Bản tin ngày 7-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Thêm hoạt động diễn tập quân sự mới của TQ ở khu vực Bắc Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin: Trực thăng, tàu chiến Trung Quốc diễn tập hiệp đồng giữa căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan. Tin cho biết, một lữ đoàn không quân thuộc lục quân TQ và một đội tàu thuộc hải quân nước này vừa tổ chức một cuộc diễn tập phối hợp tấn công vượt biển gồm trực thăng và các tàu chiến.

Đài truyền hình trung ương TQ đưa tin, khu vực diễn tập ở ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, khu vực giáp với eo biển Đài Loan, Biển Đông và biển Hoa Đông. “Các trực thăng của lục quân Trung Quốc cất cánh từ một căn cứ trên bộ, bay đến vùng biển có tàu đổ bộ Type 071 của hải quân rồi đáp xuống tàu này”.

Bắc Kinh tiếp tục “khoe cơ bắp”: Trung Quốc đưa tàu đổ bộ tấn công lớn nhất châu Á, nặng 40.000 tấn ra biển, theo báo Giao Thông. Dẫn nguồn từ báo South China Morning Post, cho biết, tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu tiên của TQ bắt đầu thử nghiệm trên biển, để chuẩn bị đưa vào trang bị và vận hành trong lực lượng hải quân. Type 075 là tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn đầu tiên của Hải quân TQ, được đánh giá ngang với tàu đổ bộ lớp America và lớp Wasp của Mỹ.

Bài báo lưu ý về Hải quân TQ (PLAN), “do yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông đang bị phản đối và mối quan hệ với Đài Loan căng thẳng, PLAN đang ra sức chuẩn bị lực lượng bằng cách đặt hàng một số tàu đổ bộ cỡ lớn trong những năm gần đây”.

Báo Tuổi Trẻ bàn về sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Trung điện đàm 90 phút: chỉ Đài Loan và Biển Đông. Trong cuộc điện đàm ngày 6/8, ông Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng TQ “yêu cầu Mỹ chấm dứt các hành động và lời nói sai trái, cải thiện việc quản lý và kiểm soát rủi ro trên biển, tránh thực hiện các động thái nguy hiểm có thể leo thang tình hình và bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực”, theo Tân Hoa xã. Đáp lại, người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định, Bắc Kinh mới là kẻ “gây bất ổn khu vực”.

VOA đặt câu hỏi về diễn biến tranh chấp dầu khí trên Biển Đông: Sức ép của Trung Quốc khiến Việt Nam mất 1 tỷ USD? Bài báo cung cấp một số thông tin cho thấy, lãnh đạo Việt Nam “đã đồng ý trả khoảng 1 tỷ USD cho hai công ty dầu khí nước ngoài sau khi huỷ bỏ các hoạt động khai thác của họ trên Biển Đông trước sức ép của Trung Quốc”. Hai công ty đó là Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. 

Ông Nguyễn Lê Minh, thành viên hội đồng phản biện của Tạp chí Năng lượng VN còn cho biết thêm, “con số 1 tỷ USD gồm chi phí lịch sử khi Repsol mua lại của nhà điều hành Talisman với giá khoảng 500 triệu USD và sau đó bỏ ra khoảng gần 300 triệu USD trong quá trình phát triển mỏ, với khoảng 200 triệu USD giá trị tiềm năng và phí dừng”.

Mời đọc thêm: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Trung điện đàm (RFI). – Trung Quốc tuyên bố “không định thế ngôi siêu cường Mỹ’ (VNN). – Tàu cá Trung Quốc bị tố “vơ vét mọi thứ” gần quần đảo Galápagos (NLĐ). – Ngoại trưởng Mỹ Pompeo điện đàm với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (VOA). – Mỹ, Philippines thảo luận về vấn đề Biển Đông (Tin Tức). – Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn, cảnh báo việc thay đổi nguyên trạng Biển ĐôngÚc có vũ khí gì để liên thủ kiềm chế Trung Quốc? (TN). – Ca sĩ Duy Mạnh bị ‘sờ gáy’ vì phát ngôn ‘tục tĩu’ về Biển Đông (NV). 

Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu qua đời

Truyền thông trong nước đưa tin, ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng Bí thư Đảng CSVN, qua đời sáng sớm nay. Báo Tuổi Trẻ cho biết, “do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 2h52 ngày 7-8-2020 tại Hà Nội”. Vẫn chưa thấy các “đồng chí” của ông Phiêu thông tin chi tiết về lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng.

Theo tiểu sử từ đảng đưa ra, Lê Khả Phiêu là lãnh đạo thăng tiến nhờ con đường binh nghiệp. Ông sinh ngày 27/12/1931, đến năm 1945 đã gia nhập Việt Minh và quân đội vào năm 1950 khi chưa đầy 20 tuổi. Đến năm 1978 ông Phiêu đã trở thành Phó tư lệnh chính trị của Quân khu 9, quân khu trấn giữ Tây Nam Bộ, với quân hàm Đại tá. Năm 1992, ông trở thành Thượng tướng và liên tục trải qua nhiều vị trí trong hàng lãnh đạo cấp cao của đảng, trước khi ngồi ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ 1997 – 2001. 

Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: Internet

BBC có bài: Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu qua đời. Bài báo có khá nhiều tình tiết về các mặt trái trong đời ông Phiêu, nhất là vụ ông Phiêu không muốn cải tổ doanh nghiệp nhà nước và những tuyên bố về ý thức hệ của ông này cho thấy ông là người “bảo thủ”. Thời gian ông làm lãnh đạo đảng CSVN, nhiều diễn biến bất lợi đã xảy ra, gồm bất ổn ở Tây Nguyên năm 2001 dẫn đến cuộc bạo động ở khu vực này năm 2004.

BBC cho biết, ông Phiêu “chịu tai tiếng với việc bổ nhiệm quá nhiều đồng hương Thanh Hóa, dẫn đến cáo buộc bè phái. Ông cũng bị cáo buộc đã dùng tình báo quân đội để theo dõi các thành viên khác trong Bộ Chính trị”.

Ông Lê Khả Phiêu bị mất uy tín về “vấn đề Campuchia, quan hệ nam nữ, vô nguyên tắc khi ra Quyết định 234, ngành tình báo lâu nay chỉ nắm địch, nay được theo dõi nội bộ, gặp Giang Trạch Dân, đi không hỏi, về không trình“. Ông đã bị các ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh hợp sức, ép ông rời ghế Tổng Bí thư chỉ hơn 3 năm sau khi nhậm chức.

Bài viết trên VOA hôm nay cho biết, “ông Lê Khả Phiêu bị cáo buộc là người có chính sách ‘thân Trung Quốc’. Thậm chí, tại một vài thời điểm, ông còn bị công luận cáo buộc đã ra chỉ thị ‘nhượng bộ’ trong quá trình đàm phán biên giới trên Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, dẫn đến phía Việt Nam bị thiệt mất Ải Nam Quan, một phần thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông trong khu vực“.

Mời đọc thêm: Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu qua đời ở tuổi 89 (VOA).  Báo “lề đảng”: Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ trần ở tuổi 90 (TN). – Cuộc đời và sự nghiệp của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (TTXVN). – Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu – người con bình dị của quê hương Đông Khê (DT). 

Đuổi beo cửa sau, rước hổ cửa trước

Tối qua, 80 chuyên gia Trung Quốc đi tàu đến Quảng Ngãi, theo VnExpress. Tin cho biết, “một đoàn tàu lập riêng đưa gần 80 chuyên gia Trung Quốc từ ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn đến khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, chiều 6/8”.

Bà Phùng Thị Lý Hà, Phó TGĐ Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, là đơn vị đã tổ chức đoàn tàu riêng SE23 với khu công nghiệp Dung Quất, khẳng định: “Cả khách và nhân viên phục vụ trực tiếp phải cách ly 14 ngày”.

Không chỉ 80 chuyên gia Trung Quốc này sang VN, dự kiến sẽ có gần 1.000 người Trung Quốc đến tỉnh này làm việc sau Covid-19. Chuyến tàu đầu tiên khởi hành ngày 12/6, đưa 137 lao động từ ga Đồng Đăng đến ga Quảng Ngãi”.

Một nhóm khách TQ xuống tàu tại ga Quảng Ngãi ngày 12/6/2020. Ảnh:Đoàn tiếp viên đường sắt HN/VNE

Cơ quan chức năng TP HCM đang điều tra 2 đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, VOV đưa tin. Ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND thành Hồ, cho biết, “TP đã phát hiện và bắt giữ 123 người nhập cảnh trái phép… Qua điều tra, cơ quan chức năng cũng phát hiện có 2 đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Lãnh đạo TP đã chỉ đạo cơ quan công an củng cố hồ sơ tiến hành điều tra để khởi tố”.

Chỉ riêng đoàn tàu từ Lạng Sơn vào Quảng Ngãi đã mang theo gần 80 “chuyên gia” TQ. Có gì chắc chắn rằng các “chuyên gia” này sau khi nhập cảnh và hoàn tất cách ly, họ sẽ tuân theo pháp luật VN, không mở đường cho người thân và bạn bè của họ vượt biên trái phép vào VN? Chặn người TQ nhập cảnh trái phép còn không xong, giờ mở đường cho họ nhập cảnh như vậy, chẳng khác gì “đuổi beo cửa sau, rước hổ cửa trước”?

Mời đọc thêm: Gần 300 triệu lao động tại Trung Quốc thất nghiệp trong “cơn bão kép”Gần 80 khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam, đi tàu hỏa đến Quảng Ngãi (DT). – TP Hồ Chí Minh phát hiện hai đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép (Tin Tức). – Hà Giang: 30 người trốn trong hang đá chuẩn bị vượt biên sang Trung QuốcBình Dương: 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép có kết quả xét nghiệm (LĐ). – 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Bình Dương âm tính với SARS-Cov-2 (VOV). – Giải thích của Bộ Công An về việc người Trung Quốc tràn sang chưa thuyết phục dân! (RFA).

“Lửa lò” vụt tắt ở thành Hồ?

Diễn biến “mới mà cũ” trong vụ điều tra sai phạm cướp đất ở Thủ Thiêm, VnExpress cập nhật: Ông Tất Thành Cang bị phê bình. Hôm nay, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành Hồ xác nhận, đã thực hiện thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết quả kiểm tra “khi có dấu hiệu vi phạm liên quan quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã chỉ đạo xem xét trách nhiệm của 66 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm”.

Có ba người là Thành ủy viên nhiệm kỳ 2015-2020 “bị xác định có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, nhưng do đến nay đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật đảng nên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố thống nhất kết luận phê bình, gồm Tất Thành Cang, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Công trình Lịch sử TP, bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch HĐND TP, ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị thành phố.

Ông Tất Thành Cang tại kỳ họp HĐND TP HCM ngày 9/12/2019. Ảnh: Quỳnh Trần/VNE

Bên cạnh đó, hàng loạt lãnh đạo Công ty Tân Thuận bị kỷ luật, theo báo Dân Sinh. UBKT Thành ủy thành Hồ quyết định cảnh cáo đối với 8 lãnh đạo của công ty này, gồm Lê Hoàng Minh, Chủ tịch HĐTV Công ty; Mai Văn Đường, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty; Vũ Xuân Đức, Nguyễn Trường Bảo Khánh, đều là thành viên chuyên trách HĐTV Công ty, Phùng Đức Trí, Phạm Xuân Trung, Trần Đăng Linh, Nguyễn Việt Dũng, đều là Phó TGĐ Công ty.

Có 4 hình thức kỷ luật đảng viên từ nhẹ đến nặng là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ đảng, thì trong vụ sai phạm Thủ Thiêm, hình phạt dành cho Tất Thành Cang và các thuộc cấp chỉ xoay quanh khiển trách và cảnh cáo. Nếu vụ “đốt lò” ở thành Hồ dừng ở đây thì Cang có thể lưu tên mình vào lịch sử chính trường CSVN như là người duy nhất trải qua 2 lần bị UBKTTƯ gọi tên mà vẫn vô sự. 

Mời đọc thêm: Sai phạm tại Thủ Thiêm: Ông Tất Thành Cang bị phê bình (TN). – Sai phạm vụ Thủ Thiêm, hết thời hiệu, ông Tất Thành Cang chỉ bị… phê bình (DT). – Vụ Thủ Thiêm: Ông Tất Thành Cang chỉ bị phê bìnhNhiều lãnh đạo ở TPHCM được chấp thuận nghỉ hưu trước tuổi (TP). – Những doanh nghiệp ‘con cưng’ của TP HCM làm ăn ra sao (VNE).

***

Thêm một số tin: Quân lực Hoa Kỳ có thêm một thiếu tướng gốc Việt (VOA). – Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam ra tuyên bố mới nhất về tình hình Việt Nam (RFA). – Cựu Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai đã gọi điện trả lại nhà công vụ (TN). – Tàu du lịch chở 25 người bốc cháy trên biển Hà Tiên (VNE). 

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Lê Khả Phiêu gia nhập đảng cướp năm 1945 lúc mới 14 tuổi thì biết cái éo gì mà bày đặt viết sách Mênh Mông Tình Dân, mênh mông tiền dân thì có, đớp của dân không chừa thứ gì, xấu nhưng toàn ngắm tới gái đẹp và bị thằng tàu chệt nó gài bắt ký văn bản bán nước. 14 ngày hôm nay còn chưa biết gì vậy 14 tuổi của những năm 45 thì biết cái chó gì mà mị dân, ăn rau sạch với giàn tưới tự động 20 ngàn usd mà sao vẫn bị ung thư vậy.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây