Ai là chủ BOT ở Bình Phước?

Bùi Văn Thuận

21-7-2020

1. “Miếng bánh” BOT ở Bình Phước

Để có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh BOT bủa vây tỉnh nghèo Bình Phước, xin lấy dẫn chứng bài viết trên báo Thanh Niên với nhan đề: “Một tỉnh có 9 trạm thu phí BOT”. Những thông tin chính trong bài viết:

– Bình Phước hiện có 5 dự án BOT đang hoạt động với tổng cộng 7 trạm thu phí. Trong 5 dự án này, chỉ có 1 dự án của Bộ GTVT quản lý. Còn lại 4 dự án là “do tỉnh quản lý”.

– Riêng 4 dự án BOT “do tỉnh quản lý” dài 128 km có đến… 6 trạm thu phí. Đây là 4 dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng trên các tuyến đường hiện hữu. (Nôm na là sửa đường thu tiền chứ không phải làm mới).

– Dự án BOT thứ 6 (đang triển khai) trên tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương là dự án lớn nhất. Dự án này cũng “do tỉnh đầu tư và quản lý”. Sau khi xong, tuyến Đồng Phú- Bình Dương sẽ được đặt thêm 2 trạm thu phí BOT nữa, nâng tổng trạm BOT ở Bình Phước lên con số 9.

– Nhìn qua bài viết, chúng ta có thể thấy: Trong 9 trạm BOT ở Bình Phước, chỉ có 1 trạm do Bộ GTVT quản lý, còn lại 8 trạm là do cán bộ- đảng viên tỉnh Bình Phước tự vẽ ra, tự đứng ra quản lý, thâu tiền mãi lộ.

2. Câu hỏi đặt ra là: Ai mới là chủ thực sự 8 trạm trấn lột mang danh BOT “do tỉnh quản lý” ở Bình Phước?

Kẻ làm chủ thực sự các trạm cướp BOT ở Bình Phước là Nguyễn Tấn Hưng (Hai Hưng). Hưng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước giai đoạn 2000-2006, sau đó giai đoạn từ 2007- cuối 2015, Nguyễn Tấn Hưng là Bí thư tỉnh ủy Bình Phước. Hưng cũng là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước giai đoạn 2007- 2016.

Suốt 16 năm cầm đầu đảng- nhà nước ở Bình Phước, Hai Hưng đã xây dựng cho bản thân một vị trí độc bá, là ông trùm trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và chính trị ở địa phương. Tất cả 8 trạm cướp mang danh BOT “do tỉnh quản lý”, đều được cấp phép, triển khai, vận hành thu tiền trong giai đoạn Nguyễn Tấn Hưng cai trị Bình Phước.

3. Những thông tin ở trên chưa đủ để chứng minh vai trò ông trùm, kẻ cầm đầu các trạm cướp mang danh BOT ở Bình Phước. Xin trích dẫn các báo của đảng và thêm thông tin khác nữa:

Trần Văn Chánh, trên danh nghĩa là ông trùm BOT ở Bình Phước. Tuy nhiên ai ở tỉnh này cũng biết: Chánh chỉ là tay sai, là lính thay Nguyễn Tấn Hưng đứng ra quản lý việc cướp tiền ở các trạm BOT “do tỉnh quản lý”. Ông chủ thự sự của các BOT ở đây là Nguyễn Tấn Hưng.

Ngày 08/01/2015, báo Tài nguyên và Môi trường có bài: “Bàn giao dự án BOT đường ĐT 741 (Bình Phước): Mỗi ngày thất thu hàng trăm triệu đồng”. Có 3 thông tin trên bài viết này cần quan tâm:

– Công ty BOT đường ĐT 741 do Trần Văn Chánh (đã nói ở trên) đứng tên làm chủ.

– Ngày 3.12.2014, “bất ngờ”, UBND tỉnh Bình Phước ra Thông báo ép buộc Công ty xây dựng Bình Phước bàn giao 2 dự án gồm “đường ĐT 741” (BOT) và “cáp treo Bà Rá” sang cho Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước (Cao su BP) quản lý…

– Nguyễn Tấn Hùng là Chủ tịch HĐQT Công ty Cao su Bình Phước. Nhưng đặc biệt hơn: Nguyễn Tấn Hùng là con trai lớn của Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Tấn Hưng!

Ngày 12/10/2016, báo Đấu Thầu có bài: “Bình Phước: 2 công ty cao su và “mối duyên” với BOT”. Xin trích bài viết: “1 dự án BOT nghìn tỷ đang trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư đã được Công ty Cao su Bình Phước khởi công rầm rộ với vai trò nhà đầu tư. 1 dự án BOT khác đang trong thời gian thu phí bị/được chuyển nhượng đích danh cho Cao su Bình Phước bất thành, cuối cùng đã được chuyển giao cho Công ty Cao su Sông Bé”. Xin làm rõ hơn về 2 công ty cao su “lắm duyên” này:

– Công ty cao su BP do Lê Tấn Hùng, con trai Lê Tấn Hưng, làm chủ đã đề cập ở trên. Công ty này không qua đấu thầu đã nghiễm nhiên trở thành chủ đầu tư dự án BOT Đồng Phú- Bình Dương, với giá trị giai đoạn 1 là 1500 tỷ đồng.

– Công ty cao su Sông Bé được tỉnh ủy Bình Phước “nhét vào tay” các dự án cáp treo Bà Rá, và quản lý thu tiền BOT màu mỡ nhất tỉnh là BOT ĐT741.

– Công ty cao su Sông Bé cũng là diện “do tỉnh quản lý”. Điều hay ho là: Từ năm 2015 trở về trước, người con thứ 2 của Nguyễn Tấn Hưng là Nguyễn Tấn Hải có nhiều năm lãnh đạo Công ty Cao su Sông Bé. Lãnh đạo hiện nay của Cao su Sông Bé cũng rặt con cháu, đệ tử, đàn em của Nguyễn Tấn Hưng. (Từ năm 2015 đến nay, Nguyễn Tấn Hải được bố cơ cấu cho ngồi ghế Bí thư huyện Chơn Thành. Đại hội chọi chó toàn tỉnh Bình Phước sắp tới, khả năng cao là Hai Hưng sẽ nhét con trai Nguyễn Tấn Hải ngồi vào ghế phó Chủ tịch tỉnh Bình Phước).

Xin dẫn thêm một số bài báo viết về dự án BOT đang triển khai của bố con cựu Bí thư tỉnh Bình Phước Nguyễn Tấn Hưng:

– Trang Vietnam Finace có bài: “Dự án BOT nghìn tỷ thi công trước đấu thầu sau tại Bình Phước: Nhà đầu tư là ai?”. (Là Công ty cao su Bình Phước của bố con Nguyễn Tấn Hưng).

– Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam: “Dự án BOT nghìn tỷ khởi công trước khi sơ tuyển nhà đầu tư”.

– Ngày 24/3/2020, báo Nhà Đầu Tư có bài: “Dự án BOT nghìn tỷ ở Bình Phước về tay đại gia Huỳnh Thông Minh”.

Huỳnh Thông Minh chính là “người nhà” của cựu Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc và Phó bí thư thường trực Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum. (Sum là em trai của Chắc). Chắc và Sum liên quan đến nhiều sai phạm của Út trọc và đường dây làm xăng giả do Trịnh Sướng cầm đầu. Nhờ có “quan hệ” với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, nên cặp anh em Chắc- Sum mới an toàn hạ cánh sau khi cấu kết vơ vét khắp nơi.

Việc bộ sậu họ Huỳnh ở miền Tây nhúng mũi vào BOT ở Bình Phước là có sự tác động của chị em nhà bà Ngân.

Ảnh: Ngày 08/7/2020 bà Nguyễn Thị Kim Ngân về Bình Phước đột xuất để “làm việc”. Như đã đề cập, Nguyễn Tấn Hưng dù đã nghỉ hưu từ năm 2016 nhưng tất cả các cuộc họp quan trọng ở tỉnh Bình Phước y đều có mặt để ra lệnh, điều khiển. Hưng dĩ nhiên không bỏ qua việc “chụp ảnh” với bà Ngân. Ảnh trên mạng.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Trong sách Ly Lâu Thượng,
    Mạnh Tử đã luận bàn
    Những dấu hiệu cho thấy
    Một chế độ sắp tàn.

    “Trên không có đạo lý,
    Dưới pháp luật bất minh.
    Vua chúa phạm luật nghĩa.
    Quan chức phạm luật hình”.

    Cứ theo đó mà xét,
    Thì Trung Quốc và ta
    Cái kết của chế độ
    Có vẻ cũng không xa. TBT

  2. Tôi, người dân xin hỏi,
    Nhà nước quản thế nào
    Mà để chung nó cướp
    Và phá của đồng bào

    Đến nghìn nghìn, tỉ tỉ,
    Tỉ tỉ và nghìn nghìn.
    Dự án khủng đắp chiếu,
    Lines rồi Vinashin.

    Đổ xuống sống, xuống biển,
    Nhìn đây, cả núi tiền.
    Hơn mười hai nghìn tỉ
    Thằng gang thép Thái Nguyên.

    Thằng Ngân Hàng Xây Dựng –
    Chìn nghìn tỉ, thật kinh.
    Ba nghìn ba trăm tỉ
    Là thằng Trịnh Xuân Thanh.

    Vinalines tổng cộng,
    Đốt hết năm mươi nghìn.
    Còn tám mươi nghìn tỉ
    Là thằng Vinashin.

    Đến một đứa con nít,
    Huyền Như, chức trưởng phòng,
    Mà dễ dàng đút túi
    Những bốn nghìn tỉ đồng…

    Nhiều lắm, ôi nhiều lắm.
    Danh sách còn rất dài
    Những khoản chi bạt mạng,
    Xây trụ sở, tượng đài.

    Mỗi đồng dân đóng thuế –
    Giọt mồ hôi nhọc nhằn.
    Nhà nước lãng phí thế
    Là có tội với dân.

    Tỉnh lại, mau tỉnh lại.
    Hãy diệt bọn quan tham.
    Xét mình không làm được
    Thì để người khác làm. TBT

  3. Bao thăng trầm lịch sử,
    Đất nước thân yêu này
    Có bao giờ băng hoại,
    Thối ruỗng như ngày nay?

    Đạo đức tụt xuống đáy.
    Giả dối cứ thăng hoa.
    Sờ đâu cũng tham nhũng.
    Nhìn đâu cũng xấu xa.

    Một ông quan đầu tỉnh
    Đưa cả họ nhà mình
    Lên hàng quan lãnh đạo,
    Đúng và hợp qui trình.

    Một cô gái tạp vụ,
    Nhờ bán cái hồng nhan
    Được đề bạt, giàu có,
    Vì là bồ của quan.

    Quan chồng “quy hoạch” vợ.
    Quan mẹ bổ nhiệm con.
    Chuyện thường ngày ở huyện.
    Nghe mà thấy buồn nôn.

    Có bố là lãnh đạo,
    Con dốt và bất tài
    Cũng trở thành quan lớn
    Và mặc sức tiêu xài…

    Còn hơn cả phong kiến,
    Đầy tớ của nhân dân,
    Công khai gia đình trị.
    Dư luận chúng bất cần.

    Sự thật là như thế.
    Đất nước thân yêu này
    Có bao giờ băng hoại,
    Thối ruỗng như ngày nay? TBT

Leave a Reply to TÔI, NGƯỜI DÂN, XIN HỎI Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây