Tin giả, tin thật

Đỗ Duy Ngọc

29-7-2020

Theo tin báo đăng, Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế hôm 28-7-2020 quyết định xử phạt chị VTTH (chủ tài khoản Facebook Vương Huyền Túi) 7.5 triệu đồng vì có hành vi bị cho là chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Hiện nay, trên mạng xã hội, youtube và các trang cá nhân, đầy dẫy tin giả, tin thất thiệt. Ngay báo chí chính thống cũng đầy tin fake, nhất là tin lấy từ báo lá cải nước ngoài. Trong thời buổi hỗn loạn và lắm chuyện hiện nay, những hãng tin nổi tiếng thế giới đôi khi cũng có đăng tin fake. Người đọc rất nhiều lúc không thể phán biệt thật giả và nếu thấy tin nóng hổi, họ lại tiếp tục chia sẻ trên trang cá nhân của mình. Từ đó do hiệu ứng bầy đàn, tin giả lan tràn không thể kiểm soát được.

Phạt chủ tài khoản facebook là việc làm đúng pháp luật, không có ai phản ứng nhưng đôi lúc đó chỉ là hành động không ý thức, cứ tưởng đó là tin thật nên vô tư chia sẻ. Ngay nội dung mà chủ facebook bị phạt đăng trên trang của mình cũng đã có vài tờ báo chính thống cũng đăng thế vì suy cho cùng nội dung đó hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay, chẳng qua là vì dán vào miệng ông Phó Thủ tướng cho nên nó trở thành tin giả bởi ông không tuyên bố thế.

Tin giả bây giờ là vấn nạn của truyền thông, không chỉ ở Việt Nam và thế giới. Thật giả lẫn lộn khiến cho người dân rất dễ hoang mang trước một sự kiện, mà thế giới bây giờ không biết bao nhiêu chuyện xảy ra trong một ngày, một giờ. Có người cho rằng phải biết chọn lọc, nhưng thật sự không phải ai cũng có kiến thức, có hiểu biết giống nhau nên chuyện nhận định đúng sai không phải ai cũng có thể phân biệt được một cách dễ dàng.

Một hiện tượng đang diễn ra gần đáy trên các hệ thống truyền thông của nhà nước, đặc biệt là ở báo chí và đài truyền hình trung ương và địa phương là có rất nhiều chương trình quảng cáo thuốc chữa bệnh. Nào là thuốc chữa khớp, chữa tiêu đường, chữa mất ngủ, chữa đau bao tử, chữa ăn không ngon, giảm béo, nói chung là đủ bá bệnh được quảng cáo trên truyền hình đến độ dày đặc.

Phóng sự nào cũng có ông viện trưởng này, bà viện trưởng nọ phát biểu. Thuốc nào cũng có các Tiến sĩ, Bác sĩ nổi tiếng ca ngợi. Không chỉ có những loại thuốc của các viện bào chế trung ương mà các bà lang, ông lang ở các tỉnh lẻ cũng được đưa lên giới thiệu với những lời có cánh.

Đài truyền hình, báo chí trở thành trung tâm quảng cáo lắm loại thuốc, làm những phóng sự tạo niềm tin cho những bệnh nhân. Có bệnh thì vái tứ phương, bây giờ lại thấy đài truyền hình, báo chí nhà nước giới thiệu với những nhân vật có vai vế, toàn cây đa cây đề của y học Việt Nam, không tin sao được.

Thế nhưng, thử hỏi những phương thuốc được giới thiệu đấy có kết quả như thế nào, được thử nghiệm lâm sàng trên người đã có kết quả ra sao, những phản ứng phụ khi uống thuốc đều không thấy thông báo. Người dân tin vì được cơ quan nhà nước giới thiệu nên tìm mua, mà thật ra những loại thuốc này không bán ở thị trường, người mua phải liên hệ với trang quảng cáo để đặt hàng và thường là giá khá đắt so với mặt bằng chung của loại thuốc chữa bệnh này có mặt trên thị trường.

Quảng cáo và giới thiệu những loại thuốc tốt, có công hiệu chữa bệnh là việc làm tốt của truyền thông. Nhưng giới thiệu nhiều loại chưa được kiểm chứng và thí nghiệm lâm sàng có thể đưa đến hậu quả nguy hiểm cho người bệnh.

Hơn nữa, với lối bán hàng độc quyền với giá cao như thế sẽ gây thiệt thòi cho người bệnh, mà bệnh nhân ở xứ ta vốn là dân nghèo, một liệu trình mấy triệu đồng cũng là một nỗi khó khăn cho người bệnh. Sao nhà sản xuất không cộng tác với hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, lập các đại lý để phân phối cho người bệnh một cách dễ dàng mà phải mua trên mạng, vừa phức tạp mà lại dễ bị hàng giả?

Nếu các thứ thuốc đấy không có công hiệu thật sự thì đài truyền hình và báo chí của nhà nước cũng đang thông tin tin giả, lừa dối khách hàng. Và trong trường hợp đấy, cơ quan nào, tổ chức nào ra quyết định xử phạt?

Tin giả, quảng cáo giả, phóng sự giả tràn ngập trong cuộc sống hàng ngày, người dân biết tin ai bây giờ khi mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước cũng chứa đầy tin giả?

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Theo tôi,không nên phạt,mà chỉ nên cảnh cáo người này.Bởi vì,chính tôi thấy lời tuyên bố(mạo danh PTT) có nội dung tốt,khuyên không nên ra đường vì du lịch,giải trí lúc này(giá dịch vụ rẻ,nhưng nguy cơ bị lây bệnh cao)nên đã chuyển tin này đến nhiều người với lời ủng hộ:tuân thủ sự cách ly bằng cách cố gắng tránh tiếp xuc,không ra đường nếu không thực cần thiết.

  2. Đối với CS việt nam chuyện được quan tâm hàng đầu hiện nay là dòng tiền chảy vào túi đảng viên, chuyện giả nhưng tạo tiền chảy vào túi, họ sẽ nhắm một mắt cho qua, còn mắt kia sẽ rinh̀ mò sơ hở của đối tượng ̣để có cớ chộp mà lột da. Ngược lại chuyện có thể thật nhưng đảng chưa nâng rào chắn, nhưng ai đó nắm được rồi vội vã loan ra sẽ bị kết tội loan tin giả gây tổn hại an ninh, lợi ích quốc gia, nhưng thực tế sau bức màn che đó là ảnh hưởng của loại tin này đến một đảng viên nào đó, tùy vào cỡ cộm cán của người này để suy ra và kết tội. Luật rừng từ lúc còn chui rúc hầm hố, núp gốc cây của nửa thế kỷ trước vẫn còn nằm trong đầu chưa thoát được.

  3. Nói thẳng ra là “tin giả” thuộc về mặt trận tuyên truyền mà CS.coi trọng vào
    háng đầu lãnh vực này nên họ có hẳn một cơ quan chuyên trách việc xuyên
    tạc,bóp méo,nhất là bịa đặt thông tin,còn thế giới tư bản cũng có nhưng mức
    độ ít hơn và cũng không có tinh bắt buộc mọi người phải tin như CS.
    Đó là cái khác biệt rõ ràng nhất,vì thế nếu người dân dưới chế độ CS.không
    tin mà phê bình hay chỉ trích đều bị khép tội “phản động” trong khi dưới chế
    độ tư bản,ai muốn phê bình hay chỉ trích chính quyền đều được,miễn là đừng
    suy diễn một cách cực đoan,bất chấp sự thật !

    • Tôi chỉ đồng ý với anh ở vế trên: cs có hẳn các cơ quan nghiên cứu để loan truyền tin thất thiệt ra công chúng. Nhưng tôi ko đồng ý là chế độ tư bản có điều này mặc dù anh cho là rất ít.
      Những cơ quan truyền thông tư bản ko có chủ đích, chủ ý để loan truyền tin giả. Nhưng với sự bưng bít thông tin của chế độ cộng sản. Khi mà tất cả đều thuộc “bí mật quốc gia cộng sản”. Cơ quan truyền thông cs độc quyền ban phát thông tin, cho ra các thông tin ko thỏa mãn các sự kiện xãy ra. Nên các công chúng buộc phải “suy đoán” theo những giả thuyết có thể lý giải gần nhất với sự kiện xãy ra.
      Trong sự “suy đoán” thì đôi lúc cũng phạm sai sót. Nếu anh suy đoán trúng hết thì anh thành bậc “thánh nhân, tiên tri” rồi. Những lúc suy đoán sai, bọn cs thổi phồng lên cho to là phe tư bản cũng loan truyền tin giả.
      Nhưng chúng ta phải hiểu là những người là truyền thông ko bị mua chuộc bởi đồng tiền thì họ ko bao giờ có mục đích đưa tin giả.
      Thứ nhì nếu sự đồn thổi đối với cs có quá đáng thì đó cũng là hình phạt cho bọn bưng bít thông tin.
      Có cần đem dẫn chứng về sự độc quyền thông tin và đưa tin lừa bịp của việt cộng qua vụ ông Lê Đình Kình. Sự dối trá tràn ngập từ việc 3 lần thay đổi lý do giết ông Kình đến việc tay ông Kình còn nắm chặt quả lựu đạn khi giải phẩu pháp y !
      Từ việc liên tục đưa tin bịp bợm dẫn đến việc có người cho là việc thủ tiêu ông Kình là do chỉ đạo của quan thầy Trung cộng là hợp lý. Vì lý do: nếu ko thì tại sao phải liên tục đưa tin giả ? Tại sao phải hạ sát ông Kình ngay tại chổ ?
      Cộng sản là lũ bẩn thỉu và tàn ác nên tất cả những giả thuyết hợp với sự bẩn thỉu của cộng sản đều hợp lý và đáng suy gẫm.

  4. Chỉ có nhà nước cs là được độc quyền loan tin giả, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân mà thôi.

Leave a Reply to khách Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây