Thở Hồn Sử Việt

Nguyệt Quỳnh

20-7-2020

Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ – và cũng không có tương lai (Robert A Heinlein)

Là một học sinh từng say mê môn sử, tôi không thể tưởng tượng được, có một ngày môn học đó bị khai tử!

Sử bị giết chết không phải vì cái quyết định của Bộ Giáo dục năm 2013, khi thông báo rằng môn sử sẽ không được đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH. Nó chết qua hình ảnh các em học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền (Sài Gòn) đã nhảy cẫng lên, ôm nhau mừng rỡ khi nhận thông báo. Nó chết bởi sự hăm hở, vui sướng, vô tội của các em khi hùa nhau xé đề cương ôn thi môn sử ném xuống sân trường.

Một em sinh viên chia sẻ rằng đa số các học sinh trung học rất chán ghét môn sử. Chỉ nghe tới hai chữ lịch sử thôi là các em đã “rùng mình”. Nghe các chuyện này, tôi thấy đau lòng ghê gớm. Đau lòng vì thấy những gì mình yêu quý bị rẻ rúng, vì niềm tự hào của tôi bị đụng chạm, vì các vị anh hùng của tôi bị xem nhẹ, và sau cùng là ngậm ngùi vì không tìm thấy mình trong các em.

Nghĩ đến sử, đến những bản đề cương về môn sử rách tan nát, nằm lẫn trong đám lá khô trên sân trường, dưới bàn chân các em bước qua; và rồi từ đây dưới gót chân của thời gian mà hối tiếc!

Không lẽ nào chúng ta lại cô đơn đến thế, đáng trách đến thế khi không nối kết được quá khứ với tương lai. Nghĩ đến đó tôi lại nhớ đến bố tôi. Ông chỉ là một người lính với cấp bậc bình thường nhưng ông đã gieo vào tôi niềm tự hào sâu xa về lịch sử đất nước mình.

Làm thế nào mà một cô bé mới lên chín lại say mê lịch sử đến thế! Ở cái tuổi miệng còn ê a những bài học thuộc lòng, nhưng trong cái đầu bé nhỏ ấy vẫn mường tượng đến hình ảnh oai phong của vua Trần trong trận đánh với danh tướng Toa Đô. Trận đánh ấy có thái tử cùng vua cha ra trận. Nhà vua cưỡi ngựa đi trước xông pha tên đạn.

Chính bố tôi cũng không hề biết rằng cái thước phim hùng tráng do ông truyền đạt cứ còn in mãi trong đầu cô con gái nhỏ của ông. Để rồi sau này, khi lớn lên một chút, tôi đâm mê những bài thơ lịch sử. Có lần tôi say mê kể về sử Việt, về Hai Bà Trưng cho một người bạn ngoại quốc. Tôi đọc nguyên cả bài thơ về giấc mơ của thi sĩ Bắc Phong cho ông nghe. Bắc Phong mơ thấy mình sống ở những năm bốn mươi trước công nguyên, ông là một viên quan quản tượng của Hai Bà. Cứ sáng sáng nhiệm vụ của ông là dắt voi trận đi tắm. Trong một bài thơ khác ông lại viết:

Gặp nhau từ khởi nghĩa Mê Linh

Đứa giữ voi trận đứa tiền binh

Cùng đứng trên bờ ôm nhau khóc

Khi Nhị Trưng sông Hát trầm mình

Thấy tôi như đang sống trong cảm xúc của những ngày sông Hát dậy sóng, lại vừa loay hoay dịch nghĩa những câu thơ. Người bạn chớp mắt cảm động, anh chỉ đáp vỏn vẹn: “tôi hiểu, tôi hiểu, tôi nghe cô”.

Tôi yêu những câu thơ trong “Sử Mai” của Lê Bi:

Máy chém giặc không thể cắt đứt hồn lịch sử

Nên một trăm năm đất nước vẫn không ngừng những kẻ đánh thực dân

Tiếp nối kế thừa như màu xanh cây cỏ…

Ôi! Những câu thơ cho ta đi nhón chân trên thời gian để nhìn ngắm lịch sử đất nước mình. Cho ta ngẩn ngơ vì nét đẹp của nó; tựa như từng nét khắc bài thơ của vị vua trẻ trên vách núi Truyền Đăng.

Không thể nào nói trẻ con không yêu sử. Hãy hỏi cậu bé Lưu Quang Vũ đi, Vũ sẽ say mê nói cho bạn nghe về hồn phách con sông Hồng và tiếng mài gươm đêm đêm trên cát. Không thể nào nói trẻ con không yêu sử, nếu bạn biết được ước mơ của một cô bé chín tuổi, ngồi nhìn lá rụng trên sân trường mà mơ về lịch sử.

Trước 1975, một số trường tiểu học ở miền nam, cứ vào khoảng 10 giờ sáng, nhà trường buộc các học sinh phải phải xếp hàng đi uống sữa. Sữa là loại sữa bột viện trợ, khuấy với nước sôi và được rót sẵn trong các ly nhựa. Tôi rất sợ phải uống sữa nhưng lại mê nghe chương trình “Phát Thanh Học Đường”. Uống sữa xong, cô giáo cho chúng tôi ngồi lại ở sân trường để nghe chương trình phát thanh. Có hôm là câu chuyện cổ tích “Ăn Khế Trả Vàng”, hôm khác là “Sự Tích Trầu Cau”, hay “Thạch Sanh Lý Thông”, …  Riêng tôi, con bé mê lịch sử, thì vừa nghe vừa ước mơ giá mà nhà trường cho phát thanh những câu chuyện về lịch sử.

Sử sẽ không bao giờ là một môn học chính trị. Chỉ tại lãnh đạo CS cứ muốn biến môn sử thành môn học chính trị, và một khi sử trở thành môn giáo dục tuyên truyền, họ đã giết chết sử. Cái kết của môn học “dị dạng” này đã cho ra hàng loạt những nhận thức ngô nghê như – Lê Lợi là người anh hùng chống thực dân Pháp, hay “em học trường Nguyễn Du mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung,…

Trước khi Bộ Giáo dục đi tới cái quyết định loại hẳn môn sử ra khỏi kỳ thi THPT thì sử cũng đã mờ nhạt trong nhận thức của các em rồi! Thậm chí, năm 2005, điểm thi THPT của học sinh về môn sử đã khiến báo chí trong nước đồng loạt ta thán bằng những từ ngữ “thê thảm”, “bàng hoàng”… Có đến gần 14 ngàn thí sinh chỉ đạt được điểm 1 trong môn thi này.

Ở đây, chúng ta không nhằm phân tích hay tìm hướng đi cho môn sử, hãy để những nhà sử học làm công việc của họ, và hãy để Bộ Giáo dục làm cái trách nhiệm nhổ cỏ dại từ những hạt giống họ đã gieo trồng. Bài viết này chúng tôi chỉ muốn nói lên những suy tư, những thiết tha của học sinh một thời về môn sử.

***

Ngày nay khi đã có tuổi, tôi vẫn nhớ giàn bông giấy trổ hồng trước cửa, nhớ cái ngăn kéo trong chiếc tủ gỗ bạc màu nơi góc nhà. Ngăn kéo có những cuốn sử nhỏ bằng bàn tay do bố tôi mang về. Những cuốn sử nằm lẫn lộn với những con búp bê, với ly, với chén, xoong, chảo bé tí tẹo, … những đồ hàng chơi của một bé gái.

Sử đã đến với tôi nhẹ nhàng như thế, nó khiến cái trái tim bé nhỏ ấy khóc cười theo những vinh quang, cay đắng mà tiền nhân đã nếm trải. Sử đối với chúng tôi là sự tiếp nối, kế thừa của con dân Việt trong cách nghĩ, cách sống và cách đối diện với những tai ương của đất nước. Nó khiến trái tim ta đập cùng nhịp với những con người đã từng có mặt, từng sống chết cho mảnh đất này hàng nghìn năm trước. Đối với thế hệ học sinh chúng tôi, lịch sử chưa bao giờ ngừng lại, và cái hồn của lịch sử cũng chưa bao giờ mất đi.

Như một món quà được ấp ủ từ một sân trường tiểu học, xin được gởi định kỳ đến quí bạn đọc loạt Youtube “Thở Hồn Sử Việt” do nhóm “Nguyệt Quỳnh và bạn hữu” thực hiện. Xin chân thành cám ơn nỗ lực vực dậy hồn sử của quý anh chị trong nhóm Viettoon, các em trẻ trong nhóm Đuốc Mồi, … cùng nhiều lời khích lệ của các bậc thức giả. Chúng tôi cũng xin kính lời cám ơn đến các quý vị đã cho phép chúng tôi mượn hình ảnh và những thước phim minh hoạ giúp THSV thêm phần sinh động … và cũng xin được bỏ quá cho chúng tôi nếu chưa liên lạc được để xin phép.

Và đây là “Chiến Thắng Đống Đa phần 1”:

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Tự hào có một nền lịch sử Việt Nam oai hùng
    Được sinh ra và được đào tạo dưới mái trường VNCH (miền Nam) tôi rất hãnh diện được thầy cô giảng dạy môn lịch sử nước nhà kỹ lưỡng. Đến độ ngày nay hãy còn nhớ mãi những trang sử oai hùng như: Câu nói của Bà Triệu ngồi trên lưng voi, Hội Nghị Diên Hồng, bản Bình Ngô Đại Cáo, Hịch Tướng Sĩ, bốn câu thơ khẳng định “Nam Quốc sơn hà nam đế cư” của Lý Thường Kiệt, câu trả lời đanh thép của Bắc Bình Vương Trần Bình Trọng “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, và câu tuyên bố giõng dạc của Quang Trung Nguyễn Huệ trước ba quân khi lên đường Bắc Tiến đánh tan quân nhà Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long.
    Tại sao giới trẻ thời CS ngày nay lại tỏ vẻ chán ngấy môn lịch sử nước nhà ? Dễ hiểu: bởi vì tập đoàn lãnh đạo ĐCS và Nhà Nước VN mang bản chất “bán nước cầu vinh cố hữu, cầu cạnh và lệ thuộc vào thiên triều Bắc Kinh” cho nên họ không dám đem chiến tích lịch sử oai hùng ra truyền bá, ngại đụng chạm với thiên triều.
    Tôi đã từng vặn hỏi nhiều nhân sĩ trí thức thấm nhuần chủ nghĩa CS, ủng hộ Nhà Nước CS:
    “Tại sao trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp do ĐCS VN phát động (1930-1954) tất cả những bài ca cổ vũ tinh thần yêu nước lại chỉ nhắc đến những chiến thắng chống quân xâm lược Đại Hán, ví dụ: Bạch Đằng Giang, Trên Sông Bạch Đằng, Hội Nghị Diên Hồng, Giòng Sông Hát, Trưng Nữ Vương, Đêm Mê Linh, Đêm Lam Sơn, Nước Non Lam Sơn, Ải Chi Lăng, Bóng Cờ Lau …vv ? Không ai dám trả lời.
    Rất it bản nhạc ca tụng chiến thắng chống thực dân Pháp, ngoại trừ bài Tiến Quân Ca, Tiếng Hát Sông Lô, Làng Tôi (Văn Cao) ? Nghe kỹ lời ca mấy bản nhạc này sẽ nhận ra hết thủ đoạn tuyên truyền láo khoét của tác giả cố tình nhồi sọ bọn trẻ. Ai muốn biết cứ hỏi, tôi sẽ có bài phân tích sau.
    Lê Quốc Trinh, Canada
    (https://baotiengdan.com/2020/07/20/tho-hon-su-viet/)

  2. Thẳng thắn mà nói thì các em vui mừng “qúa cỡ thợ mộc” là cách phản ứng của
    các em muốn chống lại môn lịch sử bị nhà nước CS.chính trị hoá !
    Thế nhưng,nếu họ bỏ đi lịch sử đảng để làm cho học sinh hứng thú học sử thì lại
    “mất mặt” qúa,đúng hơn là thiếu đảng tính.do đó họ bỏ hết để cho học sinh quên
    đi giặc xâm lược Tàu cộng hiện nay.”Nhất cử lưỡng tiện” là vậy !

  3. The SeaCity Danang – my Second Hometown / Phố biển Đà Nẵng – Quê hương thứ Hai của tôi
    *******************************************

    When I was young
    My beloved Mother told me that
    The SeaCity Danang is my Second Hometown

    All my Youth rocked by the East Sea
    I was grown by the East Sea
    Oh the East Sea !
    The sea is where I grew up
    With my brothers and sister
    With my school-friends
    In the SeaCity Danang – my Second Hometown
    The East Sea’s breeze is blowing
    And the East Sea surges with my Dream

    When I was young
    My beloved Mother told me that
    The SeaCity Danang is my Second Hometown
    It seemed that I was reborn by the East Sea
    And grown in the East Sea
    Even the East Sea has opened the Great Journey for Freedom
    For millions of Vietnamese Boatpeople
    Towards North America and Western Europe
    Living in exile all over the world
    The East Sea is always in our hearts and our minds
    Oh the East Sea !
    The East Sea is like Mother Vietnam
    Who has been rising up thousands of Vietnamese Generations
    That is why the Vietnamese People
    We all are ready to combat and fight
    Against the eternal enemy from the North
    Is invading our beloved East Sea

    The SeaCity Danang – my Second Hometown
    My beloved Second Hometown
    On the rims of the East Sea
    My dear Second Hometown of the East Sea
    The Hometown of my Youth
    Oh my Second Hometown !
    The SeaCity Danang in my heart and on my mind

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Phố biển Đà Nẵng – Quê hương thứ Hai của tôi
    ********************************************

    Khi tôi còn trẻ
    Mẹ yêu dấu nói với tôi rằng
    Phố biển Đà Nẵng là Quê hương thứ Hai của tôi

    Tất cả Tuổi Thanh xuân của tôi rung chuyển bởi Biển Đông
    Như Hoàng Sa bị xâm lăng Mùa Xuân 1974
    Tôi đã lớn lên nhờ Biển Đông
    Ôi Biển Đông!
    Biển là nơi tôi lớn lên
    Với anh chị em của tôi
    Với bạn học của tôi
    Tại Phố biển Đà Nẵng – Quê hương thứ Hai của tôi
    Gió Biển Đông thổi qua.
    Và Biển Đông hải triều thăng trầm cùng với Giấc mơ của tôi

    Khi tôi còn trẻ
    Mẹ yêu dấu nói với tôi rằng
    Phố biển Đà Nẵng là Quê hương thứ Hai của tôi
    Dường như tôi được tái sinh bởi Biển Đông
    Và được nuôi lớn bởi Biển Đông
    Ngay cả Biển Đông cũng đã mở ra Hành trình vĩ đại tìm Tự do
    Dành cho hàng triệu Thuyền nhân Việt Nam
    Hướng tới Bắc Mỹ và Tây Âu
    Sống lưu vong trên toàn thế giới
    Biển Đông luôn ở trong tim và tâm trí chúng ta
    Ôi Biển Đông!
    Biển Đông giống như Mẹ Việt Nam
    Đã đang và sẽ nuôi lớn vươn lên hàng ngàn Thế hệ Việt Nam
    Khắp chiều dài Việt Sử
    Đó là lý do tại sao Dân tộc Việt Nam
    Tất cả chúng ta sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
    Chống lại kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc
    Đang xâm chiếm Biển Đông yêu dấu của chúng ta

    Phố biển Đà Nẵng là Quê hương thứ Hai của tôi
    Quê hương thứ Hai yêu dấu của tôi
    Trên bao lơn biển Đông
    Quê hương thứ Hai bên bờ Biển Đông
    Quê hương Tuổi Thanh xuân của tôi
    Ôi Quê Hương thứ Hai của tôi!
    Phố biển Đà Nẵng trong trái tim tôi và trong tâm trí tôi

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT tạm chuyển ngữ sang Tiếng Mẹ

  4. Nói cho rõ:
    – Tại sao học sinh chán môn sử?
    Vì sau năm 1975. môn “sử VN” đã bị bóp méo thành “sử đảng CSVN”, nó gây ra nhàm chán và chẳng em nào muốn học..
    – Vì vậy phải nói cho rõ là bỏ môn ” lịch sử đảng CSVN ” trong kỳ thì tốt nghiệp phổ thông.

  5. Một thế hệ ngoảnh mặt với lịch sử,
    Quá khứ: Nga Tàu, Đông âu
    Tương lai: bến đậu xứ Tư bản giãy chết
    Trí thức xhcn: một đám ăn hại

  6. Tôi là chứng nhân thời trước 1975, Mỹ nó ác lắm bắt thầy cô ép bọ học trò chúng tôi uống sữa để được ăn bánh mì :).

    Còn chuyện bây giờ bỏ môn sử là phải rồi học theo kiểu tuyên giáo cộng sản dạy chẳng khác gì hủy hoại trong trắng của tuổi thơ…

Leave a Reply to Lê Quốc Trinh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây