Đảo Thị Tứ

Trần Trung Đạo

29-6-2020

Ngày 12 tháng 7, 2016 Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) quyết định Philippines đúng khi chống lại các đòi hỏi của Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, trong đó có Thị Tứ, Philippines gọi là Pag-asa.

Tòa cũng nhận xét Trung Cộng không có một cơ sở pháp lý nào để đòi quyền lịch sử đối với tài nguyên trong “đường chín gạch” mở rộng nhiều trăm hải lý từ phía nam và đông của đảo Hải Nam, không có một vùng nổi bật trên biển (sea features) nào mà Trung Cộng cho là của họ có khả năng tạo ra một EEZ (Exclusive Economic Zone), khẳng định “Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines” và một số vi phạm khác về môi trường.

Trong một thông cáo báo chí công bố tức khắc sau phán quyết, chính phủ Philippines “khẳng định một cách mạnh mẽ sự tôn trọng đối với phán quyết lịch sử của tòa như là một đóng góp quan trọng vào xung đột đang diễn ra” tại Biển Đông.

Người Việt chúng ta rất có cảm tình với chính phủ Philippines trong vụ kiện. Từ năm khởi kiện 2013 cho đến khi tòa phán, chúng ta chỉ mong cho Philippines thắng. Đòan kết chống lại Trung Cộng, kẻ thù chung hung hãn, độc ác, chuyên hiếp đáp những nước thế cô sức yếu là một tình cảm tự nhiên.

Tuy nhiên, cũng chỉ nên dừng lại ở chỗ cảm tình thôi, không nên đồng ý luôn quan điểm chủ quyền của chính phủ Philippines vì đảo Thị Tứ (Pag-asa) là đảo của Việt Nam chứ không phải của Phillippines. Ngay cả các tổ chức địa dư quốc tế cũng đặt tên đảo là Thitu, theo âm Thị Tứ của Việt Nam.

Bạch Thư của chính phủ VNCH 1975 ghi rõ, sau khi thủ đắc chủ quyền các đảo nầy do chiếm cứ, Bộ Ngọai Giao Pháp đã công bố quyền thủ đắc nầy trong sổ bộ ngày 26 tháng 7 năm 1933 (Trang 7837), trong đó xác định: “… 6. Đảo Thị Tứ (Thitu) tọa lạc tại vỹ tuyến 11 độ 7 Bắc và kinh tuyến 114 độ 16 Đông cùng một số đảo khác (Chiếm cứ ngày 12 tháng 4 năm 1933)”.

Bản sao của tuyên bố được chính phủ Pháp gởi cho các quốc gia liên hệ trong đó có Philippines. Chính phủ Philippines không phản đối. Chính Phủ Hoa Kỳ, đại diện cho quyền lợi của Philippines vào năm 1933, cũmg không phản đối.

Sau khi Nhật thua trận trong năm 1945, chính phủ Pháp đã nhượng chủ quyền Đông Dương lại cho Việt Nam, và cũng thể theo đó Việt Nam thủ đắc tất cả các quyền nằm trong quản hạt của thuộc địa Pháp.

Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của VNCH trong thời chiến và nhận được thông tin về nguồn dự trữ dầu khí dồi dào trong khu vực, chính phủ Phlippines đưa quân chiếm Thị Tứ của VNCH và năm 1978 mới có văn bản chính thức tuyên bố chủ quyền.

Quốc gia nào cũng có những cơn bĩ cực. Việt Nam chịu đựng quá nhiều bĩ cực nhưng nếu những người Việt yêu nước biết đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết và biết vận dụng mọi cơ hội quốc tế, phục hưng và thăng tiến Việt Nam không chỉ là một giấc mơ mà là một thực tế sẽ xảy ra.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN


  1. Việt Nam ơi ! Dũng cảm vươn mình đứng tấn như Phù Đổng đạp tung Xích Chuỗi ngọc cùng Đồng minh Mỹ chắc Tàu thua !
    *******************************************************

    Giấc mơ Trung C..uốc : Đường Mới Tơ lụa
    Ác mộng đến Ấn Độ cùng Thế giới khó chịu thua
    Hy mã Lập sơn thành chiến trường đẫm máu
    Thung lũng Tử thần kèn giục trống trận khua
    Biên giới Ấn-Trung chiến đấu cơ sắp vào trận
    Con đường Tơ lụa hiện Quyền lực Cứng chẳng đùa
    Biển Đông Hoa Đông Hoàng Sa Kinh Các dậy sóng
    Vành đai và Con đường: Ván cờ Lớn khó được mùa !
    Quá khứ Sử lịch hai cường quốc nguyên tử châu Á
    Chiến thắng chắc cả hai bên Thời Đồ đá cùng thua !
    Cuộc cờ tuyến đường giao thương hàng hải thế giới
    Ván cờ thống trị hành lang Á-Âu trên bộ cùng thi đua
    Hình thành Sáng kiến Vành đai và Con đường Trung C..uốc
    Đại Ác mộng ám ảnh Ấn Độ cùng Thế giới trò bán mua !
    Ấn Độ Dương không còn là đại dương riêng của Ấn nữa
    Biển Đông Việt Nam hóa tù nhân hết ra Biển lớn đâu đùa !
    Hoa Đông đảo Kinh Các hóa Điếu Ngư thuộc về Đại Hán
    Chiến lược Chuỗi ngọc tầm thực dần từng đảo nước Cờ Vua
    Việt Nam ơi ! Dũng cảm vươn mình đứng tấn như Phù Đổng
    Đạp tung Xích Chuỗi ngọc cùng Đồng minh Mỹ chắc Tàu thua !

    TỶ LƯƠNG DÂN

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây