Nhà nước ta không Tam Quyền Phân Lập (Phần 4)

Nghiêm Huấn Từ

11-7-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

VIII. Một câu nói về địa vị mới của người dân

Trước năm 1945, rất phổ biến câu nói “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân) để chỉ vai trò của các quan – tức là công chức của chế độ phong kiến – đối với người dân. Dù đã cao tuổi, nhưng mỗi khi dân tới gặp một vị quan, vẫn phải xưng “con”. Do vậy, quả là rất mới mẽ khi xuất hiện câu nói ngược lại (ý): Công chức của chế độ mới có nhiệm vụ hầu hạ dân.

1- Dân chủ, là người dân trở thành ông chủ

Cách cắt nghĩa “dân chủ là dân làm chủ” như trên chẳng có gì cao siêu, mới mẽ, dù đó là câu do cụ Hồ phát ra. Nhưng hai câu tiếp sau của cụ mới thật gây ấn tượng: “Nếu dân là chủ thì chính phủ là đầy tớ của dân. Tiếp nữa: “Chính phủ làm hại dân, dân có thể đuổi chính phủ (như ông chủ đuổi đầy tớ, nếu làm hại mình).

Càng ấn tượng, khi chính người đứng đầu chính phủ lại đặt chính phủ của mình vào địa vị đầy tớ. Trong nguyên văn, cụ Hồ dùng “công bộc” (nghĩa là “đầy tớ công”), do vậy, không thể hiểu đơn giản rằng, nhân viên chính phủ sẽ trở thành “kẻ ăn, đứa ở” của dân. Dẫu vậy, dưới đây vẫn sử dụng quan hệ Ông Chủ – Đầy Tớ để bàn tiếp.

2- Có thể suy ra từ quan hệ Chủ – Tớ nói trên

Dân có quyền quản lý và giám sát chính phủ – giống như ông chủ quản lý và giám sát đầy tớ của mình. Điều này rất gần gũi với những ý tưởng có trong thuyết tam quyền phân lập.

Không thể có chuyện ngược đời “đầy tớ quản lý ông chủ” như sau này cụ Lê Duẩn xác lập. Câu nổi tiếng của cụ Lê Duẩn, lịch sử phải ghi nhớ, là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ.

Thân phận người dân khi đã bị lãnh đạo và bị quản lý, làm sao có thể làm chủ? Sự đảo lộn tùng phèo này là do ĐCS chuyển từ mục tiêu giành độc lập (1945-46) và sau khi đã có độc lập cả nước (1975), lập tức chuyển nhanh sang mục tiêu mới: Tiến lên CNXH.

– Nhận xét câu của cụ Lê Duẩn: Dưới thời cụ Lê Duẩn là tổng bí thư, tên nước đổi phắt sang XHCN; còn đảng Lao Động cũng đổi tắp lự thành ĐCS.

Cụ Duẩn coi chế độ XHCN có 3 thực thể tạo nên hệ thống chính trị (Đảng – Nhà nước và Dân) và chức năng của mỗi thực thể được cụ phân định rõ ràng. Kể từ 1986, đây là phương thức vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta (!). Phương thức này sẽ tồn tạị cho tới tận khi nào xây dựng thành công CNXH (!).

IX Quốc hội: Cơ quan làm luật

(Tiếp tục dòng suy nghĩ “Chủ-Tớ” ở trên – dtheo quan niệm cụ Hồ).

1- Quốc hội nước ta có “ra Quốc hội”?

– Trong tam quyền, Quốc hội thuộc nhánh Lập Pháp, tức soạn ra Luật, kể cả soạn thảo Hiến Pháp (luật mẹ). Nhưng hiện tại ở nước ta, các vị đại biểu QH có năng lực làm luật hay không? Thực tế, hiện nay QH (ông chủ) toàn nhờ Chính phủ (đầy tớ) soạn luật.

Ví dụ, bộ Công An đang soạn Luật Biểu Tình. Thật nguy hiểm. Đây là cái bộ rất thành thạo nghiệp vụ trấn áp đám đông, họ rất giỏi dùng bạo lực dẹp đám dân bị thu hồi đất. Trách gì cái bộ này chẳng lần lữa việc trình luật. Điều lo xa là trong Luật Biểu Tình sẽ bị cài cắm những điều bất lợi cho ông chủ. Vấn đề là các ông chủ (tức đại biểu QH) có đủ trình độ để rà soát trước khi ban hành?

QH cũng là cơ quan đại diện của ông chủ. Nhưng nó là đại diện “thật” hay “giả” (trên danh nghĩa) còn tùy thuộc chế độ phân quyền là “thật” hay “giả”. Vậy, kiểm nghiệm thế nào để biết thật-giả? Không khó.

– Cái câu “dưới chế độ ta, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân” thì giới cai trị dân chủ hay độc tài đều nhấn mạnh, thi nhau nói. Kiểm định ra sao để biết ai nói thật, ai mị dân? Không khó.

2- Mục tiêu duy nhất của Luật

Quốc hội là cơ quan đại diện quyền dân. Nếu đúng như câu nói “mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân” thì nguyên tắc số 1 để soạn luật là: Luật phải khẳng định quyền dân.

Nếu trong Luật có những điều cấm, thì đó là cấm xâm phạm quyền dân. Nói khác, nếu có những điều cấm trong Luật chính là để các vị đầy tớ không thể xâm phạm quyền dân, khi nhiệm vụ của họ là thi hành luật (hành pháp).

3- Quyền dân bao la: Lẽ ra phải thế

Rất đúng: Quyền dân bao la, được khẳng định bằng luật hẳn hoi. Thế thì phải có cả một rừng luật, mới đủ. Dân có bao nhiêu quyền, phải có (ít nhất) ngần ấy luật xác định quyền dân. Nào là, quyền bầu cử và ứng cử, quyền ra báo, quyền đất đai, quyền cư trú và đi lại… Làm sao kể hết?

Lại còn phải có những luật cấm vi phạm luật (tức vi phạm quyền dân. Ví dụ bộ Luật Hình Sự. Bởi vì, dân có quyền sở hữu (của cải, nhà cửa, đất đai…). Hành vi xâm phạm quyền sở hữu (trộm, cắp, cướp, cưỡng chế) phải bị chế tài. Nghĩa là phải có các điều khoản thích hợp trong luật Hình Sự.

Lẽ ra, khi dân đã (thật sự) là ông chủ, thì quyền dân nhiều tới mức không thể kể ra cho đủ. Dân có mọi quyền, do vậy, người ta đành thể hiện bằng câu: Người dân được quyền làm mọi thứ, trừ những gì bị pháp luật cấm. Pháp luật cấm gì? Đó là ‘cấm vi phạm quyền tự do của người khác. Câu hỏi: Học sinh nước ta có được dạy câu này hay không? Cứ thử hỏi các cháu, sẽ rõ.

– Tiện đây, chúng ta thử so sánh (cái chơi) hai cách định nghĩa Tự Do. Cả hai đều đúng, nhưng khẩu khí ngược nhau. Một câu lưu hành phổ biến ở xã hội dân chủ, câu thứ hai cũng luôn luôn được nhắc nhở ở xã hội trá hình dân chủ.

Câu 1: Tự do là được quyền làm mọi điều, chỉ cần không xâm phạm quyền tự do của người khác.

Câu 2: Tự do nào cũng phải có giới hạn.

4- Mất quyền dưới chế độ dân chủ giả hiệu. Quốc hội phản dân

Dưới đây nêu những điều “lẽ ra” phải thế, nhưng thực tế lại không như thế. Do vậy, sẽ phải sử dụng nhiều chữ “nếu”…

– Một ví dụ: Ông Chủ có quyền phê phán đầy tớ; kể cả mắng mỏ. Cụ Hồ đã dạy, và 40 năm nay có phong trào học tấm gương cụ. Nhưng “nếu”… mỗi khi người dân (ông chủ) phê phán chính quyền (đầy tớ) lại bị đầy tớ sai đầy tớ (công an) gô cổ lại.

Dựa vào đâu? Té ra, trong Luật Hình Sự có điều khoản về “tội nói xấu chính quyền”. Nếu trong QH ta đầy tớ chiếm đa số, chúng sẽ lộng quyền tới mức đưa vào luật những điều khoản phản chủ để trừng trị chính những ông chủ (tưởng mình là chủ) dám phê phán chúng.

Đủ thấy, tai họa mức nào khi bầu nhầm đầy tớ vào Quốc hội. Vào được QH, nếu số lượng các đấng đầy tớ đủ nhiều, họ cài vào Luật Bầu Cử cái ý “không cấm đầy tớ ứng cử QH”, thì… (đến nước này) QH (lẽ ra) của dân, lại thành phản dân. Các ông chủ thành nô lệ cho những kẻ (danh nghĩa) là đầy tớ của mình.

Câu chốt lại: Hiện nay các đấng đầy tớ (hành pháp, tư pháp) chiếm khoảng 70% số ghế của ông chủ.

4- Quyền đầy tớ bị hạn chế tối đa: Lẽ ra phải thế

– Ông chủ tất bật làm lụng để nuôi thân, nuôi gia đình (cụ già, trẻ nhỏ) và nuôi đầy tớ. Trẻ em cần học hành, nhưng ông chủ không thể tự đảm đương, mà phải giao cho một nhóm đầy tớ thực hiện (đứng đầu là bộ trưởng Giáo Dục). Do vậy đầy tớ cũng phải có một số quyền.

Số quyền của đầy tớ rất hạn chế, do vậy có thể kê ra đầy đủ. Câu dành cho họ là: Công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép (gồm có: …)

– Để nước ta có những công dân đúng nghĩa (không phải thần dân) môn Giáo Dục công dân chỉ cần 30 phút để nói về nghĩa vụ đầy tớ: Họ bị cấm những gì, và có quyền làm gì.

5- Đầy tớ lộng quyền

Chỉ xin thử soi chiếu vào 2 luật đang rất thời sự: Lập Hội và Đất Đai, để thấy QH ta có “ra Quốc hội” hay đang bị đám đầy tớ chi phối.

– Luật Lập Hội: Dự thảo luật này được các nhà khoa học đưa ra (Liên hiệp Hội Khoa học), quyết liệt đề nghị QH thảo luận từ trên chục năm nay. Đã đủ lâu chưa? Nhưng QH không thèm biết; do vậy bị trì hoãn vô thời hạn. Trên đời này làm gì có “ông chủ” nào ngu tới mức tự hoãn lại một quyền rất thiết thực của mình? Liệu có phải do đầy tớ đã chiếm quá nhiều ghế của ông chủ trong QH khiến chúng ngăn chặn những luật bất lợi cho chúng?

Sau này, nếu các đấng đầy tớ (Bộ Nội Vụ) miễn cưỡng phải trình dự thảo Luật này trước QH, người dân vẫn phải cảnh giác những điều khoản hạn chế quyền ông chủ được cài cắm trong đó.

Luật Đất Đai: Ngày nay, quyền sở hữu không chỉ là quyền công dân (trong phạm vi một nước) mà còn là quyền con người (phạm vi toàn cầu). Do vậy, nếu công dân VN (được coi là “người”) phải có quyền sở hữu đất đai.

Hỏi Google về “quyền sở hữu”, ta sẽ thấy quyền này gồm 3 quyền nhánh: Quyền nắm giữ, quyền sử dụng và quyền quyết định.

Hiện nay toàn dân Việt (gần trăm triệu người) chỉ có quyền sử dụng đất, mà mất đứt hai quyền còn lại (nắm giữ và quyết định). Thế thì xã hội này giống y hệt xã hội phong kiến ngày xưa. “Đất đai ngàn dặm là sở hữu của trẫm, nay giao cho thần dân sử dụng, nộp thuế, sẽ bị thu hồi bất cứ khi nào trẫm muốn…” Toàn dân bỗng thành tá điền, giới cầm quyền thành vua.

Thứ Quốc hội nào soạn ra cái Luật Đất Đai này? Gọi luật này là phản động, có oan?

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Không là tiếng nói đối lập gắt gao mà là những lời đối thoại chân tình ,nồng ấm.
    ..“ …độc đảng là sai,
    đa nguyên là tiến bộ,
    dân chủ tự do là quyền cơ bản Con người.
    phản bội lẽ này,
    chúng ta sai.
    nhận đi!

    đừng nói với tôi,
    về Dân chủ tự do.
    khi nói thật,
    vẫn phải ngoái đầu nhìn lại.

    đất nước mình không có Tự do.

    nếu có một bức tường Hà Nội,
    như Béc-lin,
    ta sẽ xô đổ,
    Hà Nội sẽ vẫn còn.

    như Béc-lin,
    bức tường đã đổ.
    họ cũng như mình,
    họ cũng đã từng sai. NĐK


  2. Chắc Sáng mai tới phiên biết bao Tượng đài nghìn tỷ ?
    ***********************************************

    Chắc nay mai tới phiên Tượng đài nghìn tỷ ?
    Giật đổ bêu đầu giữa chợ khạc khinh khi
    Thân vỡ ném xuống sông xuống biển
    Hòm kính trong Lăng vào nghĩa địa nhị tỳ
    Ngày mai tới phiên Tượng đài nghìn tỷ
    Dân Việt giữ lại Ngàn trang Sử Việt Sử thi
    Bác và Đảng sử vứt quẳng vào sọt rác
    Nay mai đập nát Tượng đài giữ làm gì
    Ai đời lại tạc tượng thằng bán Nước
    Hại Dân bưng bô loài Đại Hán man di
    Hoang tưởng nặn ra cả  Tượng Lê Văn Tốm
    Bóp méo đã viết lại Việt sử đâu như ri !
    Bên thắng cuộc nay tự thòi mặt Thằng thua cuộc  
    Trả lại Sử Việt cho Đất Nước bạt ngàn Xuân thì !

     
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT  

  3. Hiến pháp Việt nam 2013 nếu cầu thị, vì dân thì đã có thể trở thành HP văn minh nhất hành tinh, vì không thiếu quốc gia sẵn sàng giúp VN khi đó. Tuy vậy do nó có mục đích phục vụ Đảng là chính nên nó mới có nhiều điều vô lý và lạc hậu. Và ngay cả khi Hiến pháp đã không hoàn chỉnh mà còn không có thiết chế nào bảo vệ Hiến pháp nên thực chất HP VN chỉ là hình thức nói ra cho vui. Mọi điều luật vi hiến hiện nay thực tế không kiểm soát. Có kiểm soát thì may chăng chỉ kiểm soát các văn bản dưới luật xem có phạm luật thông qua Cục kiểm tra quy phạm pháp luật của Bộ tư pháp. Tóm lại HP – „cái gốc“ đã yếu nhưng lại còn không ai trông nom bảo vệ nó nên phát sinh rất nhiều vấn đề yếu kém trong pháp luật của Việt Nam – đặc biệt trong việc thực hiện các quyền cơ bản của người dân như hội họp, lập hội, quyền tài sản … Và đơn giản gốc đã yếu thì làm sao thân, cành, ngọn đòi tốt được!

  4. Qua Luật đất đai, thì đúng là bọn CS làm vua ở thế kỷ 21 này.
    Đúng là lũ quái vật giữa thời đại văn minh.

Leave a Reply to Nguồn: HÃY NGẨNG MẶT LÊN! Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây