Nếu tầm nhìn của giới lãnh đạo Việt Nam ta luôn đúng…

Lê Quang

13-7-2020

Nếu tầm nhìn của giới lãnh đạo Việt Nam ta luôn đúng, thì năm 1995 kinh tế Việt Nam đã phải ngang Nhật Bản và đến 2005 thì vượt Mỹ.

Đó tầm nhìn của cố TBT Lê Duẩn và thực tế đã không bao giờ xảy ra dù viễn cảnh ấy thực sự rất tươi đẹp.

Tầm nhìn về Cải cách ruộng đất những năm 1950s là rất tuyệt vời nhưng cũng cần nhớ rằng vẫn là tầm nhìn ấy, chỉ 3 năm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã phải bật khóc xin lỗi và nhận khuyết điểm trước quốc dân tại Kỳ họp 6 Quốc Hội khoá I tháng 12-1956.

Tầm nhìn về phát triển hoá dầu miền Trung của cố TT Võ Văn Kiệt và CTN Trần Đức Lương cũng đầy khát vọng. Mặc dù thế, tổ hợp Dung Quất chưa bao giờ tương xứng với kỳ vọng của cả nước.

Tầm nhìn về kế hoạch phát triển công nghiệp 2006-2020 của TBT Nông Đức Mạnh là rất tuyệt vời. Ông đặt ra mục tiêu là đến 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp; và điều đó đã không bao giờ xảy ra theo như dự tính.

Tầm nhìn của Các-Mác (người thầy của tất cả các thế hệ lãnh đạo VN) về sự suy vong của Chủ nghĩa Tư bản cũng gây xúc động, nức lòng hàng triệu Đảng viên khắp năm châu. Nhưng sự tiêu vong ấy diễn ra như thế nào? Vào thời điểm nào… thì Người của chúng ta lại không nói; để 200 năm sau, CNTB không có dấu hiệu tiêu vong, trong khi đó CNXH phương Tây sụp đổ hoàn toàn.

Và còn rất nhiều ví dụ khác nữa.

Tầm nhìn của những nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia luôn tuyệt vời, giàu tham vọng. Nhưng không phải tất cả đều trở thành hiện thực. Cho nên nếu bỏ qua nghiên cứu, phản biện ở các thời điểm khác nhau mà chỉ chăm chăm dựa vào tầm nhìn của lãnh đạo để áp đặt lên cách nghĩ, cách làm, thì hoạt động ấy quá duy ý chí, chủ quan, giáo điều – tất cả đều đã bị phê phán quyết liệt trong các kì ĐH trước đây.

Nếu mọi thứ có thể an bài chỉ sau một thông tư, nghị quyết của nhà lãnh đạo thì vai trò của xã hội dân sự là vô nghĩa bởi đây mới là lực lượng nòng cốt biến mọi tầm nhìn thành hiện thực.

Việc cố TT Võ Văn Kiệt có tầm nhìn về phát triển du lịch Cần Giờ cũng vậy, tầm nhìn ấy cũng đẹp đẽ, tuyệt vời như biết bao tầm nhìn, dự định phát triển đất nước khác từng được đề xuất trước đây. Vấn đề là làm như thế nào? Đây hiển nhiên là điều cần phải được quan tâm, giải đáp và không nên lập lờ nhằm phủi nó đi như sự đã rồi.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. ngay nay chung no mac ao vest that caravat nhung tu tuong va hanh dong cung chi loanh quanh
    nhu bon quan lai ngay xua o lang xa,ngu dot va trich thuong.chung no chi thay ao quan ma thoi .con dan vn cung vay, quy lay tu ngan nam truoc den bay gio van con quy lay, hay trach minh dung trach nguoi. neu cac nguoi hanh phuc voi su no le thi do la su lua chon cua cac nguoi,dung than khoc.

  2. Tầm nhìn của đứa chăn trâu là cái lỗ đít trâu, canh nó phẹt ra rồi hốt phân mang về bón ruộng. Bọn lãnh đạo vc hầu hết xuất thân từ tầng lớp ba đời bần cố nông nên chúng nó làm gì có tầm nhìn. Từ rừng về với cái trí tuệ loài bò sát và chúng hành dân mấy chục năm nay, ngoài cái tuyên truyền dối trá thì chúng biết làm gì ?

  3. Cám ơn tác giả,

    Lâu lâu nên viết bài nhắc nhở những sự kiện lịch sử đau lòng để mọi người ghi lòng tạc dạ. Một dân tộc có bề dày lịch sử hơn hẳn HK, cường quốc số 1, nhưng tại sao vẫn cứ ỳ ạch, lận đận lao đao mãi không sao ngóc đầu lên nổi với các nước láng giềng xung quanh và Đông Nam Á.

  4. Ở cái xứ thiên đàng mơ mộng nước Đảng Trí lợ nà vậy
    Đảng có tầm nhìn của đảng, Trí Lợ có tầm nhìn của Trí Lợ.
    ” BẠO ĐỘNG NÀ TỰ SÁT CÁ THỂ” BẤT BẠO ĐỘNG, ÔN HÒA CÓ HỌC THEO GƯƠNG BÁC HỒ NÀ TỰ SÁT TẬP THỂ” , tầm nhìn của Trí Lợ xuyên suốt ngàn thế kỷ.
    Ở xứ thiên đường nước Đang Trí Lợ chỉ có Đảng và Trí Lợ mới có quyền ăn quyền nói, quyền có tầm nhìn. Đám dân đen tầm nhìn mảnh ruộng nên chết đi để đảng và Trí lợ có được tầm nhìn mênh mông cánh cò

Leave a Reply to Choi Song Djong Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây