Vì sao Việt Nam im lặng trước công hàm ngày 17/4 của Trung Quốc?

Trương Nhân Tuấn

30-7-2020

Trở lại vụ “cuộc chiến công hàm” ở Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp quốc. Cùng ngày 29 tháng 7 hai quốc gia Mã lai và Trung Quốc gởi công hàm lên Tổng thư ký LHQ.

Nội dung công hàm của Mã lai một mặt phản biện các yêu sách về biển và thềm lục địa của TQ không phù hợp với pháp luật quốc tế. Mặt khác Mã lai yêu cầu Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa xem xét hồ sơ “thềm lục địa mở rộng” của quốc gia. Tình hình là công hàm của Mã lai có thể “bế mạc” cuộc chiến công hàm.

Vấn đề là Việt Nam vẫn “ngậm tăm” trước công hàm ngày 17 tháng 4 của Trung Quốc. Nội dung công hàm TQ cho rằng “VN đã phạm Estoppel vào thập niên 70”. Trung Quốc dẫn công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng cho thấy, Việt Nam đã nhìn nhận và ủng hộ các tuyên bố của TQ về chủ quyền lãnh thổ và hải phận của họ.

Sự “im lặng” của Việt Nam trước sự việc này (bị estopped) cho thấy VN đã không có lý lẽ phản biện lại.

Để ý thời gian trung bình để Trung Quốc phản biện lý lẽ các quốc gia khác là 1 tuần.

Điều ngạc nhiên là giàn học giả “thượng thặng” của VN lâu nay nói rằng “công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng” không có hiệu lực. Cả giàn đồng ca bài “tuyên bố đơn phương không có hiệu lực pháp lý”. Tất cả cùng dẫn phán lệnh của Tòa Công lý quốc tế về vụ Úc kiện Pháp (thử nghiệm nguyên tử trong khí quyển) để chứng minh.

Tôi cam đoan rằng không có ai trong giàn học giả thượng thặng này đọc phán quyết của Tòa. Tất cả chỉ sao chép lẫn nhau. Người đầu tiên sai bét thì cả đám sai bét.

Nay mai tôi sẽ trở lại vụ “góp ý” với các học giả Vũ Thanh Ca, Hoàng Việt… về các vấn đề Biển Đông mà tôi bỏ dở từ tháng năm. Lý do chờ đợi Việt Nam lên tiếng thế nào để phản biện Trung Quốc (vụ estoppel).

Sự im lặng của Việt Nam kỳ này đồng nghĩa với việc nhìn nhận VN đã bị mất tố quyền về Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi VN vẫn có thể lên tiếng phản biện TQ với lý do “kế thừa VNCH”. Điều này tôi đã nói từ 20 năm nay.

Hôm kia Mỹ “bật đèn xanh” nhắc lại Cộng hòa XHCN Việt Nam đã “kế thừa” VNCH qua việc trả nợ cho Mỹ.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Tôi nhận thấy LUẬT CÔNG PHÁ QUỐC TẾ rất luận lý logic về TÍNH KẾ THỪA dẫn đến TỐ QUYỀN

    Sự im lặng của Việt Nam kỳ này đồng nghĩa với việc nhìn nhận VN đã bị mất tố quyền về Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi VN vẫn có thể lên tiếng phản biện TQ với lý do “kế thừa VNCH”. Điều này tôi đã nói từ 20 năm nay.

    Hôm kia Mỹ “bật đèn xanh” nhắc lại Cộng hòa XHCN Việt Nam đã “kế thừa” VNCH qua việc trả nợ cho Mỹ.


    Cộng hòa XHCN Việt Nam đã “kế thừa” VNCH qua việc trả nợ cho Mỹ.
    TẠI SAO trả nợ thì nhận TÍNH KẾ THỪA mà HOÀNG SA lại không
    CHẮC CÓ điều gì BẬT MÍ bí mật giữa VC và Tàu cộng ????


  2. Ác mộng trên Hồng đế Tập giữa Tử Cấm Thành
    ********************************

    Ác mộng ám ảnh Tử Cấm Thành
    Từng hồi trống điểm vọng gác canh
    Ngày mai đi về đâu Trung C..uốc ?
    Tử lộ vết xe đổ cũ còn xanh
    Liên Xô còn dư âm động đất
    Hồng trường Mạc Tư Khoa sụn nhanh
    Điện Cẩm Linh mất quyền lực quốc tế
    Đế quốc Tàu mới trỗi dậy lại sớm tanh ! ?
    Thế Sử biến cố diễn ra dồn dập
    Trục Ác tự kết liễu tan tành
    Giấc mơ Trung Hoa thành Ác mộng
    Hồng đế muốn sinh tồn phải đổi nhanh !

    TỶ LƯƠNG DÂN

  3. Vào thời điểm 1958, cộng sản bắc Việt còn đang say với chiến thắng Điện Biên Phủ và nỗi biết ơn cũng như tin tưởng tuyệt vào người “đồng chí” anh em phương bắc còn đang ở giai đoạn đỉnh điểm nên không biết kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đang lập mưu kế chiếm đoạt đất biển đảo của Việt Nam. Chắc chắn ở thời điểm đó, khi Tâu cộng thúc dục cộng sản bắc Việt viết mấy dòng để gọi là ủng hộ lập trường của chúng trước LHQ, cộng sản bắc Việt lập tức viết ngay mà không hề tìm hiểu công hàm của Tàu cộng gởi cho LHQ bao gồm những điều gì vì nghĩ rằng Tàu cộng quá tốt với mình thì chắc chắn không có điều gì phải lo ngại.
    Tất cả các lý luận của cộng sản bắc Việt biện hộ cho việc làm ngu xuẩn đó chỉ để lường gạt người dân trong nước chứ chẳng thể thuyết phục được ai. Phạm Văn Đồng cho rằng vì nhu cầu chiến tranh nên phải ký công hàm 1958 là một trong những lý luận ngu xuẩn nhất vì chủ trương xâm lược miền nam Việt Nam chỉ bắt đầu vào năm 1960 khi Lê Duẩn lên nắm quyền. Cho dù vì nhu cầu chiến tranh, đâu có nghĩa cộng sản bắc Việt có quyền trao biển đảo cho Tàu cộng.
    Bản chất nhơ bẩn bán nước của cộng sản bắc Việt ngày càng rõ khi sóng gió biển Đông ngày càng lớn. Người dân trong nước không thể để đám khốn nạn đó sống trên đầu cổ mãi được. Kẻ bất lương không bao giờ có lòng tự trọng để mà nhường bước người chân chính. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!

  4. Xin mọi người cân nhắc trước khi khẳng định 1 điều gì! Bây giờ trong 1 gia đình có 2 vợ chồng, tài sản riêng của chồng (nhà cửa đất đai chồng không nhập chung cho vợ – hay nói cách khác vợ không có quyền nhường, nhượng tài sản). Và khi ông hàng xóm tuyên bố chủ quyền này nọ thì bà vợ vì nhiều lí do như thấy hàng xóm quá đẹp trai … đứng ra lấy lòng ông hàng xóm tuyên bố công nhận 1 cái gì tài sản của chồng cho hàng xóm và đột nhiên lại ở đây lại có quan điểm: Tuyên bố của bà ta là: „Chúng tôi“, thì xin hỏi ông Phạm Văn Đồng là Thủ tướng không có quyền nhường lãnh thổ lúc đó, hay là ông Phạm Văn Đồng có nghĩa là Việt Nam, là Quốc hội, là Chủ tịch nước …!? Cái này có lẽ để chuyên gia Luật quốc tế có trình độ phát biểu, phân tích hơn là các nhà nghiệp dư phát biểu mãi cũng thế, vì đơn giản: lắm thầy, nhiều ma, chả giải quyết được gì, chỉ rối thêm!

  5. Văn tự mua bán bất động sản
    Cám ơn anh Trương Nhân Tuấn,
    Những ai sống ở hải ngoại (xã hội Bắc Mỹ) đều biết rõ một chuyện thường tình khi mua bán nhà đất (bất động sản). Đó là những điều kiện ghi chép rành rành trong bản hợp đồng sau khi hai bên kết thúc bàn cãi về giá cả căn nhà, đại để rằng: “Tôi chỉ đồng ý lấy căn nhà vào ngày đó tháng đó nếu tôi tìm được người mua hay mướn căn nhà tôi đang ở / Hay tôi chỉ đồng ý dọn gia đình đến ở nếu công ăn việc làm của tôi không gặp trắc trở trước ngày lấy nhà / và rất nhiều điều kiện khác nữa giữa hai người mua và bán, bên cạnh là sự ưng thuận của nhà băng và chưởng lý để chứng nhận hợp đồng có giá trị trước pháp luật”.
    Như vậy chúng ta có thể xem Bức Công Hàm 1958 của chính phủ VNDCCH (CS miền Bắc) ký với chính phủ CHNDTQ là một “bản văn tự chuyển nhượng chủ quyền biển đảo” với những điều kiện bàn cãi song phương như sau:
    – Chúng tôi, bên bán (VNDCCH) đồng ý chuyển nhượng chủ quyền Biển Đông và hai quần đảo HS-TS cho bên mua CHNDTQ, mặc dầu đó là tài sản của người anh em VNCH (miền Nam VN, dưới vỹ tuyến 17) trong gia đình Việt Nam chúng tôi, nếu phía bên mua TQ hứa giúp chúng tôi quân sự để chiếm đóng phần đất dưới vỹ tuyến 17 (phân định theo Hiệp Định Geneve 1954).
    – Sau khi chúng tôi trở thành chủ nhân của mảnh đất dưới vỹ tuyến 17, chúng tôi VNDCCH sẽ hứa bàn giao chủ quyền chính thức và công khai của Biển Đông và hai quần đảo HS-TS cho bên mua (chính phủ nước CHND TQ) thể theo bốn yêu sách mà bên mua ghi rõ ràng trong công hàm Chu Ân Lai ký ngày 04-09-1958.
    Câu chuyện pháp lý giữa hai bên chỉ có thế thôi, đừng đem bộ luật Biển quốc tế ra áp dụng làm gì mất công, bởi lẽ hợp đồng mua bán ký kết vào năm 1958, trước khi UNCLOS ra đời (1982). Vả lại bản văn tự này không hề ghi chú sẽ tuân thủ theo luật pháp quốc tế, đây chỉ là thương vụ mua bán song phương giữa VNDCCH và CHNDTQ. VNDCCH (CS miền Bắc) nhận viện trợ quân sự của CHNDTQ để tiến hành gây chiến chiếm đóng miền Nam VN nay chính thức trở thành chủ nhân của cả đất nước VN thống nhất, thì bó buộc phải thi hành nốt Bản Công Hàm Bán Nước ký ngày 14-09-1958.
    Tôi viết những giòng chữ trên nhằm mục đích vạch trần bộ mặt đểu cáng xảo quyệt của tập đoàn lãnh tụ Đảng và Nhà Nước CS VN cố tình gây ra chiến tranh thảm sát nhân dân miền Nam VN, thông đồng và dâng hiến đất nước cho ngoại bang phương Bắc. Mọi việc quá rõ ràng không chối cãi.
    Lê Quốc Trinh, Canada

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây