Các nhóm nhân quyền hướng tầm nhìn vào nước Mỹ của Trump (Phần 1)

Politico

Tác giả: Nahal Toosi

Dịch giả: Trúc Lam

1-7-2020

TT Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp quốc hồi tháng 9/2019. Nguồn: Drew Angerer/Getty Images

Càng ngày, Hoa Kỳ càng bị đối xử như một quốc gia mong manh, cần sự giúp đỡ.

Chính quyền Trump đang trong cơn hoảng loạn.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc đang tranh luận việc mở một cuộc điều tra đặc biệt về sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ sau vụ giết George Floyd, một người đàn ông da đen chết trong tay cảnh sát. Và Hoa Kỳ đã quyết tâm làm hỏng mọi cuộc điều tra như vậy.

Việc chính quyền Trump quan tâm rất nhiều là điều đáng ngạc nhiên: Nó đã rời khỏi Hội đồng [Nhân quyền Liên Hiệp quốc] hai năm trước, gọi đó là một [sự chấm dứt thiên vị chính trị] chống Israel và tố cáo tư cách thành viên của nó gồm các quốc gia lạm dụng nhân quyền.

Trước mặt mọi người, các quan chức Hoa Kỳ giữ bình tĩnh khi các cuộc thảo luận diễn ra hồi giữa tháng Sáu. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, Bộ Ngoại giao đã cố sức ngăn chặn một thảm họa quan hệ công chúng, phái các nhà ngoại giao của họ đến để giựt dây và kêu gọi ủng hộ họ.

Lana Marks, đại sứ Hoa Kỳ ở Nam Phi, đã liên lạc với các quan chức hàng đầu ở đó, nói với họ rằng, một cuộc điều tra nhắm thẳng vào Hoa Kỳ “sẽ là một biện pháp cực đoan nên dành cho các quốc gia không hành động để đối phó với các vấn đề nhân quyền, điều này rõ ràng không phải là trường hợp ở Hoa Kỳ”, theo một nguồn tin ngoại giao mà báo POLITICO có được.

Nam Phi không phải là thành viên của Hội đồng, mà là chủ tịch Liên minh châu Phi, và các quan chức Nam Phi bảo đảm bà Marks rằng, họ sẽ sử dụng sức mạnh ngoại giao của mình để giúp Hoa Kỳ tránh sự xấu hổ.

Áp lực có hiệu lực – hội đồng gồm 47 thành viên đã không yêu cầu một cuộc điều tra tập trung vào Hoa Kỳ, thay vào đó yêu cầu một báo cáo rộng hơn về nạn phân biệt chủng tộc chống người da đen trên toàn thế giới. Nhưng nó đã tiến gần đến mức làm như vậy để minh họa cách mà các nhà hoạt động, các nhóm và các tổ chức quốc tế đang ngày càng tập trung vào Hoa Kỳ, xem như một kẻ xấu, không phải là anh hùng, về vấn đề nhân quyền.

Trong khi Mỹ chưa bao giờ hoàn toàn thoát khỏi sự giám sát như vậy – hãy xem cơn giận dữ sau ngày 11/9 về vụ tra tấn ở vịnh Guantanamo và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái – các cựu quan chức và các nhà hoạt động nói rằng, dưới thời Tổng thống Donald Trump, sự xung đột trong lòng nước Mỹ đang gia tăng đến mức báo động bất thường, bên cạnh các hành động của Mỹ trên sân khấu toàn cầu. Một số nhóm cũng đánh dấu điều mà họ nói là sự xói mòn nền dân chủ ở một đất nước từ lâu đã tự phong mình là ngọn hải đăng của tự do.

Sự xem xét kỹ lưỡng được đưa ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo tạo ra một ủy ban có nhiệm vụ xem xét lại cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với nhân quyền. Pompeo lập luận rằng có một sự gia tăng đáng nghi ngờ về những gì được coi là nhân quyền. Các nhà phê bình lo ngại ủy ban, có báo cáo đến hạn vào mùa hè này, sẽ cắt bớt các quyền của phụ nữ, của những người LGBTQ (đồng tính, song tính, chuyển giới …) và những người khác.

Các cựu quan chức Hoa Kỳ nói rằng, trên tất cả mọi thứ, điều khiến cho hồ sơ nhân quyền của Mỹ bị nghi ngờ là Trump coi thường vấn đề trên và mối quan hệ của ông ta đối với các nhà lãnh đạo độc tài. Khi Trump lên án các hành vi vi phạm nhân quyền, nó thường rơi vào tình huống được lựa chọn khiến ông ta không bị ảnh hưởng chính trị ít hoặc khi nó có thể gia tăng thêm những người bỏ phiếu cho ông ta – như trường hợp của Iran và Venezuela.

Cảm giác mất mác này đã khiến những người ủng hộ bực tức từ cả hai đảng.

Ông David Kramer, cựu trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề nhân quyền trong chính quyền Tổng thống George W. Bush, nói: “Yếu tố Trump là rất lớn, nếu không muốn nói là yếu tố quyết định. Người dân ủng hộ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do trên toàn thế giới bị chính phủ Hoa Kỳ làm cho vỡ mộng và họ không xem chính quyền hiện tại là một đối tác thật sự”.

Quốc gia không thể thiếu

Đầu tháng 6, Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) đã làm một điều mà các nhà lãnh đạo của nó nói là điều xảy ra đầu tiên trong lịch sử: Nhóm đưa ra một tuyên bố về một cuộc khủng hoảng nội bộ ở Hoa Kỳ. ICG là một tổ chức độc lập có trụ sở ở Bỉ, phân tích địa chính trị với mục tiêu ngăn ngừa xung đột. Nhóm được biết đến với việc ban hành các báo cáo có thẩm quyền và có nguồn gốc sâu sắc về các quốc gia bị chiến tranh tàn phá – nói rằng, làm thế nào để chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc ở Yemen.

Tuyên bố của ICG nói chi tiết về các cuộc biểu tình ôn hòa, hiếm khi xảy ra bạo lực, các cuộc đàn áp của cảnh sát và các phản ứng chính trị xảy ra sau vụ giết Floyd, là người đã chết vào ngày 25 tháng 5 sau khi bị một sĩ quan cảnh sát thành phố quỳ gối đè lên cổ gần 8 phút. Theo ngôn ngữ tương tự như cách nó có thể mô tả các quốc gia nước ngoài mong manh, ICG đã tính đến “tình trạng bất ổn”, như một cuộc khủng hoảng “khiến cho quốc gia này chia rẽ chính trị có thể nhìn thấy rõ ràng”. Và nó khiển trách chính quyền Trump về việc “bạo động, hoảng loạn, cho thấy Hoa Kỳ đang có xung đột vũ trang với chính người dân của họ”.

ICG nói: “Về lâu dài, đất nước cần thực hiện các bước để chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát và quân sự hóa, cũng như sự bất bình đẳng về chủng tộc nếu muốn tránh các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại, điều mà lãnh đạo đất nước này cần làm nhất là nhấn mạnh rằng, những kẻ có tội trong vụ giết chết Floyd phải bị đưa ra trước công lý, ủng hộ những quan chức địa phương và các nhà lãnh đạo cộng đồng, những người đang kêu gọi bình tĩnh và cải cách, từ bỏ những tiếng nói mạnh mẽ ngưng những việc làm cho tình hình tồi tệ hơn”.

Rob Malley, chủ tịch và giám đốc điều hành của ICG, từng là trợ lý của cựu Tổng thống Barack Obama, nhưng ông cho biết, ý tưởng của tuyên bố này đến từ các đồng nghiệp. ICG quyết định họ đã nhìn thấy sự tập họp của các yếu tố ở Mỹ mà họ thấy nó xảy ra nhiều rắc rối hơn ở các quốc gia. Một nước cho thấy có sự gia tăng quân sự hóa cảnh sát. Một điều nữa là dường như chính trị hóa quân đội. Đây cũng là yếu tố quan trọng: Một số nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ, trong đó có Trump, dường như quyết tâm khai thác sự chia rẽ chủng tộc, thay vì thúc đẩy sự đoàn kết. ICG hiện đang tranh luận về việc có nên khởi động một chương trình tập trung vào các vấn đề trong nước của Mỹ, một cách có hệ thống hay không, Malley nói.

Malley nhấn mạnh rằng, các chính quyền Hoa Kỳ từ cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ trước đây, tất cả đều có những khoảng trống về uy tín khi nói đến việc thúc đẩy quyền con người, trong khi bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ. Ví dụ, Obama đã bị chỉ trích vì cho phép các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái chống lại các chiến binh, nhưng thường hay giết chết dân thường.

Nhưng dưới thời Trump, những khoảng trống về uy tín đã biến thành một “hẻm vực”, ông Malley nói. “Tôi nghĩ rằng có một sự khác biệt về phẩm chất với chính quyền này, nơi mà nhân quyền dường như được đối xử hoàn toàn như một loại tiền tệ giao dịch”, ông nói.

Tuyên bố của ICG đã được đưa ra sau các hành động quay đầu của các tổ chức tương tự.

Năm 2019, Freedom House công bố một bài tiểu luận đặc biệt có tựa đề: “Cuộc đấu tranh quay về trong nước: Các cuộc tấn công vào nền dân chủ ở Hoa Kỳ”. Freedom House là tổ chức phi chính phủ, có trụ sở tại Washington, nơi nhận phần lớn tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ, được thành lập năm 1941 để chống chủ nghĩa phát xít. Báo cáo của tổ chức này xếp hạng các quốc gia tự do, sử dụng các chỉ số khác nhau, mô tả sự suy giảm nền dân chủ của Hoa Kỳ trước Trump và được thúc đẩy một phần bởi sự phân cực chính trị. Tuy nhiên, Freedom House cảnh báo, Trump đang làm cho nó tăng tốc.

Báo cáo viết: “Không tổng thống nào trong ký ức đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các nguyên lý, chuẩn mực và nguyên tắc của [dân chủ Hoa Kỳ]. Trump đã tấn công các thể chế quan trọng và truyền thống, bao gồm sự phân chia quyền lực, báo chí tự do, tư pháp độc lập, công lý vô tư, bảo vệ chuyện chống tham nhũng và đáng lo ngại nhất là tính hợp pháp của các cuộc bầu cử”.

Các nhóm khác đã phê bình gay gắt chính quyền Trump về việc dỡ bỏ phần lớn chương trình tái định cư người tị nạn Hoa Kỳ, có ác cảm với việc chấp nhận người tị nạn, lệnh cấm đi lại đối với người dân từ một số nước có đa số là người Hồi giáo và nói chung là cách đối xử với người di cư.

Joanne Lin, Giám đốc vận động quốc gia Hoa Kỳ của Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ cho biết, các nhóm như Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ đã tăng cường công việc của họ về các vấn đề di cư như vậy dưới thời Trump, bao gồm thuê thêm nhân viên và thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu dọc biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Ân xá Quốc tế là một trong số ít các tổ chức nhân quyền quốc tế tập trung chương trình vào Hoa Kỳ.

Sự phẫn nộ quốc tế chống lại chính quyền Trump đặc biệt dữ dội vào giữa năm 2018, khi Hoa Kỳ tách trẻ em di cư khỏi cha mẹ của chúng ở biên giới phía nam, sau đó đưa những đứa trẻ này vào các trại giam.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc gọi các hành động của Hoa Kỳ là “vô lương tâm”.

Cái chết của Floyd gần đây đã thúc đẩy hơn 30 nhóm nhân quyền và các nhóm liên quan, nhiều nhóm trong số đó có xu hướng tập trung công việc của họ bên ngoài Hoa Kỳ, để đăng quảng cáo đầy trang trên báo Star Tribune ở Minneapolis, thể hiện sự đoàn kết với phong trào “Black Lives Matter”.

Quần chúng không phải là một nhóm đối lập vũ trang. Mọi người đều có quyền lên tiếng và thể hiện một cách ôn hòa”, quảng cáo nói. Các nhóm ký tên trong đó gồm Save the Children, Mercy Corps và Refugees International…

Các nhà lãnh đạo nhân quyền thừa nhận rằng những rắc rối ở Mỹ không còn đáng lo ngại như những gì họ thấy ở nhiều nước khác. Tuy nhiên, họ cho rằng Hoa Kỳ đáng được chú ý nhiều hơn.

Dân biểu Tom Malinowski (đảng Dân chủ, bang New Jersey) và là một cựu quan chức nhân quyền cấp cao dưới thời Obama, nói: “Có sự phân biệt chủng tộc nghiêm trọng lạm dụng nhân quyền trong thực thi luật pháp Trung Quốc, Nga, Brazil và rất nhiều nước khác mà Liên Hiệp quốc gặp khó khăn trong việc củng cố ý chí để lên án. Nhưng không một nước nào trong số các nước đó là trọng yếu. Những điều mà các tổ chức nhân quyền đang nói bằng cách tập trung vào Hoa Kỳ là điều mà họ không thể thừa nhận một cách rõ ràng, và đó là điều họ tin vào chủ nghĩa đặc biệt của Mỹ. Họ hiểu rằng nước Mỹ thiếu lý tưởng có ảnh hưởng lớn hơn đến thế giới so với Nga hay Trung Quốc đang làm những gì mà tất cả chúng ta đều mong đợi những quốc gia độc tài đó sẽ làm.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây