Nghĩa tận với đồng bào vụ thảm sát ở Tổng Chúp (Cao Bằng)

Lê Đức Dục

1-7-2020

Tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, dành cho người âm. Còn tháng 7 dương lịch là mùa thương khó, mùa tưởng niệm với ngày 27-7.

Với cựu binh chiến tranh chống Tàu, tháng 7 có thêm ngày giỗ trận Vị Xuyên, ngày 12-7-1984, chỉ trong một buổi sáng hơn 600 người lính hy sinh (có số liệu là hơn 900 người) và hàng trăm anh em bị thương.

Ngày đầu tháng 7 hôm nay, 1-7-2020, trong chuyến công tác ở Cao Bằng chúng tôi đến Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng) nơi đây quân Trung Quốc đã thảm sát 43 phụ nữ và trẻ em vào ngày 9-3-1979.

Đó là những nữ công nhân và con cái họ ở trại chăn nuôi Đức Chính gần đó.

Tất cả 43 người bị bọn lính Tàu bắt lùa về đây, trước khi rút quân chúng dùng búa đập đầu từng người và ném xác xuống cái giếng ngay bụi tre trong tấm ảnh này.

Ảnh: FB tác giả

Giặc rút, dân làng về, cử người tụt xuống giếng buộc dây vào từng cái xác kéo lên đem đi mai táng.

Những xác dân lành ấy có người được thân nhân nhận về, có người không có thân nhân vì cả gia đình họ cũng bị chết trong cuộc chiến.

Sau đó, một tấm bia xi măng được dựng cạnh khóm tre bên con suối chảy ra sông Mãng.

41 năm rồi.

Sáng nay dù xác định được khu vực nhưng phải hơn một giờ loanh quanh với hàng trăm bụi tre giống nhau chúng tôi mới tìm được khóm tre có tấm biển này.

Tôi đã qua rất nhiều làng mạc, trong kháng Pháp, kháng Mỹ, những làng quê từng bị giặc thảm sát đều có một nhà bia trang trọng khói nhang.

Có nơi thành khu di tích như ở Sơn Mỹ (Quảng Ngãi).

Ở Quảng Trị quê tôi, rất nhiều chỗ trúng bom Mỹ sập hầm chết mười mấy người giờ vẫn có nhà bia khói hương cho người đã khuất!

Còn ở Tổng Chúp

43 người dân lành chỉ phụ nữ và trẻ em, họ cũng quốc tịch Việt Nam.

43 người dân này cũng bị quân xâm lược giết.

43 người bị giết man rợ còn hơn cả thời trung cổ

Nhưng không ai quan tâm linh hồn họ!

Hoang tàn lạnh lẽo, bia xiêu, giếng sập…

Có phải họ không đáng được nhớ vì kẻ giết họ là quân Trung Quốc?

Có phải họ đáng bị lãng quên vì kẻ đập búa lên đầu và ném xác họ xuống giếng là quân Tàu?

Khi nào thì nơi đây có một nhà bia dù nhỏ để khói hương và nhắc nhớ?

Bao giờ?

Bao giờ?

Bao giờ?

Tôi ước ao có vị đại biểu quốc hội nào chất vấn vụ này. Còn để góp vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ để xây nhà tưởng niệm vụ thảm sát Tổng Chúp chắc không phải là điều gì quá khó!

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Xin chào Vĩnh biệt Ngàn Chiến binh giã từ vũ khí nơi Núi Đất – Núi Bạc .. ..
    **************************************************

    Kính tặng hàng ngàn Liệt Sĩ tử trận do bội phản ở cấp cao nhất
    đã uất hận nằm xuống tại Núi Đất – Núi Bạc VỊ XUYÊN .. ..

    https://www.youtube.com/watch?v=L9jHg45H6JA

    Cảm động tiếng hát gọi đồng đội nơi biên giới Vị Xuyên 1984

    Núi Đất ! Núi Bạc ! Ngàn Chiến binh nằm xuống
    Chiến tranh Biên giới Bắc Anh về Đất Mẹ về Nguồn

    Núi Đất ! Núi Bạc ! Ngàn Chiến binh giã từ vũ khí .. ..
    Vâng ! Ngàn Vì sao khơi nguồn sáng Sử Thi
    Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang đoàn quân mở chiến dịch
    Biên cương Lai Châu, Hà Giang – Lạng Sơn, Cao Bằng
    Ôi Núi Đất ! Núi Đất như Lời nguyền bội phản !
    Bao giờ dù chỉ biết tên biết họ tay quân báo cao cấp sỹ quan ? ? ?
    Chắc hắn giờ đây còn hại Dân bán Nước
    Nối dáo trao Núi Đất huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang

    https://www.youtube.com/watch?v=AW-LsAjtLtQ

    Phỏng vấn Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Thạch từng chiến đấu từ năm
    1984 – 1986 ở chiến trường Vị Xuyên đã chia sẻ một số câu chuyện thời
    chiến Chống Tầu 1984 trong nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, Hà Giang

    Núi Đất ! Núi Bạc ! Ngàn Chiến binh nằm xuống
    Chiến tranh Biên giới Bắc Anh về Đất Mẹ về Nguồn

    Núi Đất ! Núi Bạc ! Ngàn Chiến binh giã từ vũ khí .. ..
    Vâng ! Ngàn Vì sao khơi nguồn sáng Sử Thi
    Nỗi đau Vị Xuyên bội phản như Lời nguyền !
    Bao ngàn Chiến binh Việt hào hùng nằm lại sườn đồi hốc đá
    Bao giờ Hài cốt về yên nghỉ nghĩa trang Vị Xuyên ? ? ?
    Hiến dâng đời mình trong cuộc chiến bảo vệ biên cương Tổ quốc

    https://www.youtube.com/watch?v=b8fLI3WEryQ

    Lính Trung Quốc chết la liệt Việt Nam chưa từng khuất phục Trung Quốc

    Bao giờ Linh hồn yên nghỉ vĩnh hằng Lòng Đất Mẹ trinh nguyên ? ? ?
    Ngàn Cánh Hoa Sim biên giới đan bằng vô cùng thương tiếc
    Máu đào biên cương lại rực lên Ngàn Nụ hoa đầu tiên trên giới biên
    Này Anh ! Anh ! Hỡi Anh ở lại Núi Đất – Núi Bạc !
    Xin Anh giữ mãi màu xanh biên cương cho Mẹ hiền
    Quốc lộ màu xanh ngút ngàn Bắc Sơn rừng keo sa mộc …

    https://www.youtube.com/watch?v=EaVsAomJk8k

    Mộ Gác Lưng Trời – Vị Xuyên 1984

    Anh ! Vâng ! Chính Anh vẫn vẹn mầu loài Hoa Sim biên cương
    Ôi ! Ngàn Cánh Hoa Sim chiều hôm vĩnh biệt
    Một lần Hoa Sim gãy cánh bay rơi rụng cuối trời
    Này Anh ! Anh ! Hỡi Anh ở lại Núi Đất – Núi Bạc !
    Bao giờ Hài cốt về yên nghỉ nghĩa trang Vị Xuyên ? ? ?
    Hiến dâng đời mình trong cuộc chiến bảo vệ biên cương Tổ quốc
    Bao giờ Linh hồn yên nghỉ vĩnh hằng Lòng Đất Mẹ trinh nguyên ? ? ?

    https://www.youtube.com/watch?time_continue=6&v=kN-H2vM2cVw

    Toàn cảnh chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979

    Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc
    Có địa danh nào thiếu dấu chân Anh ?
    Vị Xuyên là chiến trường khốc liệt nhất
    Núi Đất – Núi Bạc ! Hỡi Anh ở lại nỡ sao Anh ?
    Mẹ hiền tóc bạc lòng mắt mờ đợi con về
    Hỡi Anh ở lại nỡ sao Anh Núi Đất – Núi Bạc !
    Nàng Tô Thị bồng con đợi cha đợi chồng về
    Hỡi Anh ở lại nỡ sao Anh Núi Bạc – Núi Đất !
    Chỉ còn tấm khăn sô bơ vơ trơ vầng trán đứa bé thơ
    Mẹ hiền đau sót – Người góa phụ thanh xuân thẩn thờ

    https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=6cTLfBJ-wP8

    TRƯỜNG SA – HOÀNG SA – Trung Tá Trần Anh Kim

    Linh hồn uất hận nằm lại Núi Đất – Núi Bạc trong tay giặc
    Vẫn chưa yên nghỉ trên ngọn cây thung lũng chập chờn
    Bọn lãnh đạo bội phản hơn tên sỹ quan quân báo cao cấp
    Bí mật qua Thành Đô hội kiến giữ ghế giữ Đảng bền hơn !
    Giết thêm 64 sinh mạng trên đảo Gạc Ma mất bao lãnh hải lãnh thổ
    Hoàng Sa Trường Sa Vị Xuyên Núi Đất – Núi Bạc rực căm hờn

    https://www.youtube.com/watch?v=YWi6npOVp40

    Chiến tranh biên giới Việt Trung cựu tư lệnh mặt trận ThanhThủy HàGiang 1984

    Núi Đất ! Núi Bạc ! Ngàn Chiến binh nằm xuống
    Chiến tranh Biên giới Bắc Anh về Đất Mẹ về Nguồn

    Núi Đất ! Núi Bạc ! Ngàn Chiến binh giã từ vũ khí .. ..
    Vâng ! Ngàn Vì sao khơi nguồn sáng Sử Thi
    Anh ! Anh! Ngàn Cánh Hoa Sim tiếc thương Anh
    Xin một lần thôi, một lần thôi chào vĩnh biệt
    Xin một lần nữa, một lần nữa chào tạm biệt chân thành
    Anh ! Anh ! Xin ngủ yên vĩnh hằng Núi Bạc – Núi Đất !
    Chúng tôi nguyền cùng Anh hạch tội lũ bán Nước hại Dân

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

  2. Trong hồi ký của Trương Như Tảng viết về thời chiến tranh với Mỹ, Việt cộng biết rất rõ và trước đó it nhất 24 tiếng những địa điểm B52 sẽ dội bom mặc dầu kế hoạch bay được đặt ra ở đảo Guam của Mỹ hay căn cứ không quân U-Tapao bên Thái Lan. Trong cuộc chiến tranh biên giới với Tàu cộng vào năm 1979, cộng sản VN trước đó đã được Soviet cung cấp không ảnh với những tấm hình đông đảo quân đội Tàu (300 ngàn lính) di chuyển về phía biên giới VN. Nói một cách chính xác, cộng sản VN biết rất rõ chủ trương và kế hoạch Tàu cộng sẽ “dạy cho VN một bài học” nhưng không có biện pháp di tản dân hay tăng cường quân đội bảo vệ biên giới phía bắc. Chúng ỷ y Soviet sẽ có biện pháp quân sự giúp VN nếu như Tàu cộng xâm lược. Cũng may Tàu cộng áp dụng chiến thuật tấn công biển người kiểu thời trung cổ nên dù chỉ phải đụng độ với lực lương dân quân ngoài bắc, chúng cũng đã thất bại ê chề. Trận Vị Xuyên lại là chuyện khác. Sau bài học chiến tranh xâm lược thua nhục nhã, Tàu cộng đã nhanh chóng thay đổi chiến thuật giao tranh nên cộng sản VN đã phải trả một giá đắt khi đưa quân chiếm lại các điểm cao 852, 1509, 1030, 1800… ở quận Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên vào những năm sau đó.

  3. Đây, văn bia của tổng bí tịt Nguyễn Phú Trọng Lú. Hãy gắn tấm bia này vào văn kiện của đại hội đảng cộng sản Ba đình.

Leave a Reply to Kyle Tran Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây