Kamala Harris, một lựa chọn chiến lược của đảng Dân Chủ

Nhã Duy

12-8-2020

Chiều thứ Ba ngày 11 tháng 8, cựu Phó tổng thống Joe Biden chính thức thông báo, nữ Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris của tiểu bang California đã được ông mời chọn làm ứng viên phó tổng thống, đứng chung vào liên danh trong cuộc tranh cử tổng thống 2020.

Trong thư gởi đến cử tri ủng hộ, ông viết rằng: “Tôi đã quyết định rằng Kamala Harris là người tốt nhất để giúp tôi tranh cử cùng Donald Trump và Mike Pence, để rồi dẫn dắt quốc gia từ tháng Một năm 2021. Tôi cần một người tài trí, cứng rắn và sẵn sàng dẫn dắt quốc gia sát cánh cùng tôi. Kamala là mẫu người đó“.

Kamala Harris là ai và liệu là người đủ khả năng để đảm nhiệm vai trò phó tổng thống tương lai một khi liên danh này thắng cử?

Sinh năm 1964 tại Oakland, California, Kamala Harris, 55 tuổi có cha người gốc Jamaica, một đảo quốc nhỏ bé vùng Caribbean và là một giáo sư kinh tế học về hưu của đại học Stanford. Mẹ bà là một nhà nghiên cứu ung thư gốc Ấn Độ.  Ông bà đều là những sinh viên ngoại quốc đến Mỹ để theo học tiến sĩ tại Đại Học Berkely và gặp nhau.

Kamala Harris còn có một em gái là Maya Harris, cũng là một luật sư tốt nghiệp đại học Stanford, từng là giáo sư trưởng khoa luật của đại học luật Lincoln Law School tại San Jose và là trưởng ban vận động tranh cử cho chị mình trong thời gian tranh cử tổng thống. Maya hoạt động tích cực trong lãnh vực chính sách công quyền, luật pháp và truyền thông…, là một phụ nữ tài năng và có nhiều triển vọng để tham gia vào lãnh vực công quyền.

Kamala Harris tốt nghiệp đại học song ngành chính trị và kinh tế học. Bà theo học luật tại Đại học Luật khoa Hasting College thuộc University of California tại San Francisco và tốt nghiệp, lấy bằng hành nghề vào năm 1990.

Không đi vào lãnh vực tư nhân như nhiều luật sư khác, Hamala bước ngay vào lãnh vực tư pháp chính phủ trong vai trò công tố viên, kiêm Phó Biện Lý quận hạt Alameda tại California. Năng động và mạnh mẽ, Kamala từng bước thăng tiến vào các trọng trách cao hơn để  trở thành người phụ nữ da đen và gốc Á đầu tiên đắc cử vào chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp của tiểu bang lớn nhất nước Mỹ vào năm 2010. Bà tái đắc cử nhiệm kỳ thứ nhì bốn năm sau.

Được xem là một thế hệ tài năng trẻ của đảng Dân Chủ và có nhiều triển vọng đi xa hơn, bà là một trong những nhân vật từng được cân nhắc là có thể đảm nhiệm chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Obama hay chiếc ghế thẩm phán Tối Cao Pháp Viện vào một thời điểm thích hợp nào đó trong tương lai. Năm 2016,  Kamala Harris ra tranh cử thượng viện Hoa Kỳ, được TT Obama và Joe Binden ủng hộ, bà đã thắng bà Loretta Sanchez, một dân biểu cùng đảng Dân Chủ và khá quen thuộc với cộng đồng Việt Nam tại California, để trở thành thượng nghị sĩ cho đến nay.

Tham gia Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện, trong ba năm qua Kamala đã bắt đầu thu hút được sự chú ý của công luận khi bà là một trong những tiếng nói quyết liệt tại Thượng Viện, có tài biện thuyết sắc bén và tỏ ra là chính khách không dễ xem nhẹ.

Phần nào vội vã và tự tin khi chỉ là một tân thượng nghị sĩ mới mẻ trên chính trường quốc gia, Kamala lại tuyên bố ra tranh cử tổng thống hồi đầu năm 2019, để rồi rút lui sau khi không đạt được sự ủng hộ và các kết quả mong muốn.  Nhưng chính điều này đã cho Kamala một cơ hội học hỏi thêm về cách tổ chức, phương pháp vận động cử tri cùng các kinh nghiệm tranh luận để thuyết phục hơn trước công luận ở bình diện quốc gia. Điều tích cực là, dù có những cuộc tranh luận, chỉ trích thẳng thắng đến phó tổng thống Biden, bà cũng không đi xa hơn ngoài những vấn đề chính sách. Kamala tuyên bố ủng hộ phó TT Joe Biden chỉ vài tháng sau khi bỏ cuộc.

Điểm qua 30 năm hoạt động trong lãnh vực công quyền, từ tư pháp đến lập pháp, Kamala Harris là một chính trị gia chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm, lại là một phụ nữ da màu, phù hợp với các tiêu chí mà ban tranh cử của Phó TT Joe Biden chọn lựa trong số hơn mười ứng viên khác.

Cương quyết nhưng Kamala Harris lại được xem là ôn hòa hơn những nhân vật cấp tiến khác của đảng Dân Chủ, cũng như là một chọn lựa an toàn và đầy chiến lược của đảng Dân Chủ khi California sẽ là tiểu bang an toàn để chọn người thay thế hơn là khi chọn các nữ thượng nghị sĩ như bà Tammy Duckworth thuộc tiểu bang Illinois và bà Elizabeth Warren của  Massachusetts vào liên danh.

Nếu cho rằng Kamala chưa đủ khả năng thì hãy so sánh với nữ Thống Đốc Sarah Palin, người  từng được cố TNS John McCain chọn vào liên danh một cách đầy hối tiếc trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Palin khó bắt kịp Kamala về nhiều mặt.

Đài NPR có nhận xét rằng, cặp Biden-Harris đã gợi cho người dân Mỹ nhớ đến cặp liên danh giữa Barack Obama-Joe Biden vào năm 2008. Quả là vậy. Một trẻ-một già, một trắng-một đen, một năng động, mạnh mẽ-một kinh nghiệm, ôn hòa, Joe Biden và Kamala Harris bổ sung cho nhau và sẵn sàng nhập cuộc để dẫn dắt nước Mỹ. Liệu họ có tái lập lại kết quả của cặp Obama-Biden trong tháng 11 tới là điều sẽ được cả thế giới theo dõi.

Tổng thống Obama gởi ra mẩu tin nhắn rằng, “Tôi biết TNS Harris từ lâu. Cô đã được chuẩn bị quá dư cho cương vị. Suốt sự nghiệp của cô là để bảo vệ Hiến Pháp và công bằng cho người khác“.

Đó là điểm mạnh của Kamala Harris. Với kinh nghiệm và sự cứng rắn qua kinh nghiệm ngành tư pháp, bà có thể tái thiết nền tảng hệ thống tư pháp ít nhiều bị chỉ trích trong vài năm qua. Bởi khi một nền tư pháp phục vụ cho người nắm quyền, nền dân chủ bị lung lay, hiến pháp bị tấn công và tạo cơ hội cho sự lạm quyền cùng sự độc tài lên ngôi. Những điều này sẽ không tồn tại nếu không được sự dung túng, hậu thuẫn của cơ chế, đặc biệt với ngành tư pháp đòi hỏi sự độc lập, công minh và thượng tôn pháp luật.

Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, nhìn nhận về liên danh Biden-Harris ra sao tùy thuộc vào sự ủng hộ đảng phái của các cử tri, cũng như ai sẽ thắng cử và nước Mỹ đi về đâu, chưa có câu trả lời chắc chắn. Bất cứ nội các nào nhận lãnh trách nhiệm nặng nề để vực dậy nước Mỹ thời hậu Covid-19 cũng sẽ là một thách đố to lớn với tình trạng của nước Mỹ hiện nay về mọi mặt.

Dù thế nào thì một điều cần nhìn nhận là sự thành công của chị em nhà Harris là một câu chuyện tiêu biểu của một gia đình di dân thiểu số, nhờ vào một nước Mỹ bao dung và mở rộng cơ hội, sự bình đẳng đến mọi màu da, sắc tộc mới có được ngày hôm nay.

Họ tin rằng sự tranh đấu và dự phần của mình là để tái lập một nước Mỹ vĩ đại mà họ đã từng được sinh ra và lớn lên. Được khao khát mang lại cơ hội và sự bình đẳng cho những người khác. Nên việc chọn lựa Kamala Harris vào liên danh tranh cử tổng thống của Phó Tổng Thống Joe Biden xem như một thông điệp lạc quan và hy vọng cho phụ nữ, cho các sắc dân thiểu số và cho những người di dân.

Bởi trong khi khắp thế giới đã có hàng chục nguyên thủ quốc gia từ khá lâu thì ngay tại một quốc gia được xem là đứng đầu thế giới như Hoa Kỳ, một đương kim tổng thống như Donald Trump lại tuyên bố thẳng thừng rằng, quyết định chọn lựa một phụ nữ  đứng vào liên danh tranh cử của Joe Biden là “sỉ nhục đàn ông“. Chọn một phụ nữ trở thành lãnh đạo quốc gia là điều sỉ nhục? Có lẽ ông đã chưa kịp nói thêm rằng, người phụ nữ da màu thiểu số lại càng là điều không thể chấp nhận với những người da trắng như Trump.

Nó đã cho thấy một sự kỳ thị công khai trong xã hội mà vì lý do nào đó, nhiều người đã tin rằng không tồn tại. Một Barack Obama trở thành tổng thống không có nghĩa là xã hội đã hết việc kỳ thị người da màu, điều vẫn đang xảy ra nhan nhản hàng ngày. Một Kamala Harris có cơ hội trở thành phó tổng thống không hề xóa bỏ việc xem thường nữ giới. Phát biểu công khai của tổng thống Donald Trump đã chứng minh cho điều này.

Không chỉ quyết định cho chính mình trong giai đoạn quan trọng và thách đố này mà sẽ cho cả các thế hệ kế tiếp trong tương lai, khi liệu con cháu của những sắc dân thiểu số da màu sẽ có được những cơ hội như chị em nhà Harris đã từng có hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào lá phiếu cùng sự chọn lựa đầy cân nhắc của các cử tri.

Bình Luận từ Facebook

15 BÌNH LUẬN

  1. Chỉ cach đây mấy ngày sau khi một nhóm 100 người Mỹ da đen nổi tiếng lên
    tiếng ngầm đe dọa Biden rằng nếu không chọn một phó tổng thống ngưòi da
    đen thì dân Mỹ da đen sẽ không ủng hộ thì Biden nhanh chóng đáp ứng và đó
    là cái gọi là “chiến lược” trong lựa chọn của Biden !
    Không biết những người chưởi Trump là dâm tặc (vì có 3 vợ) thì có dám chưởi
    Hamala Harris là vô luân (immoral) hay không khi dan díu với một người hơn
    mình 30 tuổi và từ đó con đường hoạn lộ thênh thang đi lên.Đó là lời thú nhận
    của Willie Brown cựu thị trưởng San Francisco và cũng từng là chủ tịch quốc
    hội tiểu bang California là ông ta có mối quan hệ ngoài hôn nhân với Hamala
    Harris ?

    • Chào bạn Khách Quan,
      Bạn cẩn thận khi viết tên người khác cho chính xác một chút: “Kamala Harris” chứ không phải “Hamala Harris” kẻo không bị mang tiếng “racism”.
      Những chuyện bạn kể ở trên có bằng chứng pháp luật hay truyền thông công khai hay không ? Kẻo không lại bị kết án gieo rắc tin đồn, tin vịt (fake news). Tôi khẩn khoản yêu cầu mọi người vào thảo luận trong diễn đàn nên mang tên thật bởi vì mình có quyền nêu tên thật người khác trên diễn đàn chính trị thì cũng nên có tinh thần chịu trách nhiệm, để môi trường thảo luận được trong sạch phần nào. Xã hội Bắc Mỹ này tôn trọng tự do ngôn luận và chính kiến, nếu mỗi người biết tôn trọng đối phương và sẵn sàng chịu trách nhiệm với lời ăn tiếng nói của mình khi đặt bút xuống viết. Chúng ta nên tránh lối sống “ném đá dấu tay” của CS làm phân hóa và gây nghi kỵ trong dân chúng, làm cho mọi người sợ hãi e dè khi nói chuyện trao đổi chính kiến với nhau, xã hội VN suy đồi, đạo đức xuống dốc bắt nguồn từ kẻ đầu têu mang hàng chục cái tên giả trong lịch sử đó là Hồ Chí Minh, đến giờ không ai dám chắc cái thi hài lộng kiếng trong “nhà xác Ba Đình” là hắn. Trước ngày 30-04-1975 chúng ta có bao giờ nghe các chính trị gia, tướng tá miền Nam VNCH sử dụng bí danh, tên giả để tranh luận với nhau không ? Từ Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Khánh, Nguyễn Chánh Thi vv…có ai mang tên giả không ?
      Muốn đất nước sạch bóng CS thì mỗi chúng ta nên ý thức trách nhiệm tránh bị lây nhiễm thói hư tật xấu của CS.
      Cám ơn nhiều

      • Xin lỗi,Muốn biết thì ông lên Internet gõ Willie Brown thì ra ngay,
        chứ có khó gì đâu.Ông chưa hề biết chuyện này nên mới làm vẻ
        trịch thượng bắt bẻ tôi như vậy !

        • Kamala Harris khi chạy đua vào chức Chánh án của Địa hạt 27 ở San Francisco năm 2003, câu chuyện bôi nhọ đại loại như bạn nêu ra ở đây về mối quan hệ của Harris với Willie Brown không có gì mới mẻ. Bây giờ câu chuyện dở này lại được cánh bảo thủ và bộ sậu của Trump khơi lại để làm lu mờ sự thành công của Kamala Haris.
          David Siders gần đây viết cho Politico nhắc nhở rằng: ” Khó mà tìm thấy bất cứ nhà chính trị thành công nào ở San Francisco mà không có mối quan hệ với Willie Brown”.
          Khi vội vã bôi nhọ Kamala Harris là “vô luân” cho thấy những người như bạn quả là quá ngây thơ hoặc ác độc.

  2. Bộ mặt thật của xã hội Mỹ lộ dần
    Qua gần bốn năm thử thách, ông Trump đã đưa đất nước Mỹ đến tình trạng phân hóa cùng cực như ngày hôm nay, chưa bao giờ thấy trong lịch sử HK và cũng chưa bao giờ nghe và thấy một vị tổng thống “khác thường” như vậy.
    Ông Trump hồi vận động tranh cử hồi 2016 đã đưa ra một khẩu hiệu để đời “Make America Great Again, MAGA” để kích động lòng yêu nước của người dân da trắng. Ông lên ngôi TT trong một bối cảnh nước Mỹ ổn định và phát triển sau tám năm trị vì của ông Obama, TT da đen đầu tiên. Ông Trump đâu có lãnh cái búa khủng hoảng kinh tế nặng nề như thời Obama lên ngôi (2008) di sản do cựu TT Bush con (Cộng Hòa) để lại.
    Sau hơn ba năm ông Trump đã mặc sức tuyên bố ầm ĩ trên TV, trong Twitter, nhưng kết quả xã hội Mỹ hiện thời đã chứng minh hùng hồn ngược lại không thể chối cãi: hơn 160,000 ca tử vong vì CoronaVirus sau 5 tháng vật lộn, hơn 5 triệu ca bị nhiễm dương tính, và hơn 40 triệu người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp, hãng xưởng thi nhau đóng cửa, trường học mới mở cửa thì con nít đã bị lây nhiễm virus. Cho đến nay tình hình tranh cãi nội bộ vẫn chưa yên, giữa liên bang và tiểu bang, giữa ông Trump và vài thành phố, giữa ông Trump và Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng.
    Ê kíp mới TT và PTT (2021) sẽ lãnh cái búa nặng nề nhất trong lịch sử Mỹ, làm sao hóa giải được tình trạng kỳ thị chủng tộc lan tràn trong dân chúng để hàn gắn lại vết thương rỉ máu ? Làm sao phục hồi được nền kinh tế bấp bênh vì nạn thất nghiệp ? Đó phải chăng là hiệu quả “Make America Great Again” ?
    Đừng quên dưới thời Obama 2016, đã có một sắc luật cho phép tăng lương tối thiểu lên tới 15.00$US/giờ và chính sách thương mại mậu dịch TPP cho phép tập hợp 12 quốc gia (trong đó có VN) thành một khối kinh tế thị trường nhân công để thay thế dần ảnh hưởng của TQ. Trước khi rời tòa Bạch Ốc sau hai nhiệm kỳ, Obama không quên để lại một hồ sơ “Cẩm Nang đề phòng bệnh dịch tái phát từ TQ” và một văn phòng đại diện y tế của HK tại Vũ Hán để theo dõi nguy cơ dịch bệnh có khả năng lây lan. Ông Trump có bao giờ quan tâm tới không ?
    Bao nhiêu chi tiết đó đủ để chia sẻ với các bạn độc giả bốn phương chưa ?

    • Chủ Quan cái gì vậy, bạn chắc rằng những người tự cho là dân chủ không kỳ thị màu da, kỳ thị màu da nó nằm trong ghen con người ta rồi, dân chủ hay cộng hòa gì thì họ cũng có sự kỳ thị hoặc có ý nghĩ về màu da gốc gác con người ta. Đó là sự bình thường của nhân loại. Tại sao người ta hay mỏi kiểu như : ông Chủ Quan là người mỹ gốc việt ? Hoặc là ông ta là dân nhập cư…
      Báo chí cũng đào bới tổ tông bà Kamala đó thôi. Chấp nhận mà sống.

  3. Để xem nước Mỹ đã sẵn sàng chọn nữ tổng thống người da màu hay chưa, đây là một phép thử. Có lẽ là không vì bà Hilary Clinton không được chọn làm tổng thống vì là đàn bà và Hoa Kỳ là 1 cường quốc. Joe Bilden năm nay 77 tuổi, nếu như ông ấy ngủ quên không tỉnh dậy thì bà Kamala sẽ làm tt và như đã biết là ông Bilden chỉ làm tt một nhiệm kỳ thì tất nhiên bà Kamala sẽ ra ứng cử. Người mỹ đã sẵn sàng chưa, theo thiển ý cả tôi thì chưa.

  4. “Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, nhìn nhận về liên danh Biden-Harris ra sao tùy thuộc vào sự ủng hộ đảng phái của các cử tri, cũng như ai sẽ thắng cử và nước Mỹ đi về đâu, chưa có câu trả lời chắc chắn.”
    -Ngày 11/3/2018, QHTQ sửa đổi Hiến pháp chính thức đồng ý ông Tập Cận Bình làm lãnh đạo trọn đời. Ngày 2/7/2020, dân Nga đồng ý sửa đổi Hiến pháp để Ông Putin làm lãnh đạo trọn đời. Cả 02 Ông đều muốn nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao đến 80~90 tuổi (ko biết Ông Trời có cho 02 Ông thọ đến tuổi này? hay chế độ độc tài, độc Đảng của 02 Ông bị lật đổ trước). Trong khi đó, Tổng thống Mỹ chỉ dc tối đa 02 nhiệm kỳ, tổng cộng là 08 năm. Vậy từ giờ đến năm 2036 sẽ trải qua 04 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ (2036-2020=16/4=4 nhiệm kỳ, lúc đó Ông Tập 2036-1953=83 tuổi, Ông Putin 2036-1952=84 tuổi, Mao Trạch Đông thọ 1976-1893=83 tuổi). Ông Tập chơi cờ rình, vì trong 04 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, rồi sẽ đến lúc có 01 nhiệm kỳ nào đó Tổng thống Mỹ “nhu nhược”, sơ hở là Ông Tập “manh động” xâm chiếm Đài Loan, Biển Đông ngay lập tức. (Bài học thời Tổng thống Barack Obama đã xảy ra việc Nga chiếm đóng bán đảo Krym của Ukraina vào năm 2014; TQ xây dựng trái phép 07 đảo nhân tạo tại Biển Đông cũng bắt đầu vào năm 2014, hoàn thành năm 2018, Tổng thống Barack Obama về hưu năm 2017). Vậy nên, bất kỳ nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ nào lên cũng phải tiếp tục công việc cắt đứt với TQ về truyền thông, kinh tế, tài chính, quận sự, công nghệ sinh học, y học, điều khiển học, vi mạch, cơ sở dữ liệu, dữ liệu đám mây, thuật toán xử lý dữ liệu, internet van vật,… Do Tổng thống Mỹ ko dc lãnh đạo trọn đời, nên 04 đời Tổng thống Mỹ từ 2021 đến 2036 phải là 01 chuỗi kế tục việc gia tăng liên tục áp lực lên TQ , chỉ cần 01 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ nào sở hở là Ông Tập hô biến “Trung Quốc sẽ sở hữu Hoa Kỳ” trở thành hiện thực liền (Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay diễn ra êm ả chứng tỏ quyền lực của Ông Tập còn rất vững, rất mạnh). Các nc EU cũng phải cảnh giác Ông Putin chơi cờ rình, chỉ đợi EU sơ hở là quất Ukraina, Ba lan,… hay 01 vùng đất nào đó. Hiện nay, nc Đức xem như là đầu tàu EU, Thủ tướng Đức Angela Merkel là ng Đông Đức, đúng ra Bà đã hiểu rõ CS nên phải có đối sách quyết đoán, cương quyết hơn, làm chỗ dựa vững chắc cho EU. EU lơi lỏng là Ông Putin xử liền (các nhà khoa học Nga chỉ nghiên cứu trong vòng 02 tháng, Ông Putin đã tuyên bố Nga có vacxin phòng ngừa đại dịch virus corona, Ông Putin nói 01 cô con gái mình đã dc tiêm chủng? Ko biết thực hư thế nào nhưng nếu đúng Ông Putin đưa con mình ra thử nghiệm thì rất đáng ca ngợi Ông Putin!!!He…he…Rồi Ông Putin cũng sớm đưa EU ra thử nghiệm khi có dịp).

  5. Người viết bài này rõ ràng là thiên vị, chống Cộng Hoà, yêu Dân Chủ. OK, cảm tình cá nhân. Nhưng nếu có trích dẫn lời của Trump, thì nên tử tế. Nguyên văn câu ông Trump nói là, tạm dịch: vài người sẽ nói bọn đàn ông cảm thấy sỉ nhục bởi sự chọn của Biden, nhưng vài người sẽ nói sự lựa chọn đó tốt đẹp. Ông Trump không có nói “sỉ nhục đàn ông”.

    “Some people would say that men are insulted by that. And some people would say it’s fine.”

    https://abcnews.go.com/Politics/wireStory/trump-men-insulted-biden-vowed-female-vp-72306125

    Còn chọn bà Kamala Harris đúng hay sai thì đó là vấn đề của phe Dân Chủ. Tác giả bài viết yêu DC thì nói là đúng. Nhưng người khác thì nghĩ khác. Tỷ dụ như bài này cho rằng bà Kamala từng lạm dụng quyền lực trong quá khứ và với sự già cả của ông Biden, quyền lực tổng thống nếu Biden thắng cử sẽ rơi vào tay bà Kamala. “There is no power Harris has held that she hasn’t abused.”
    https://www.nationalreview.com/2020/08/kamala-harris-relentless-pursuit-of-power/

  6. Thấy Trump và FOX News nổi điên lên khi nghe tin bà Kamala Harris được chọn làm ứng cử viên phó tổng thống là biết ông Biden chọn đúng người rồi.

    • không có đối thủ đảng dân chủ cộng sàn Mỹ đành phải chọn Phony Kamala cho Sleepy DZÔ”Không có chó bắt mèo ăn cức”đưa con mụ này thì chết cũng lẹ,

    • media + Chuyện xưa tích cũ

      Dù gì đi chăng nữa : Dân chủ hay Cộng hoà cả 2 đều có ‘người giữ hòm $$$ chìa khóa’ như cố bác Trần Bắc Hà
      Dân chủ DÂU chọn vì chồng Kamala và Cộng hòa TRÂM chọn vì chồng Ivanka !!!

      Các bác Dân gian Dân dã LO MÀ ĐÓNG THUẾ !!!

      Ha ha ha !!! Hu hu hu !!!

Leave a Reply to Người góp ý Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây