Đất nước của nhân dân

Thái Hạo

9-8-2020

Nhà báo Huy Đức viết về quá trình đàm phán biên giới với TQ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: FB Trần Triết

Sáng nay, môn văn đã thi xong. Xin không bàn về chất lượng của đề, chỉ muốn viết đôi dòng nhân câu Nghị luận văn học (xin xem hình) đề cập đến tư tưởng “Đất nước của nhân dân” trong 1 đoạn trích thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (NKĐ).

Tác phẩm này ra đời năm 1971, giữa lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra ác liệt, tác giả đã nói lên những suy tư chiêm nghiệm của mình nhằm thức tỉnh thế hệ trẻ về cội nguồn thiêng liêng của đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước thân yêu của mình. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được ông tổng kết trong 2 câu thơ:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”

Từ đây, chúng ta thấy đất nước hiện lên trên ba phương diện chính:

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn. Ảnh: internet

1. “Dáng hình” đất nước. Bằng cái nhìn rất độc đáo đầy tính thần thoại, huyền thoại và huyền sử của mình, NKĐ đã làm toát lên cái ý rất sâu này: dáng hình của nước Việt ta là do muôn ngàn thế hệ đã HÓA THÂN mà thành. “Những người vợ nhớ chồng” thì hóa thành núi Vọng Phu; “cặp vợ chồng yêu nhau” thì hóa thành hòn Trống Mái; “những người học trò nghèo” thì hóa thành “núi Bút, non Nghiên”; “những người dân nào” thì hóa thành những núi ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm. Đất nước này là nơi cư ngụ của chim Lạc, của rồng thiêng – vốn là tổ tiên của dân tộc. Thậm chí những con cóc, con gà quê hương cũng hóa thân thành những danh thắng trên khắp non sông này.

Dáng hình xứ sở đã được NKĐ nhìn như thế đó. Nó nói lên cái cội-nguồn-nhân-dân của đất nước từ trong sâu thẳm, gần gũi mà thiêng liêng vô cùng. Ngày nay chúng ta đang sống trên sự hóa thân ấy của ông cha ngàn đời; tổ tiên ta đang nâng đỡ và nuôi dưỡng hơn 90 triệu đồng bào từ mảnh đất thiêng liêng này.

Từng tấc đất, từ bờ tre, dòng sông, ngọn núi đều là thân thể ông cha. Phải gữ gìn và bảo vệ, không thể hèn với giặc, ác với dân mà đánh mất cương vực của đất nước máu xương này.

2. “Thời gian đằng đẵng”. Nó không phải là thứ thời gian vật lý mà là thời gian của đời người, thời gian của biết bao lớp người, là thời gian của những cuộc đời nhân dân nối tiếp để dựng xây, để hi sinh và dâng hiến cho đất nước này. “Năm tháng nào cũng người người lớp lớp”, “con gái con trai”; họ là “bốn nghìn lớp người” đã “làm ra đất nước” này.

Nước Việt ta không phải ra đời từ 1930 hay 1945; cũng không phải chỉ do những người nhân danh 1 lý tưởng nào đó đã làm ra nó. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của nhân dân, cái nhân dân từ thủa mẹ “Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”; cái nhân dân từ thủa “bà Trưng cưỡi voi đánh giặc”; từ “Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê bao đời gây nền độc lập”.

Lịch sử phải được trả về cho nhân dân. Chúng ta không chỉ có mỗi cái giai đoạn “đỉnh cao muôn trượng”, thời đại sao vàng chói lọi át hết tất cả những hùng anh của dằng dặc lịch sử bi tráng của dân tộc này.

Đừng khiến học sinh hiểu nhầm hoặc hiểu lệch mà phê phán hết thảy, chê “thiên hạ đục chỉ mình ta trong”. Như thế, vừa làm méo mó sự thật, vừa không đạt được mục đích giáo dục.

3. “Lối sống ông cha”. Đó là văn hóa, là những cái “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”, là phong tục “tóc mẹ thì bới sau đầu”, là “một nắng hai sương”, là yêu đương nồng nàn “từ thủa trong nôi”, là biết quý trọng tình nghĩa “những ngày lặn lội” v.v.. Đất nước này “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” chứ không phải chỉ có mỗi cái văn hóa “tiến tiến” từ đầu thế kỷ trước đâu, mà “đào”, mà “tróc”, mà xóa cờ chơi lại; mà coi tất cả quá khứ đều là hủ lậu, là xấu xa.

Cái công cuộc xây dựng “văn hóa mới” e chưa thành mà bao nhiêu giá trị cũ đã bị đạp bỏ, bị tan hoại đến những tưởng không còn gì lành lặn nữa. Người Việt giờ rơi vào trạng thái “chân không” – cái cũ đã mất, cái mới thì chưa thấy, nó hiện ra một thứ lai căng, hỗn tạp mà ở đó đồng tiền soán ngôi đế vương, điều hành cả xã hội như một cơn lên đồng tập thể.

Những giá trị cũ không thể bị phản bội để tuyên xưng một cái gì mà chưa ai rõ mặt. Cần trân trọng di sản của nhân dân, giữ gìn và bảo vệ; đồng thời vượt qua sự kiêu ngạo mà học lấy những giá trị phổ quát có tính nhân loại. Đó là những Tự do, những Nhân quyền, Dân quyền; là tôn trọng cá nhân và tinh thần bình đẳng thiêng liêng; là văn hóa pháp quyền pháp trị…

Cuối cùng, xin mượn lời nhà thơ đáng trọng Nguyễn Khoa Điềm để gởi gắm tới tất cả chúng ta những lời tha thiết để cùng thức tỉnh ý thức trách nhiệm trước hiện tình đất nước đang rất cần bàn tay của tất cả để dựng xây lại.

“Em ơi em

Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời…”

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN


  1. Dạ khúc bên Hồ Gươm
    ***************************

    https://www.youtube.com/embed/fVfnEyLOkrM

    Charles Aznavour – La bohème (Official Lyrics Video) 9 791 277 vues•6 déc. 2018

    Chiều tà rùng mình trước Hoàng hôn :
    Báo hiệu Bình minh Rạng đông trường tồn !
    Gió chiều từ Hồ Tây hôn Lữ khách
    Ngàn thở dài kết liễu nơi Cố thôn
    Hương Dạ lan xưa Trăng phố Cổ
    Như Hương Xưa đọng trong tiếng Hôn
    Little Saigon ơi ! Người cũ !
    Cố nhân Hà Nội bôn ba bồn chồn .. ..
    Khúc Tình ca đi thẳng vào Hồn Ai đấy ?
    Dào dạt Mộng cũ ánh Hoàng hôn
    Chiều tà rùng mình trước Tháp Bút :
    Mộng triệu Bình minh Rạng đông trường tồn !


    Dạ khúc bên Hàn Giang
    ***************************

    https://www.youtube.com/watch?v=nZvehG_Lgls

    La Bohème 9 765 200 vues

    Hoàng hôn rùng mình trước Chiều tà Sông Hàn :
    Báo hiệu Bình minh như trường giang !
    Gió chiều Vịnh Tiên Sa hôn Lữ khách
    Ngàn thở dài kết liễu bên bờ Hàn Giang
    Hương xưa còn đọng ánh Trăng võ vàng cũ
    Thủ đô Úc Đợi Lại ơi ! Người cũ Sông Hàn !
    Bồn chồn Cố nhân Hồng Đức Đà Nẵng .. ..
    Khúc Tình ca đi thẳng vào Hồn Ai miên man ?
    Dào dạt Mộng cũ ánh Hoàng hôn chết
    Hoàng hôn rùng mình trước Chiều tà Sông Hàn :
    Mộng triệu Bình minh bền như trường giang !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. @KQuan
    “Chẳng có nơi nào là đất nước cả khi quyền sống bị tước trắng bằng lường gạt và súng đạn.“

    Rất nhiều thí dụ về quyền sống bị tước trắng bằng đủ thứ phương cách tàn bạo chỉ kể từ sau WWII, nhưng đến nay chẳng có đất nước nào diệt vong; thậm chí Do Thái lưu vong sau Holocaust nay đã là một quốc gia khiến nhiều kẻ thù run sợ. Vậy sao người Việt ta nỡ buông câu phũ phàng như KN?

    Tôi không muốn nói nhiều thêm. Bình luận trên gửi đến KN với tư cách một đại diện thôi. Nó còn muốn nói với nhiều người hơn nữa, những kẻ muốn dấn sâu vào hận thù dân tộc hơn coi trọng lẽ tồn vong đất nước, một thực thể mà có người xem như không còn nữa nếu họ không là kẻ nắm quyền lực!
    Động lực khiến tôi buông lời mà anh cho là “nặng” không phải sự thích tranh luận vô ích, mà chỉ là sự than thở cho nhân tâm VN ly tán. Cuộc xung đột quốc cộng cay đắng ngày càng vô phương cứu chữa, chỉ làm cho dân tộc suy nhược thêm; chỉ vì cố chấp, hận thù quá nặng, một mất một còn. Đáng lẽ năng lượng đó phải nhắm tới kẻ thù truyền kiếp, chứ không phải nhắm vào nhau, người Việt quốc gia vs Vcộng! Đề tài nầy quá rộng lớn để nói ở đây.
    Vài lời với anh thế nhé.

  3. “Đất nước của nhân dân” thật là quá mĩa mai của loại nói láo xảo ngôn,ngày nay lại được đưa vào bài thi ngữ văn cho học trò tốt ngiệp phổ thông.Nếu có thí sinh viết chệch hướng thì không biết giám khảo tính sao ?

  4. Chỉ những kẻ tự thấy mình hoàn toàn vong quốc, vong bản; thoả mãn với quốc tịch mới, với thẻ xanh thường trú nhân…vừa đủ no cơm ấm cật để dậm dật nơi hải ngoại; ngày ngày gặm nhấm căm thù xưa; xỉ vả lịch sử, đất nước khi có dịp, rủa cho nó gặp nạn, cho hả giận…
    mới có giọng rẻ rúng khinh bạc như khuê nữ đối với nội dung một bài viết tha thiết như trên!
    Khuê Nữ, tên một đàn bà thật, hay núp bóng đàn bà…, phải biết rằng, có hàng triệu người đã rời bỏ quê hương từ ngày 30/4 đen, đến nay ngót nửa thế kỷ, vẫn chưa phút nguôi ngoai cho số phận quê hương trước từng lận đận, thiên tai địch hoạ, dịch bệnh…dù chính họ cũng đã từng ôm hận ra đi như khuenu. Nhưng họ không vong quốc vong bản.
    Đã ổn định cuộc sống tại quê hương mới, họ vẫn dõi theo tình hình VN. Họ thù ghét CS nhưng không từ bỏ mảnh đất nầy; và không đánh kẻ chạy lại. Họ vẫn đồng cảm với những trí thức bên kia chiến tuyến, vì yêu nước một thời bị cs lừa phỉnh đi theo “kháng chiến”. Những người nầy đang đấu tranh hàng ngày trên các diễn đàn, vạch mặt bọn bán nước, bọn cướp nước từ phương Bắc.
    Họ đang thông cảm, bắt tay nhau trong ý hướng chung nầy.
    Chúng ta vào đây đọc họ, phải hiểu điều đó…
    Họ không phù phiếm. Họ đang còn nước còn tát, đang cố gắng phần nhỏ nhoi để tỏ thái độ, vạch mặt chỉ tên, làm sáng tỏ mọi ý đồ nguỵ luận ngu dân…để góp phần nhỏ cho tôn chỉ khai dân trí…

    thì đừng nên dội gáo nước lạnh, báng bổ phá phách!

    Trừ phi khuenu thuộc biên chế của đám dlv bò đỏ!

  5. Hình như Nguyễn Khoa Điềm đồng hương với những Tố Hữu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Đoan Trinh.

    • “lịch sử không chỉ mới có từ 1930, 1945”, nhưng ô sin Huy Đức lại chỉ dám lấy ra mà đề cao cái thơ tổ cò của trí thức việt cộng thời đại an nam quốc vương trần ích tắc 1950 rước thực dân đỏ vào Thăng Long cắm cờ búa liềm lên hà nội, thời đại giao chỉ quận vương hồ chí minh có cái cờ búa liềm ngồi trên đầu “cờ tổ quốc”, có cái “cờ tổ quốc” nằm dưới đít cờ búa liềm,

      Toàn một thứ lá mặt lá trái, tráo bài 3 lá

    • Đúng! Nguyễn Khoa Điềm đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên Giáo tương đương như ghế Võ Văn Thưởng đang ngồi. Điềm có công rất lớn tịch thu, cấm nhiều nhiều tác phẩm văn học, và đẩy nhiều người viết phải sống lưu vong.

  6. “Đồng bào” là từ chỉ rằng, nòi giống Việt được gieo từ một khối bào thai đã giằng buộc lấy nhau từ bốn ngàn năm.
    Không thể là cái giống rước từ Nga, từ Tàu về để mà ” giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ “, để đất nước toang hoang ngót thế kỷ nay máu vẫn đang rỉ máu.
    “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, cái giống lạ phương bắc đã trồng nên những Đỗ Mười, Khả Phiêu, Đức Mạnh, Phú Trọng, La Thăng, Bắc Son, Duy Mạnh…
    Chắc chắn, số phận chúng sẽ giống như Ích Tắc, Chiêu Thống.

  7. Để tâm làm gì đến mất tay thợ viết, kiếm miếng mồi. Chẳng có nơi nào là đất nước cả khi quyền sống bị tước trắng bằng lường gạt và súng đạn. Chỉ có bọn CS gian manh mới đủ tàn nhẫn hành hạ thế hệ trẻ bằng nhồi sọ, ép buộc, bằng giáo dục phi nhân t́ính dựng ra mọi trò bịp để xúi bẩy thế hệ trẻ hành hạ cha mẹ qua đòi hỏi của hệ thống giáo dục nhằm lấp đầy túi tham lưu manh của bọn họ

  8. “Thậm chí những con cóc, con gà quê hương cũng hóa thân thành những danh thắng trên khắp non sông này”

    Tuy vậy, tượng Bác Hồ & các lãnh tụ Cộng Sản cũng khá hơn đám gà qué, cóc nhái . Một tẹo, nhưng thế cũng tốt rùi

    “Chúng ta không chỉ có mỗi cái giai đoạn “đỉnh cao muôn trượng”, thời đại sao vàng chói lọi át hết tất cả những hùng anh của dằng dặc lịch sử bi tráng của dân tộc này”

    Đúng . Nhưng “đỉnh cao muôn trượng” & thời đại sao vàng chói lọi cũng, theo ý của thơ Nguyễn Khoa Điềm, cần được xem là lịch sử bi tráng -hoặc hài, tùy cách nhìn- của dân tộc này .

    “Đừng khiến học sinh hiểu nhầm hoặc hiểu lệch mà phê phán hết thảy, chê “thiên hạ đục chỉ mình ta trong”

    Rất chính xác . Dân ta phải thuộc lịch sử Đảng ta, những gì không biết đừng có dại mà tra gú gồ . Tra gú gồ phải vượt tường lửa . Vượt tường lửa sẽ dẫn đến “phê phán hết thảy”, nói theo gs Tương Lai, trở thành “những kẻ đốt đền ngu xuẩn”.

    “Người Việt giờ rơi vào trạng thái “chân không” – cái cũ đã mất, cái mới thì chưa thấy, nó hiện ra một thứ lai căng, hỗn tạp mà ở đó đồng tiền soán ngôi đế vương, điều hành cả xã hội như một cơn lên đồng tập thể”

    Chính vì thế mà lời kêu gọi của nhà trí thức Mạc Văn Trang về học tập “đạo đức Cách Mạng”, “tư tưởng Hồ Chí Minh” trở thành rất cần thiết, rất dại gái (zeitgeist) để cho cái mới xuất đầu lộ diện . Chứ đẻ trâu mãi thiên hạ bắt đầu cảm thấy tội nghiệp .

    “Những giá trị cũ không thể bị phản bội để tuyên xưng một cái gì mà chưa ai rõ mặt”

    Rất chính xác . Hiện nay đang có hiện tượng vinh danh “Đổi Mới” quá giới hạn, tới mức phản bội những giá trị cũ .

    “Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời…”

    Haha, hết Huỳnh Tấn Mẫm tới Nguyễn Khoa Điềm . Cái cột đèn có vẻ hổng biết thưởng thức thơ Nguyễn Khoa Điềm . Tớ thì học cái cột đèn, đỡ hơn cái cột đèn là tớ biết đi . Rất cảm thương (hại) tấm lòng yêu nước cũng như yêu Đảng của chú lính chì, em bé hồng quân dũng cảm .

Leave a Reply to SaKim Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây