Phong trào tranh đấu ở Hồng Kông vs Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

13-8-2029

Dân Hồng Kông thực sự chưa bao giờ được sống trong một chế độ “dân chủ”. Trước khi trả lại cho Trung Quốc, dân Hồng Kông được cai trị bởi một viên chức (gọi là thống đốc), là người của nữ hoàng Anh gởi đến. Tức Hồng Kông là “thuộc địa” của Anh và Anh cai trị với nền “hành chánh thuộc địa”.

Chỉ đến năm 1985, tức một năm sau khi tuyên bố chung Anh và Trung Quốc về Hồng Kông, dân Hồng Kông lần đầu tiên đi bầu đại biểu Hội đồng lập pháp Hồng Kông. Từ đó dân Hồng Kông mới trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt chính trị ở nơi mà họ ở.

Ý thức về dân chủ của dân Hồng Kông, nhứt là nơi lớp trẻ, được phát huy mạnh mẽ từ khi lục địa can thiệp thô bạo vào “luật nền” của Hồng Kông năm ngoái, theo đó người phạm pháp (một số trường hợp) ở Hồng Kông có thể sẽ bị trục xuất về lục địa xét xử (theo luật của lục địa).

Những người trẻ Hồng Kông từ đó “dấn thân” vào chính trị, một mặt xuống đường biểu tình chống sự can thiệp của Bắc kinh (vào nội bộ của Hồng Kông). Mặt khác, ra tranh cử để hoạt động nghị trường, cạnh tranh với nhân sự thân Bắc Kinh.

Vấn đề là áp lực chính trị của lớp trẻ, qua các cuộc biểu tình trường kỳ, hay qua cuộc bầu cử quận hạt mà phe “trẻ” thắng lớn. Lại còn có yêu sách “Hồng Kông độc lập”. Các việc này đã làm “thốn” lãnh đạo Bắc kinh. Luật “an ninh quốc gia về Hồng Kông” cho thấy quyết tâm của lãnh đạo CSTQ là sớm đưa Hồng Kông trở thành một “lãnh thổ bình thường” như các “tỉnh ven biển” của Trung Quốc. Điều này Trung Quốc đã vi phạm cam kết với Anh là giữ quyền “tự trị” cho Hồng Kông đến năm 2047.

Phong trào dân chủ của Hồng Kông có sớm bị “dẹp” hay không? Thực tế cho thấy, sinh hoạt chính trị của Hồng Kông đã bị Bắc kinh hạn chế và kiểm soát chặt chẽ. Bất kỳ người nào “có ý kiến khác” với “định hướng chính trị” của lục địa đều có thể bị kết án do bộ luật mới về an ninh quốc gia Hồng Kông.

Một số nhà tranh đấu Hồng Kông, nhứt là phe “Hồng Kông độc lập”, đã rời khỏi Hồng Kông để qua Anh, Đài Loan hay xin “tị nạn” nước ngoài. Số còn lại, vừa qua đã có 7 người bị bắt, trong đó có nhà tỉ phú Jimmy Lai và cô Châu Đình.

Tương lai Hồng Kông như thế nào vẫn là khó đoán. Ý chí của dân Hồng Kông khó có thể chống lại “ý chí” của đảng CSTQ, vì đảng này nhân danh nguyện vọng của một tỉ tư dân TQ để áp đặt “luật chơi” của lục địa lên Hồng Kông. Nhưng hạt mầm dân chủ một khi đã gieo xuống và đã đâm chồi thì nó sẽ tồn tại. Sự phát triển của nó, nhanh chậm, áp đảo hay bị áp đảo, còn tùy thuộc vào “sức mạnh” của hai bên.

Dầu sao thế hệ tương lai của Hồng Kông vẫn hãnh diện vì họ đã làm tất cả những gì có thể. Các thế hệ dân Hồng Kông còn tranh đấu, Hồng Kông có (và còn) hy vọng một ngày được dân chủ hóa.

***

Trở lại vấn đề dân chủ của Việt Nam. Theo tôi, phong trào dân chủ của Việt Nam, trên bề mặt vốn đã xơ xác, nay đã tàn lụi. Lớp trí thức thực sự yêu nước thập niên 90 thế kỷ trước, những người có khả năng nhận thức rằng sinh hoạt dân chủ là một lối thoát cho Việt Nam, đa số “im lặng” và “nhường sân” lại cho lớp người mới. Họ không chịu đựng được sự ồn ào náo nhiệt của lớp người “tranh đấu mới”.

Việt Nam đến nay vẫn được xếp trong “tứ ác”, gồm Trung cộng, Việt Cộng, Triều cộng và Cu cộng. Có bao nhiêu người Việt Nam cảm thấy xấu hổ về chuyện này? Bao nhiêu người còn sỉ diện để thấy mình thua kém dân Hồng Kông?

Trước đây tôi có ảo tưởng rằng trí thức Việt Nam cũng như trí thức Đài Loan. Có lần tôi “hiến kế” cho những nhà dân chủ trong nước nên noi gương những nhà tranh đấu Đài Loan thế hệ 80-90, bằng cách ra ứng cử đại biểu quốc hội.

Trước năm 1990, sinh hoạt chính trị Đài Loan vẫn “độc quyền” cho nhân sự Quốc dân đảng, khá tương đồng với sự độc quyền của đảng CSVN. Khi Quốc hội “hé cửa”, cho phép người ngoài đảng ứng cử, giới tranh đấu Đài Loan đã nhân dịp này “tông của” chạy vô dành ghế Quốc hội. Và họ đã thành công.

Còn Việt Nam, khi ý kiến của tôi đề nghị, một số cũng “chạy” ra. Vấn đề là những người này không có kế hoạch để “thắng”. Họ thua hoặc vì thiếu “tham mưu”, hay vì chủ quan nghĩ rằng mình tài giỏi, không cậy nhờ ai nữa. Đây là thất bại chua cay cho “phe dân chủ” Việt Nam.

Vấn đề là không thấy ai “học bài học” để lấy kinh nghiệm. Rốt cục nền tảng do họ dựng lên, vì không bảo trì và tiếp nối, dĩ nhiên tàn lụi theo thời gian.

Tôi cũng có một số ý kiến từ hơn thập niên trước, thấy có hoạt động hữu hiệu như các tổ chức, đảng phái người Việt nên có quan hệ thân thiết với phe dân chủ ở Đài Loan. Hoặc là lớp trí thức mới nên đặt nền tảng tranh đấu trong việc xây dựng “quốc gia pháp trị”… Đó là những tích cực cho việc “dân chủ hóa Việt Nam” trong tương lai.

Những “nhà tranh đấu” tự xưng ở Việt Nam hôm nay không phải là “nhà dân chủ” đích thực.

Để xây dựng dân chủ, người ta cần “trí thức chính trị lương thiện” dẫn đường. Nhưng để xây dựng một nước “Việt Nam tốt đẹp hơn” ai cũng có thể làm được và làm bất kỳ lúc nào. Và đây là cách cụ thể để thể hiện “lòng yêu nước”.

Những “nhà tranh đấu” hiện nay ở Việt Nam đa số tự “hạ giá trị” của mình xuống, khi họ đánh tráo các khái niệm “tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền” và “lòng yêu nước” với “lòng thù hận Trung Quốc”.

Nguyên nhân nào khiến người Việt “thù hận” Trung Quốc? Vì họ giàu có, phát triển hơn Việt Nam? Đây là lòng ganh tị, lâu ngày sinh ra thù hận. Vì Trung Quốc “cướp đất cướp biển” của Việt Nam? Chuyện này cần xét lại nguyên ủy. Từ lâu Trung Quốc đã phổ biến các tài liệu, và báo chí Việt Nam cũng nhìn nhận tài liệu đó là có thật, như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng (mặc nhiên nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc). Tức thủ phạm ở đây là lãnh đạo CSVN chớ đâu phải Trung Quốc?

Thù hận Trung Quốc vì họ xâm lược? Chuyện này cũng xét lại nguyên ủy. Lãnh đạo CSVN đã làm những cái gì để Đặng Tiểu Bình “cho Việt Nam một bài học”? Thế giới tự do, bao gồm Mỹ và các nước châu Âu, các quốc gia ASEAN… tất cả đều ủng hộ họ Đặng để “dạy Việt Nam một bài học”.

Thù hận là đập phá. Dân chủ và yêu nước là xây dựng.

Phe gọi là “tranh đấu” ở Việt Nam mục tiêu của đa số là được “nổi tiếng” và được “cho tiền”. Mục tiêu khác là “đi Mỹ”.

Khi thấy Châu Đình và Jimmy Lai được báo chí quốc tế ca ngợi. Họ cũng xúm vào tung hô, ca ngợi. Họ có biết rằng đang lúc đó, hay trước đó, đã có những người Việt Nam tranh đấu cho các mục tiêu cao đẹp đã bị tù đày. Họ ở đâu sao không lên tiếng?

Khi họ đem tiền bạc vào vòng tranh đấu là họ đã “tự thiêu”. Tiền bạc là vũ khí hữu hiệu cho đảng CSVN “khai tử” các phong trào tranh đấu…

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. * Vài thông tin vắn tắt về Hồng Kông để rọi sáng vào khoảng tối mà Trương Nhân Tuấn muốn phủ lên miền đất nầy bằng đoạn văn đầy ý đồ tạo hiệu ứng “contrast” với đoạn kế tiếp:

    “Dân Hồng Kông thực sự chưa bao giờ được sống trong một chế độ “dân chủ”. Trước khi trả lại cho Trung Quốc, dân Hồng Kông được cai trị bởi một viên chức (gọi là thống đốc), là người của nữ hoàng Anh gởi đến. Tức Hồng Kông là “thuộc địa” của Anh và Anh cai trị với nền “hành chánh thuộc địa”.(hết trích)

    Cho đến năm 1939, trong thời gian trở thành thuộc địa của Anh, Hồng Kông phát triển vượt bậc về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội… Người Anh đã đưa đến Hồng Kông một hệ thống giáo dục dựa trên mô hình của họ, nâng cao dân trí tại “thuộc địa” để người HKg (dưới sự “cai trị” của Anh) đủ sức tạo dựng một xã hội phát triển về kinh tế, và thụ hưởng nền dân chủ như mẫu quốc, dù đang dưới danh nghĩa thuộc địa.

    Tinh thần tôn thờ những giá trị tự do dân chủ và quyền làm người, mà dân Hông Kông đã hấp thu được từ nền giáo dục của người Anh suốt gần một thế kỷ, đã thể hiện ngoan cường trong các cuộc biểu tình chống luật dẫn độ áp đặt bởi đại lục đỏ vừa xảy ra suốt 6 tháng cuối năm 2019 vừa qua.

    Sau năm 1939, trong thời gian bị đế quốc Nhật chiếm đóng, dân HK bị tàn sát đến mức giảm còn một nửa, và đây mới chính là thời kỳ thực dân đế quốc thật sự kinh hoàng mà dân HKg đã trải qua!

    Từ 1945-1996, sau khi Đế quốc Nhật đầu hàng, Hồng Kông tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Anh. Anh quốc đã biến Hồng Kông từ một thuộc địa nhỏ trở thành một trong bốn “Con rồng Châu Á”. Kinh tế Hồng Kông tăng trưởng rất cao trong những năm kế tiếp.
    Hồng kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và cảng thương mại quan trọng nhất thế giới. Nó được ước tính là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới, nhà nhập khẩu lớn thứ 9 thế giới, và là thực thể thương mại lớn thứ 7 thế giới.
    Tiền tệ hợp pháp của nó (đồng đô la Hồng Kông) đứng thứ 13 thế giới trong danh sách tiền tệ giao dịch nhiều nhất. Hồng Kông là nơi tập trung nhiều cá nhân có “giá trị ròng” (net worth) cực cao so với bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Là thành phố có một trong những thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
    Hồng Kông là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu quan trọng nhất, nắm giữ điểm xếp hạng Chỉ số phát triển tài chính cao nhất, và luôn được xếp hạng là khu vực kinh tế cạnh tranh và TỰ DO nhất trên thế giới năm 2017. Hồng Kông liên tục được xếp hạng cao về “Chỉ số phát triển con người”, và là một trong những lãnh thổ cư dân có tuổi thọ cao nhất trên thế giới (theo wikipedia).

    * Đoạn kế tiếp tác giả muốn nhấn mạnh bằng hiệu ứng contrast với đoạn đầu

    “Chỉ đến năm 1985, tức một năm sau khi tuyên bố chung Anh và Trung Quốc về Hồng Kông, dân Hồng Kông lần đầu tiên đi bầu đại biểu Hội đồng lập pháp Hồng Kông. Từ đó dân Hồng Kông mới trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt chính trị ở nơi mà họ ở.”(hết trích)

    Ý nói, chính TQ đã khơi mào dân chủ cho Hồng Kông!

    Xin nói ngay, dân HKg được quyền lợi nầy…không phải do Bắc kinh tặng cho, mà là kết quả của một nổ lực bởi Thống đốc người Anh đương quyền Chris Patten.

    Khi sắp đến hạn trao trả HKg lại cho TQ, Tđ Chris Patten tranh thủ đưa ra những cải cách về quá trình bầu cử vào Hội đồng lập pháp Hồng Kông nhằm tiếp tục dân chủ hoá và tự do hoá vùng đất vốn là thuộc địa mà Anh có trách nhiệm bảo bọc trước khi trao tay cho một nhà nước khét tiếng phản dân chủ.
    Trung quốc đã phản đối mạnh mẽ nổ lực nầy, nhưng Tđ Patten vẫn không nhượng bộ.
    Cuối cùng, TQ đành phải thông qua Luật cơ bản của HKg, có vai trò như một văn bản Hiến pháp mà sẽ áp dụng cho HKg (khi HKg trở về tay TQ vào 1997). Luật cơ bản nầy đã được phê chuẩn năm 1990.

    TQ bấm bụng đồng ý nội dung quyền dân chủ lồng vào văn kiện trên vì nhiều lý do:
    – Chế độ cộng sản đại lục đang thời kỳ cầm quyền của lãnh tụ Đặng tiểu Bình, vốn chủ trương TQ phải “thao quang dưỡng hối”; thu hồi HKg đã là một thắng lợi thì không cần găng trong các đòi hỏi thứ yếu, từ từ tính sau.
    – TQ phải mẫu mực dưới mắt các cường quốc tư bản như một nước phát triển hoà bình trong tư cách thành viên HĐBA-LHQ mới được Nixon-Kissinger bảo kê giành được từ tay Trung Hoa Dân Quốc.
    – tổng thống Mỹ đương thời là Ronald Reagan, một gã thích chơi rắn đang khiến cộng sản Đông Âu phải đảo điên. Nên mềm mỏng là thượng sách.

    Đó là những lý do khiến đạo luật dân chủ cho Hồng Kông được ra đời, cho dù TQ rất hậm hực, chứ không phải TQ đã trao dân chủ cho người Hồng Kông!

    Thế là, không cần phải có những tuyên bố định danh một thể chế dân chủ cho người Hồng Kông, thực chất họ đã thụ hưởng những định chế dân chủ đích thực của chính mẫu quốc Anh, để cùng chung lưng với Vương quốc Anh hăm hở xây dựng mảnh đất nầy thành một địa danh đầy tự hào, là niềm mơ ước của nhiều dân tộc.

    Kẻ nào đó ra sức dìm con phượng hoàng để suy tôn con quạ…chỉ là một prochinois mà thôi!

    * Tuổi già kiêu ngạo…

    “Trước đây tôi có ảo tưởng rằng trí thức Việt Nam cũng như trí thức Đài Loan. Có lần tôi “hiến kế” cho những nhà dân chủ trong nước nên noi gương những nhà tranh đấu Đài Loan thế hệ 80-90, bằng cách ra ứng cử đại biểu quốc hội…
    …Còn Việt Nam, khi ý kiến của tôi đề nghị, một số cũng “chạy” ra. Vấn đề là những người này không có kế hoạch để “thắng”. Họ thua hoặc vì thiếu “tham mưu”, hay vì chủ quan nghĩ rằng mình tài giỏi, không cậy nhờ ai nữa. Đây là thất bại chua cay cho “phe dân chủ” Việt Nam…Vấn đề là không thấy ai “học bài học” để lấy kinh nghiệm. Rốt cục nền tảng do họ dựng lên, vì không bảo trì và tiếp nối, dĩ nhiên tàn lụi theo thời gian”.(hết trích)

    Không nên coi thường thế hệ trẻ. Họ có phương tiện để mở rộng tầm nhìn, họ sẽ theo qui luật “tre già măng mọc” và vẫn cứng cát chẳng thua ai.

    Trí thức già thường hay kiêu hãnh nhắc lại chuyện củ, chỉ muốn làm sư phụ, thiên hạ phải học mình; chỉ muốn hất mặt lên trời. Cuộc đời diễn ra ở dưới đất. Coi chừng ảo tưởng.

    Đài loan là Đloan, Hongkong là Hkg. Chim lồng học đòi chim trời sao được. Mỗi nơi có hoàn cảnh lịch sử của nó. Nói ngông lông bông chẳng tới đâu, đừng xúc phạm thế hệ trẻ!

    “Phong trào tranh đấu ở Hồng Kông vs Việt Nam”
    Cái tít nghe thật ưu thời mẫn thế. Hoá ra chỉ là cái đầu dê.
    Nội dung toàn là thịt mấy con vàng, vện.

  2. Phải công bằng mà cúi đầu thán phục người dân Hongkong,dù cũng chung một
    dòng máu Hoa nhưng hầu như tất cả mọi người đã xuống đường biểu tình,bất
    chấp bạo quyền Tàu cộng xảo quyệt và hung hãn nhất thời đại !
    Dù tương lại Hongkong cực kỳ đen tối nhưng họ không đáng trách chút nào mà
    đáng lên án nhất là tập đoàn Tàu cộng mất nhân tính.
    Tác giả TNT.cũng như Nguyễn G.Kiểng đều thích khệnh khạng dạy đời thiên hạ
    vì cả 2 tạm gọi là… trí thức “tháp ngà” hay những con mọt sách,sống trong êm
    ắm bàn chuyện chính trị !

  3. Hoàng Chí Phong chỉ nà thằng ” OẮT CON”với TRÍ LỢ NƯỚC ĐẢNG.
    Mi( mày) hãy mau mau thỉnh mấy ông Trí Lợ về mà học.

  4. Dân chủ dưới lốt chống Tàu, ha ha ? lắm kẻ lú lẫn vẫn phán xét một cách ảo tưởng về những người suy nghĩ độc lập với bầy đàn suy bại chung.
    80 năm dưới lốt thực dân Pháp, thời mà công cuộc cách mạng điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và tiện nghi gia đình còn chưa biết lúc nào bắt đầu, thực dân Pháp, từ hàng chục ngàn cây số đã xây dựng ở VN một hệ thống đường sắt, đường bộ lan tỏa cả nước, bọn đế quốc Mĩ đã xây dựng ở VN một thành phố Sài Gòn ” hòn ngọc viễn đông “. Còn VN mình trong thế giới hậu công nghiệp, 40 50 năm độc lập tự xây dựng, đã làm được gì ghê gớm so với tầm vóc mà “bọn” Pháp Mỹ đã để lại ??
    Cái mà tôi biết chung nhất, là câu mà ông thầy địa lý từng nói , ” Vn là một cường quốc về người “, thế thôi…

  5. TNT viết phiến diện bi quan về HKong
    Còn nước đảng nhà Trí Lợ thì mỗi một thằng Trí Lợ nà một đầu tàu. Họ muốn ôm cả đất, ôm cả gia tộc để nàm nãnh đạo sau khi họ võ mồm fun mắm tôm lòe bịp thiên hạ.Ai chết không care , họ không rụng một sợi lông nào. Nhớ đấy

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây