trống, tiếng kêu của lừa hoặc mùi phân. Mục đích của luật nhằm bảo vệ chúng khỏi “các hành động pháp lý của những người không thể chịu đựng được những loại phiền toái này “.

    Luật này đã được các nghị sĩ thông qua vào tháng 1-2020.

    Cơ quan pháp lý cao nhất của Pháp là Tòa án tối cao cho biết chủ đề của dự luật có thể “thoạt nhìn là vô thưởng vô phạt nhưng nó thực sự đề cập đến những câu hỏi sâu sắc, ảnh hưởng đến cả bản sắc văn hóa của người Pháp và cuộc sống chung”.

    Còn một ĐỒNG BÀO OAN UỔNG như cháu HỒ DUY HẢI lãnh án TỬ HÌNH chết thay cho bọn CON CHÁU CÁC CỤ dư luận ĐẠI CHÚNG vẫn chưa NỔI LỬA chỉ có vài Trí thức vào cuộc BUỒN THAY !!!

    CÒN Bộ chính CHỊ chính EM thì sợ Đồng chấy TRUNG C..UỐC như bọn QUAN THÁI GIÁM thọt chim thụt .. như chị Nguyễn Thị Kim Ngân TÒNG THỊ F… ÓNG

    Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
    Cho nên quân nó dễ làm quan.

    Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

  2. Báo Nhân Dân chủ xị làm phim lịch sử đảng gọi là Biên niên sử truyền hình gồm 90 tập. Vừa rồi chúng ta xem tập phim năm 1979, anh Thưởng anh Hữu chơi trò mượn tay anh em Lào, Cuba… tái hiện màn các người anh em sỉ vả thằng Tàu xâm lược biên giới Bắc năm 1979. Đảng ta chúng nó có dám chửi Thiên triều đâu. Đó là trò chơi khăm rất mất dạy dành cho anh Cuba. VN có mọc sừng mới dám lơ TQ.
    Chúng ta (trong này không có Đảng , nhà nước) không được phép tỏ rõ thái độ với TQ vì chúng nó là khách VIP của Đảng, biết bao nhiêu trò Đảng nhà nước này bạo hành với dân chỉ vì dân dám đứng lên tỏ rõ thái độ.
    Chắc chắn 1 điều là kinh phí những bộ phim tồi này được làm lụi bằng những đồng tiền tử tế của dân, khác chi cái máy ngốn tiền mà báo Nhân Dân xơi như ống cống mùa xả lũ.

  3. Muốn tỏ rõ thái độ quyết liệt với TQ à ???
    Dễ lắm ! Hãy cùng nhau tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý khắp đất nước, và Cộng Đồng Người Việt ở hải ngoại, toàn dân ba miền tham gia 100%, kiểm chứng bằng đại diện của LHQ, tất cả một lòng viết Kiến Nghị lên LHQ tuyên bố: “Vô hiệu hóa bức công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng ký ngày 14-09-1958 gửi cho Chu Ân Lai”. Chỉ có sức mạnh toàn dân đoàn kết chấp nhận hy sinh xương máu tranh đấu một lần thề chết với quân thù xâm lược để giành lại chủ quyền Biển Đông và hai quần đảo HS-TS mới mong thay đổi được vận mệnh dân tộc.
    Còn số mạng của tập đoàn lãnh đạo ĐCS, Nhà Nước và Quốc Hội với 500 tên DB bù nhìn nhu nhược ra sao ? Yêu cầu bọn chúng cúi đầu sám hối ăn năn xin lỗi với nhân dân miền Nam (VNCH dưới vỹ tuyến 17). Chúng ta không thể nào chấp nhận cầm súng đương đầu với quân thù trước mặt, mà sau lưng hãy còn một đám VC phản bội sẵn sàng cầm dao đâm sau lưng chúng ta.

    • Công hàm Phạm Văn Đồng không phải là công hàm bán nước vì nó chỉ thừa nhận 12 hải lý của Trung Quốc, hoàn toàn không nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa nên không có giá trị pháp lý với 2 quần đảo ấy. Phía Việt Nam khẳng định rõ rằng tại thời điểm đó, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quản lý của VNCH nên VNDCCH không có quyền quyết định số phận của 2 quần đảo này. Còn nếu nói ai bán nước thì đó chính là VNCH ấy. Năm 1970 Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Philippines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt Nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đá mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay.

      Sau vụ chiếm đóng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng phản đối hoặc có động thái quân sự gì để đáp trả vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này. Ngoài ra, năm 1956, Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình khi đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã không có hành động gì để phản đối. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân rút khỏi đảo Ba Bình là đảo lớn nhất tại quần đảo, Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng.

Leave a Reply to Phạm Bình An Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây