Nước Nga qua nghiên cứu của David Satter

Hoover Institution

Tác giả: Paul R. Gregory

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

2-7-2020

Lời giới thiệu của David Satter: Học giả về Nga của viện Hoover Institution, ông Paul Gregory, điểm cuốn sách của tôi “Never Speak to Strangers and Other Writing on Russia and the Soviet Union” để cô đọng lại những ý chánh và đăng trên trang Hoover Institution journal của viện.

***

Sách của David Satter: “Never Speak To Strangers and Other Writings from Russia and the Soviet Union” (ibidem, 2020) là một chọn lọc gồm 115 bài viết có nguồn gốc ở Nga/ Liên Xô từ năm 1976 đến 2019. Nó dành cho những độc giả muốn đào sâu vấn đề, Satter nối kết lại các vấn đề chính trị, kinh tế và các sắp đặt xã hội của Liên Xô và sau đó là nhà nước Nga. Sách của Satter diễn tả một tấn tuồng bi thảm về những cơ hội bị bỏ lỡ dưới thời Gorbachev, Yeltsin và Putin, khiến Nga đứng ngoài hàng ngũ các quốc gia dân chủ thịnh vượng.

Satter từ lâu là một cái gai của phe Putin, ông bị trục xuất khỏi Nga hồi tháng 1/2014 vì vi phạm “quy tắc nhập cư”, nhưng thật sự là vì vai trò then chốt của ông trong việc tiết lộ những bí mật sâu xa và đen tối nhất của Điện Cẩm Linh (Kremlin), mà trong đó có quá nhiều các bí mật như vậy. Nhờ vào chiều sâu của mạng lưới quen biết mà ông có được, kiến ​​thức về cách vận hành bên trong của Kremlin và sự sẵn sàng vượt qua những điều cấm kị, David Satter là người ngược-Duranty của thời đại chúng ta. (Walter Duranty là người bênh vực Stalin của báo New York Times và là trưởng văn phòng Moscow của NYT từ 1922-1936).

Nhiều chuyên gia đã từng tuyên bố mình nhận định “đúng” về Nga. Quyển “Never Speak To Strangers” công khai đưa ra những bài viết kéo dài nhiều thập kỷ của Satter, được viết khi các sự kiện đang diễn ra, cho phép người đọc đánh giá liệu tác giả có thật sự hiểu đúng nó không. Tác giả đã nhận diện được các chiều hướng lớn? Tác giả nhìn thấy sự kết thúc sẽ xảy ra?

Sách “Never Speak To Strangers” bao gồm “bốn nước Nga” với những bài viết trải dài hơn bốn thập kỷ của Satter trên đất nước này.

Nước Nga thứ nhất là Liên Xô-Nga

Trong các tác phẩm có niên đại từ năm 1976 đến 1985, anh Satter tuổi trẻ mô tả Liên Xô là một sức mạnh quân sự đáng gờm, phần lớn sự phát triển của nó là để phục vụ điều này, khi nó sắp bắt đầu đi vào “thời kỳ đình trệ”. Liên Xô-Nga này được lãnh đạo bởi một hệ thống trưởng lão – Brezhnev, Andropov, Chernenko – trống rỗng về tư tưởng, không quan tâm ý thức hệ và bị rối lên vì tham nhũng. Sự rùng rợn của Stalin đã là một điều của quá khứ. Đảng đã trở nên ít kinh khủng hơn nhưng các phương tiện tàn bạo để kiểm soát xã hội cũng vẫn còn được dùng.

Đối với hầu hết các phóng viên nước ngoài ở Moscow, không có nhiều điều để viết, ngoài các tour du lịch có tổ chức đến các trang trại tập thể Potemkin, các nhà máy lấp lánh, các điệu múa dân gian và những người vui vẻ. Trong không gian khác bị giới hạn, Satter, thông thạo tiếng Nga, vẽ một bức tranh về cuộc sống hàng ngày, ở bên trong gia đình và ở bên trong nhà máy. Những người có mục đích làm việc như các nhà hoạt động (activists) tìm cách nhìn sâu vào giai cấp lãnh đạo đặc quyền (nomenklatura). Những người khác chỉ cần hòa đồng và tránh rắc rối. Một sự ngược chiều rất là quý hiếm.

Satter chỉ ra cái “thực tế được kiến tạo” (created reality) trong cách quan niệm (conceptualization) của hệ thống Liên Xô.

Qua Satter, “thực tế được kiến tạo” nó hiển nhiên dưới hệ thống Liên Xô. Các nhà lãnh đạo cộng sản từ Lenin đã biện minh cho “vai trò lãnh đạo của họ”, bằng huyền thoại về một đảng không thể sai lầm để dẫn dắt một nhà nước công nông áp dụng các “nguyên tắc khoa học” của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tuy nhiên, các công dân Liên Xô, trong cuộc sống hàng ngày của họ đã phải đối mặt với một thực tế hoàn toàn khác về tình trạng thiếu hụt, tham nhũng, bầu cử giả, đặc quyền, bất bình đẳng và các lỗi lầm nổi bật khác.

Đảng phải làm gì đây? Tạo ra một thực tế khác để thay thế mà công dân có thể giả vờ tin vào các khẩu hiệu được hô to của đảng. Chỉ giữa những người trong gia đình và bạn bè, họ mới có thể nói chuyện cởi mở về cái thực tế mà họ đang sống thật ở trong đó. Trẻ em phải học từ khi còn nhỏ những gì chúng có thể nói ra và nói với ai.

Chính những người bất đồng chính kiến ​​đã thách thức cái “thực tế được kiến tạo” này. Satter đã xây dựng được mối quan hệ cá nhân với cộng đồng của những người bất đồng chính kiến ​​này và là một trong những người đầu tiên đưa câu chuyện của họ ra thế giới bên ngoài. Được lãnh đạo bởi người cha đẻ của bom nguyên tử Liên Xô, ông Andrei Sakharov, những người bất đồng chính kiến ​​hoạt động trong một không gian nhỏ mà Liên Xô cung cấp vì nhu cầu đột ngột của Liên Xô cần muốn có một sự tôn trọng của quốc tế. Giới lãnh đạo Liên Xô đánh cược là họ có thể ký hiệp định nhân quyền Helsinki và sau đó phớt lờ không tôn trọng.

Các nhà bất đồng chính kiến ​​đã chứng minh họ sai. Nhà Khủng Bố Vĩ Đại Stalin không còn nữa để sẵn sàng làm cho biến mất những người bất đồng chính kiến, nhưng các trại lao động và các trại tâm thần để trừng phạt vẫn còn như là một sự răn đe mạnh mẽ. Satter viết về sự tra tấn người bạn can đảm của mình, bác sĩ tâm thần Anatoly Koryagin, giải thích cái giá mà Nga phải trả cho việc thao túng tâm thần; cụ thể là Nga bị trục xuất ra khỏi Hiệp hội Tâm thần Thế giới (World Psychiatric Association).

Những bài viết của Satter về nền kinh tế Liên Xô xuất phát từ các chuyến thăm nhà máy của anh và các cuộc trò chuyện với những người quản lý nhà máy. Thông điệp chính của anh: Nền kinh tế Liên Xô không phải để hướng về việc hoạch định tăng trưởng, phúc lợi và hiệu quả. Thay vào đó là sự vận dụng quyền lực từ trên xuống. Các nhà quản lý không phải tuân theo kế hoạch của nhà máy (họ vẫn báo cáo hoàn thành kế hoạch bằng cách tạo dựng hồ sơ giả), mà tuân theo sự can thiệp của các quan chức nhà nước và đảng.

Tham nhũng là đặc tính của hệ thống, chứ không phải là chuyện ngoại lệ. Sự khan hiếm đã tạo ra cơ hội cho tham nhũng – trứng cá muối hoặc dầu thô mua với giá nhà nước và được bán với giá của thế giới. Tham nhũng tạo ra sự cần thiết phải được bảo vệ bởi cấp trên (được gọi là krysha, hay “mái che”), một loại tham nhũng phối hợp công-tư được mang y chang qua thời kỳ hậu Liên Xô.

Gorbachev là nước Nga thứ nhì, theo Satter.

Là Tổng bí thư đầu tiên còn quá trẻ phục vụ dưới thời Stalin, Mikhail Gorbachev lên nắm quyền như một sự tự nhiên. Những người cuối cùng của thế hệ Stalin đã chết, và chỉ còn một mình ông để tuyên bố chương trình cải cách để làm sống lại nền kinh tế. Đâu ai có thể đoán được rằng Ban Chấp Hành Trung ương sẽ bầu một Tổng Bí thư vào tháng 3/1985, là người sẽ vô tình phá hủy hệ thống từ bên trong. Một trong những nghịch lý lớn của thời đại chúng ta là hiện nay có một Liên Xô không Gorbachev.

Satter, nhận xét đầu tiên về Gorbachev, đã dự đoán rằng đây chỉ là sự phô trương thông thường về cải cách, theo sau là một sự im lặng khi cải cách thất bại. Theo sự hoài nghi của Satter vào thời điểm đó, Gorbachev sẽ không thay đổi được điều gì có chất lượng (trang 256): Những cải cách được đề xuất “hoàn toàn giữ nguyên vẹn sự tập trung toàn trị quyền lực chính trị và kinh tế, nó là nguồn gốc của sự thao túng ngay từ xuất phát điểm”. Nói một cách khác, không có một Tổng Bí thư nào lại đi phá hủy quyền lực của đảng cộng sản; điều này ở thời điểm đó có vẻ như là một cuộc đánh cược tốt.

Khi các cải cách của Gorbachev tiến triển, Satter nhận ra rằng, có hai cải cách lớn, cởi mở chính trị (Glasnost), đã chứng tỏ nó làm thay đổi cuộc chơi. Cuối cùng, sự chỉ trích hệ thống đã được cho phép. Những cuốn sách bị cấm trước đây đã được xuất bản. Người Nga có thể công khai đọc Solzhenitsyn và Pasternak. Họ có thể chỉ trích các quan chức nhà nước. Trước sự ngạc nhiên của hầu hết mọi người, Glasnost đã đóng một cây cọc xuyên qua “thực tế được kiến tạo” của hệ thống Liên Xô mà Satter diễn tả. Không ai còn phải giả vờ như trước nữa.

Sự hoài nghi của Satter về cải cách kinh tế (Perestroika) tiếp tục không suy giảm, và có lý do. Ông hiểu rằng những cải cách thị trường một cách thực sự thì không tương thích với cơ cấu quyền lực hiện hành. Thay vì cải cách thực sự, Satter chỉ thấy những điều chỉnh nhỏ. Một ví dụ chính: Các chỉ tiêu sản xuất đã bị loại bỏ, nhưng các đơn đặt hàng của nhà nước lại được thay thế vào.

Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, một số cải cách của Gorbachev bắt đầu làm thay đổi luật chơi. Các hợp tác xã mới có thể chọn số lượng sản xuất ra và quyết định giá cả của họ. Họ có thể cho thuê phần trống của nhà máy và của các cơ sở (với các điều khoản khá thuận lợi). Với quyền lực của các bộ lo về công nghiệp bị suy yếu, sản xuất cũng chuyển dần ra khỏi các đơn đặt hàng của nhà nước. Nền kinh tế chỉ huy bị chao đảo gần sụp đổ. Gorbachev, trên thực tế, đã phá hủy nền kinh tế chỉ huy trước khi tạo ra nền kinh tế thị trường.

Satter chính xác nhấn mạnh rằng nền kinh tế bán-thị trường với giá cả do nhà nước quy định, không pháp trị và không có thị trường cho đất đai và tài sản thì không thể hoạt động được.

Những mâu thuẫn này đã vượt trội lên khi Gorbachev trong trạng thái bị dao động đã ra lệnh cho các nhà cải cách của ông phải làm cho vuông cái hình tròn của nền kinh tế thị trường dưới sự chỉ đạo của quyền lực nhà nước. Những người bảo thủ, sợ rằng Gorbachev đang phá sập đảng, đã nổi lên làm đảo chính không thành công vào tháng 8/1991. Gorbachev bị nhục, được Tổng thống cộng hòa Nga Yeltsin giải cứu, và Liên Xô đã không còn tồn tại khoảng bốn tháng sau đó.

Sự đánh giá của Satter về Gorbachev (trang 302) như sau: “Gorbachev không phải là nhà cải cách như phương Tây muốn nghĩ, nhưng phương Tây có thể vui mừng vì ông ta xuất hiện. Bởi vì ông đã cố gắng bảo tồn một hệ thống được xây trên ý thức hệ mà lại không còn ý thức hệ, Liên Xô đã bắt đầu một sự suy tàn không thể cưỡng lại.”

Nước Nga thứ ba, theo Satter, là những năm của Yeltsin.

Nghiên cứu của Satter về thời đại này đào sâu vào thảm kịch lớn nhất của Nga – cơ hội bị bỏ lỡ để tạo ra một nền kinh tế thị trường và một nền dân chủ hoạt động được, khi Liên Xô sụp đổ và Liên bang Nga thay thế vào.

Các điều kiện ban đầu vào tháng 1/1992 là thuận lợi, theo mô tả của Satter: Boris Yeltsin chủ trì với tư cách là Tổng thống được bầu của Liên bang Nga. Quốc hội, mặc dù là sự chuyển qua từ thời Liên Xô, lại ở trong chiều hướng hợp tác với Yeltsin. Yeltsin đã bổ nhiệm các nhà cải cách trẻ, đứng đầu là thủ tướng Yegor Gaidar, để biến Nga thành một nền kinh tế thị trường. Một hiến pháp mới đã được soạn thảo để đưa ra bỏ phiếu trưng cầu dân ý.

Đến đầu tháng 10/1992, tất cả điều này đã thay đổi. Sự khác biệt giữa Yeltsin và quốc hội đã trở nên không thể hòa giải, mà Satter đã đổ lỗi cho chính Yeltsin. Các sự kiện bi thảm của ngày 3-4 tháng 10 với ý định chiếm đài truyền hình do những người ủng hộ quốc hội thực hiện. Yeltsin đã ra lệnh pháo kích vào Nhà Trắng mà các thành viên quốc hội đang ẩn náu bên trong. Nhiều người bị mất mạng. Vào thời điểm đó, Satter đã viết về việc “mất cơ hội để đặt nền tảng cho một hiến pháp và một nền pháp trị lâu dài.”

Mãi đến tháng 12/1993, cái gọi là Hiến pháp Yeltsin đã được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, và nó vẫn là hiến pháp Nga cho đến nay, một hình thức cai trị với tổng thống nhiều quyền hành và với một quốc hội đóng vai con dấu cao su – một khung sườn lý tưởng cho Vladimir Putin.

Trong những hoàn cảnh chính trị bất thuận lợi như thế, thiếu luật pháp, nền kinh tế bị bóp méo bởi nợ chậm trả, hệ thống ngân hàng còn sơ khai và giá năng lượng được định trước, các nhà cải cách phải làm việc trong điều kiện này. Như Satter viết: Nhiệm vụ chính là tạo ra “sự phân phối tài sản công bằng”. Nhưng thay vào đó, các nhà cải cách đã “tạo ra một tầng lớp chủ sở hữu mới”.

Lạm phát đã xóa sạch tiền tiết kiệm cá nhân của người dân, chỉ còn lại một số ít, có mối quan hệ tốt với chính quyền và một thế giới (mafia) ngầm có nhiều nguồn lực để chiếm thu tài sản quý giá của quốc gia. Các đầu sỏ (oligarchs) mới, nhận diện đầu tiên là gia đình Yeltsin, đã đảm bảo cho cuộc bầu cử lại của Yeltsin vào năm 1996 thành công, với việc cho vay nợ để lấy cổ phần trong việc giải tư (loans-for-shares privatization) các công ty béo bở của nền kinh tế Nga. Các đầu sỏ Nga bắt đầu tự hào, và có phần đúng, rằng họ là những người thực sự điều hành nước Nga.

Satter vẫn giữ phán xét khắc nghiệt của anh cho các nhà cải cách trẻ. Họ sử dụng mạng lưới từ thời Komsomol (Đoàn thanh niên cộng sản Liên Xô) của họ, họ trở thành “những nhà tiếp thị tự do cấp tiến nhưng không từ bỏ niềm tin của họ vào tính ưu việt của chủ nghĩa Mác trong các mối quan hệ kinh tế, cũng như sự thiếu tôn trọng của họ cho một nền pháp trị.” Họ, cùng với các cựu quan chức nhà nước và đảng viên cộng sản, tích lũy được khối tài sản lớn thông qua việc “giải tư hoang dã”, buôn bán nguyên liệu thô và nhập khẩu, tái tổ chức các công ty nhà nước thành doanh nghiệp tư nhân và kiểm soát ngân hàng. Người dân, trong khi đó, đã được trao cho những chứng từ (vouchers) vô giá trị, cuối cùng bị mất trắng trong các âm mưu kim tự tháp.

Điểm mấu chốt của Satter: Kết quả cuối cùng là một chế độ quả đầu kinh doanh tội phạm (criminal business oligarchy) nó đưa đến “tội phạm nắm quyền ở Nga” (trang 367) và vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Chủ nghĩa tư bản hoang dã đã làm cho người dân bị tịt ngòi với chủ nghĩa tư bản và thậm chí bị tịt ngòi nhiều hơn với Yeltsin.

Triển vọng tái tranh cử của Yeltsin có vẻ ảm đạm khi cuộc bầu cử năm 2000 đến gần. Ông phải đối mặt với hai đối thủ đáng gờm. Ông bị đau tim liên tục và việc uống rượu trở nên tồi tệ hơn. Gia đình ông bị sa lầy về tội tham nhũng. Ông điều hành chính quyền bằng một loạt thay đổi các thủ tướng cho đến khi ông dừng lại trên một nhân vật vô danh có gốc KGB, Vladimir Putin.

Đây là bối cảnh cho những gì mà Satter đánh giá là từ đó nó tạo ra một tội phạm chính trị không thể tưởng tượng nỗi; cụ thể là vụ đánh bom các căn hộ đã giết chết hơn 300 công dân Nga ở Buynaksk, Moscow và Volgodonsk vào tháng 9/1999. Số chết sẽ cao hơn nếu không nhờ cư dân cảnh giác khám phá được một đội đặt bom dưới tầng hầm chung cư Ryazan của họ. Những kẻ xâm nhập này hóa ra là các đặc vụ của an ninh liên bang FSB, mà FSB sau đó nói để che đậy rằng họ đang tiến hành một cuộc kiểm tra về mức “cảnh giác” của người dân. (Các bài viết của Satter về vụ đánh bom các căn hộ đã được dùng làm nguồn chính cho cuốn sách đầy giá trị của John Dunlop về chủ đề này).

Với bằng chứng về khủng bố của Kremlin chống lại chính người dân của mình được che đậy, những nhà tuyên truyền của chế độ đã phát động một chiến dịch để thuyết phục người dân Nga rằng những kẻ khủng bố Chechen đã gây ra. Một cuộc chiến Chechen lầm thứ hai được tuyên bố, thành phố thủ đô của Chechnya là Grozny đã bị san bằng, và uy tín của chính phủ Nga tăng vọt. Yeltsin từ chức tổng thống và công bố ông Putin là người kế nhiệm, và ông Putin đã lướt qua chiến thắng bầu cử một cách dễ dàng vào năm 2000.

Sự trị vì của Vladimir Putin (2000 đến 2036?) là nước Nga thứ tư, theo Satter.

Satter quan sát hai nhiệm kỳ đầu tiên của Putin với tư cách là Tổng thống, Dmitry Medvedev ở giữa, và sau đó ông trở lại vị trí tổng thống vào năm 2012.

Với hơn hai thập kỷ tại vị, Putin đã đối phó với ba tổng thống Mỹ, tất cả đều hy vọng tìm cách hợp tác với Putin, cho đến khi kinh nghiệm dạy họ khác hơn. Satter cảnh báo George W. Bush là không nên trông cậy vào Putin để được hỗ trợ chống khủng bố. Cuộc chiến tranh Putin gây với Ukraine đã dạy Obama rằng không thể “reset” xoá bài làm lại. Putin đã thể hiện sự không tôn trọng ông Trump trong nỗ lực muốn liên kết với Nga chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trong các bài viết của mình, Satter nhắc nhở các nhà lãnh đạo của chúng ta nên hiểu rằng nước Nga của Putin là một quốc gia tội phạm. Putin không phải là một người quốc gia mà niềm tự hào bị tổn thương do sự sụp đổ của Liên Xô. Putin không hành động vì lợi ích của người dân Nga, mà vì băng đảng tội phạm của ông ta.

Phản ảnh rõ ràng nhất cho điều này là bạo lực mà nhà nước Nga gây ra cho các nhà báo, các nhà bất đồng chính kiến, các nhân vật đối lập, và những “kẻ phản bội”, đang sống ở nước ngoài.

Vẫn giữ cái gốc là một nhân viên KGB, Putin, qua việc xử lý khủng bố và việc bắt giữ con tin, phản ảnh sự không quan tâm ghê gớm đối với mạng sống của con tin. Các cuộc tấn công khủng bố Nordost (Moscow) và Beslan dẫn đến nhiều trăm con tin bị giết cùng với những kẻ khủng bố. (Trong cuộc tấn công ở Nordost, những kẻ khủng bố còn sống sót bị xử tử ngay tại chỗ). Cái cách hành xử của Putin là: Không đàm phán. Tấn công cho dù nó có nghĩa là con tin bị chết.

Hơn hai mươi nhà báo đã bị giết dưới thời tổng thống Putin. Họ bao gồm từ phóng viên của Forbes là Paul Klebnikov cho đến nhà báo điều tra Anna Politkovskaya, bị sát hại bởi những kẻ giết mướn. Tất nhiên, những kẻ “giết mướn” này sẽ không bao giờ được tìm thấy.

Các nhân vật đối lập chính trị cũng như những “kẻ phản bội” sống ở nước ngoài cũng bị nhắm đến. Những ví dụ nổi bật bao gồm vụ giết Alexander Litvinenko và vụ mưu sát Sergei Skripal và con gái ông.

Đáng chú ý, các vụ giết người xảy ra trên lãnh thổ Nga đã được “giải quyết” bằng các tòa án. Những thủ phạm cấp thấp ngồi trong lồng kính ở phòng xử án và nghiêm túc thú nhận tội giết người. Trong khi đó, phía công tố bày tỏ sự không quan tâm đến những thủ phạm ở các cấp cao hơn. Những người tế thần được tuyên bố là có tội, và họ biến mất vào hệ thống nhà tù, biết rằng những người thân của họ sẽ được chăm sóc, miễn là họ vẫn giữ im lặng.

Vụ ám sát chính trị đáng chú ý nhất, diễn ra một cách rất bài bản, trong chu vi an ninh ở ngay điện Kremlin. Phần lớn những gì chúng ta biết về vụ giết hại nhân vật đối lập, Boris Nemtsov, năm 2015 đến từ báo cáo đầy giá trị của Satter, (và từ phân tích của John Dunlop về thủ tục tố tụng của tòa án).

Ngay sau khi xảy ra vụ giết Nemtsov, Satter đã mô tả kế hoạch vận hành vừa phức tạp vừa chính xác giống như hành quân đằng sau vụ ám sát. Một đội quân đóng cầu không cho lưu thông sau khi Nemtsov đã đi bộ vào trong cây cầu. Có ít nhất hai toán sát thủ đã thực hiện vụ nổ súng. Camera an ninh trên cầu đã bị tắt một cách bí ẩn. Kế hoạch phức tạp, hậu cần phức tạp và tiền chi trả vượt xa khả năng của năm thủ phạm Chechen bị buộc tội.

Satter tuờng trình về phiên tòa xét xử những sát thủ giết Nemtsov đã phơi bày ra những lỗ hổng của cáo trạng nhà nước trong vụ án. Người bị buộc tội chủ mưu của vụ ám sát là người lái xe cho một quan chức Chechen, và quan chức này không bao giờ được gọi đến để thẩm vấn. Năm nghi phạm bị chính thức kết án và biến mất trong hệ thống nhà tù, không còn ai nghe biết nữa.

Bây giờ chúng ta hãy chuyển từ ám sát chính trị sang chiến dịch nhiễu loạn thông tin chính trị (political disinformation) của Nga, cụ thể là các can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.

Satter ngay lập tức hiểu rằng cái gọi là Steele Dossier là sản phẩm của tình báo Nga. Satter, với tư cách là một người có kinh nghiệm về Nga trong việc họ thao túng truyền thông và làm nhiễu loạn thông tin, đã nhanh chóng đánh giá Steele Dossier là vô giá trị. Theo đánh giá của Satter, Steele Dossier được viết bằng thuật ngữ kompromat (nguỵ tạo để bôi bẩn hay compromising material) rất điển hình của Nga. Câu chuyện về “búp sen vàng” (golden shower) để nói về sự truỵ lạc của Trump là cấu trúc ngôn ngữ tiêu chuẩn trong bất kỳ báo cáo kompromat nào của Nga. (Chính bản thân Satter cũng bị buộc tội điều hành một nhà thổ chứa những trẻ vị thành niên). Satter cũng nghi ngờ về các nguồn ở “cấp độ cao nhất” của Steele lại sẵn sàng tiết lộ những bí mật thâm sâu nhất của Kremlin cho một tổ chức cấp thấp chỉ có năm người.

Kết luận của Satter là: Tình báo Nga đã lợi dụng Steele để tuyên truyền tin tức giả mạo của họ để các tin giả này được lưu hành ở Washington. Washington và các cơ quan truyền thông quốc gia đã phản ứng có lợi cho Nga gấp đôi khi họ sử dụng thông tin sai lệch của Steele làm tê liệt hệ thống chính trị Hoa Kỳ trong ba năm. Theo Satter, Điện Kremlin không thực sự phân biệt giữa Trump và Clinton; cả hai đều có lỗi của họ.

Khi Putin muốn thay đổi hiến pháp để cho phép ông ta có thêm hai nhiệm kỳ nữa, ông ta có vẻ như là có chỗ đứng vững chắc, nhưng cái vẻ bề ngoài như vậy có thể làm cho người ta bị lừa dối. Satter, giống như những người khác, không đưa ra một kịch bản ngắn gọn cho sự kết thúc của chế độ Putin. Chính ông Putin đã tận lực để bảo vệ chế độ của mình. Nỗi sợ hãi lớn nhất của ông ta dường như là một Maidan ở Moscow – một cuộc nổi dậy trên đường phố với cường độ cao và thời gian kéo dài như vậy để rồi “đồng minh” của ông ta sẽ bỏ rơi ông ta (Maidan là nơi nổi dậy thay đổi qua dân chủ ở Ukraine). Chúng ta cũng biết rằng không có gì gọi là nghỉ hưu yên bình cho Putin. Sau khi rời khỏi chức vụ, ông ta sẽ bị đổ lỗi cho tất cả các vấn đề của Nga, và tài sản cá nhân của ông ta sẽ không được đảm bảo.

Tôi đánh giá bộ sưu tập đồ sộ các bài tiểu luận này của David Satter đã nêu ra những điều đúng đắn. Tập hợp nó lại, các bài tiểu luận của Satter cho chúng ta một khung sườn rất cần thiết để hiểu về Nga dưới thời Putin: nó đến từ đâu, nó bây giờ như thế nào, và – câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi là – nó sẽ đi về đâu.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN


  1. Phố Cổ Boston
    ****************

    Đêm bến cảng Boston
    Ngoài kia vùng vịnh
    Tàu buồm trắng trữ tình
    Mưa phùn nhẹ nhạt hồng
    Lướt che cao ốc xưa cũ
    Boston khu phố cổ
    Đường nhỏ xinh gạch đỏ
    Hàng cây xanh đa tình
    Cuối phố khu đại học
    Boston – Massachusetts
    Đường Beacon gọi mời
    Cửa kính hàng mời chào
    Góc trời nước Mỹ thanh tao

    Boston Phố Cổ hồng lên đèn
    Mái tóc vàng bồng bềnh đêm đen
    Nhớ mãi nhớ mãi Boston
    Boston tia sáng laser minh triết
    Boston – Trí tuệ Hoa Kỳ
    Thành phố Đại học lừng danh
    Góc đường quán cà phê
    Nho nhỏ kiểu Âu Châu
    Khách thư thản bên tách cà phê
    Ly rượu đỏ rượu vang rượu trắng
    Hương vị Pháp thật gần xa vời
    Quyện kiểu y phục thời trang
    Tâm thức lữ khách bàng hoàng

    Boston Phố Cổ lên đèn
    Dãy nhà xây hai trăm năm trước
    Sắc mầu phong cách rất Boston
    Bậc tam cấp trèo leo khoảng không
    Mảnh vườn bé con nhiều hoa đẹp mắt
    Nhớ Paris Ánh sáng
    Nhớ nước Pháp đa tình lãng mạn
    Nhớ mãi nhớ mãi Boston
    Khách vừa đi vừa uống cà phê
    Bách bộ dạo mát trên cầu
    Trí tưởng trôi dạt về đâu
    Về biển cả xa xăm sỏi đá
    Dấu yêu Phố Cổ Phố Hồng
    Nhớ mãi phương ngữ Boston
    Nhớ mãi phương ngữ Hà Nội
    Nhớ mãi phương ngữ Paris
    Nhớ mãi phương ngữ Luân Đôn

    Boston thiên đường sinh viên
    Boston Thánh địa sáng tạo
    Nhà khoa học nhân bản lần đầu
    Tái tạo thân phận con người
    Boston Thủ đô học thuật Mỹ
    Boston suối nguồn Đạo đức
    Boston cội nguồn Minh triết
    Boston hồi sinh nước Mỹ
    Boston tái sinh Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ
    Nơi ấy anh biết bao nhiêu điều ?
    Như Nữu Ước thành phố kinh tài
    Nơi đấy anh đáng giá bao nhiêu ?
    Boston – cái nôi Độc lập Hoa Kỳ
    Trung tâm thành phố Boston
    Lịch sử thấm nhuần cuộc sống
    Cuộc Cách mạng Hoa Kỳ
    Con tàu Tiệc trà Boston
    Đường Tự Do gợi nhớ Sài Gòn một thuở

    Boston Phố Cổ lên đèn
    Bách bộ quanh Quảng trường Harvard
    Dòng Sông Charles đôi bờ
    Bên này Harvard
    Bên kia Cambridge
    Dòng Sông Charles hội tụ
    Tinh hoa Anh tài
    Đại học Harvard – Cambridge
    Brandeis – MIT
    Cầu Longfellow bắc ngang sông
    Âm điệu buồn xanh xanh
    Nhớ tà áo dài thiên thanh
    Thuở xa xưa mộng lành
    Ký ức kỷ niệm chưa phai
    Cố nhân Boston Phố Cổ
    Đêm mầu hồng mơ hồ
    Thời gian bóng ngựa qua sông
    Trong ánh đèn Em nơi đó ?
    Thôi hết rồi ngày xưa hẹn hò !
    Thầm gọi tên em trong Phố Cổ
    Phố Cổ Hội An phôi pha
    Phố Cổ Hà Nội phai nhòa
    Cali Quận Cam
    Sài Gòn Nhỏ một đời
    Cựu Kim Sơn truyền cảm
    Boston Trí tuệ chất xám
    Quê Nhà chân trời chân mây
    Nhẹ vươn con khói chiều lam
    Phố Cổ Boston vọng động
    Chuyện tình xưa men nồng
    Nơi đây lạc miền đất lạ
    Chẳng còn ai biết ta
    Chẳng còn ai biết ta

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=2084
    BẤM VÀO trên ĐỌC TIẾP

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây