Chuyện chơi khăm ở Tulsa cho thấy điều gì?

Jachammer Nguyễn

24-6-2020

Chuyện gì đã xảy ra?

Cảnh bên trong sân vận động BOK, Tulsa, khi ông Trump nói chuyện hôm 20/6/2020. Nguồn: KTUL

Tổng thống Donald Trump thất bại nặng nề thứ Bảy 20/6/2020, trong việc tổ chức vận động tranh cử đầu tiên sau nhiều tháng cách ly vì COVID-19. Sân vận động của Ngân hàng Oklahoma (BOK) ở thành phố Tulsa có 19.000 chỗ, cuối cùng chỉ có 6.200 người đến nghe Tổng thống vận động tranh cử, theo số liệu của Sở Cứu hỏa Tulsa đưa ra.

Sự thể còn tồi tệ hơn khi cách đó vài ngày, Ban Vận động tranh cử của Tổng thống tuyên bố rằng, có cả triệu người ghi danh đến dự buổi vận động. Người ta đã dựng nên một khán đài bên ngoài sân vận động để ông Trump nói chuyện với những người không vào được bên trong, nhưng trước giờ diễn thuyết chính thức, khán đài này đã bị tháo dỡ vì không có ai dự bên ngoài.

Ngay sáng Chủ Nhật, nhiều cơ quan truyền thông tại Mỹ đưa tin, nhiều thanh thiếu niên Mỹ đã ghi tên đăng ký vé hàng loạt nhưng không đến, cố tình chơi khăm Tổng thống Trump. Cuộc vận động ngấm ngầm này của các em nhỏ được thực hiện qua mạng Tik Tok, được nhóm ủng hộ viên K-pop tích cực vận động trước ngày thứ Bảy. Theo ghi nhận của hãng tin Reuters, các video cũng như lời nhắn gọi nhau trên mạng xã hội để thực hiện việc chơi khăm này được xóa đi để giữ bí mật.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhiều bậc phụ huynh mới được con em mình cho biết là họ đã lẳng lặng thực hiện cuộc chơi khăm này. Trong số các thanh thiếu niên này cũng có rất đông người gốc Việt. Một cậu con trong gia đình tôi cũng “đặt” hai vé đến Tulsa, mà cha mẹ cậu không hề hay biết. Sở dĩ các em giữ được bí mật đến phút chót là vì họ dùng các mạng xã hội riêng mà người lớn ít dùng.

Ngay sau thông tin về vụ chơi khăm này được đưa ra, phát ngôn viên của ban vận động tranh cử của ông Trump nói với Reuters rằng: “Phe cánh tả cứ làm như họ thông minh lắm, có thể chơi xỏ được chúng tôi, chúng tôi đã yêu cầu phải có số điện thoại, chúng tôi đã áp dụng hình thức ai đến trước người đó được vào, và chúng tôi đã loại bỏ được cả chục ngàn người đặt chỗ dỏm”.

Nhưng nếu loại đi được cả chục ngàn, thì cũng không thể giải thích được sự chênh lệch quá lớn giữa con số một triệu như họ loan báo ban đầu, so với 6200 người tới dự trên thực tế. Sau đó họ bèn nói thêm là do người phản đối đông quá nên người tham dự không vào được, rồi nào là truyền thông đã làm cho người ta sợ dịch COVID-19 mà không đến (sic). Tin tức, hình ảnh từ báo chí Mỹ cho thấy, diễn biến ở Tulsa khá yên tĩnh, không có bao nhiều người biểu tình, không có xô xát, không có cản trở gì ở sân BOK.

Chuyện chơi khăm của những đứa trẻ với những góc nhìn khác nhau

Không ai biết được con số chính xác bao nhiêu chỗ trống trên khán đài là do các em nhỏ chơi khăm, theo ý chủ quan của tôi thì có thể chỉ là một phần nhỏ thôi. Nhưng sự việc này, một bên là các em nhỏ ở tuổi từ 13-19, còn bên kia là một vị Tổng thống của một cường quốc ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, lại có một tính chất thú vị trào lộng rất đặc biệt trong hoàn cảnh chính trị xã hội khá đen tối hiện nay trên đất nước Mỹ.

Dĩ nhiên phe của Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ đó là hành vi không lương thiện.

Một số người chống ông Trump từ xưa đến nay cũng lên tiếng chỉ trích hành động chơi khăm của các em nhỏ, đại loại cũng giống như lý luận của phe bên kia, rằng đó là một hành động không chính danh.

Theo tôi, ý kiến của hai nhóm trên đều dựa trên một giả định sai lầm rằng, các thiếu niên Mỹ tham dự vào trò chơi khăm Tulsa đó là một phần của một phe chính trị, cụ thể ở đây là phe Đảng Dân chủ đối lập.

***

Chơi khăm (prank) vốn là trò nghịch ngợm của các thiếu niên Mỹ trước khi tốt nghiệp trung học. Họ tổ chức một trò tinh nghịch nhằm vào một ai đó, có thể là ông hiệu trưởng, một người bạn, một ông giáo nào đó, mà có lẽ trong thời gian đi học, đôi khi họ có những kỷ niệm không vui.

Trong câu chuyện Tulsa, những thanh thiếu niên Mỹ đã chọc phá ông Trump, vì những lý do nào đó, có thể họ thấy ông ta khó ưa, có thể họ thấy ông ta khôi hài một cách ngu ngốc,… cho nên họ chọc phá. Cũng cần nên nhắc lại rằng, phe ông Trump đã từng châm biếm em Greta Thunberg, một nhà hoạt động môi trường mới 17 tuổi, gây cảm hứng không ít cho thanh thiếu niên Mỹ.

Ngày Greta được tạp chí TIME vinh danh, người của ông Trump đã photo shop hình ông trong bộ quần áo của em Greta trên bìa của TIME. Bây giờ vụ Tulsa xảy ra, biết đâu vụ này có thể là một đòn trả đũa của các thanh thiếu niên Mỹ, những người ủng hộ cô bé Geta Thunberg, đáp trả lại ông Trump?

Tôi không nghĩ những thanh thiếu niên này có liên quan đến các tổ chức chính trị. Ngay cả sự ủng hộ của nhiều thanh thiếu niên Mỹ đối với phong trào Black Lives Matter cũng không phải là một hành động thuần chính trị, mà nó mang tính cách xã hội nhiều hơn, đối với những người trẻ tuổi vốn rất nhạy cảm với bất bình đẳng. Hơn nữa, mọi người đều biết, lâu nay nhóm cử tri trẻ tuổi mới lớn ở Mỹ là thành phần ít quan tâm đến chính trị nhất, chúng ít đi bầu cử nhất.

Nhưng câu chuyện chơi khăm ở Tulsa lại cũng cho chúng ta thấy rằng, có một sự thức tỉnh chính trị ở giới trẻ ở Mỹ, họ chọc phá ông Trump, có nghĩa là họ đã để ý đến những gì ông ta nói và làm trong hơn ba năm qua. Như vậy việc kéo những người trẻ tuổi quan tâm đến chính trị ở Mỹ có công đầu của ông Trump, mặc dù chắc chắn ông ta không muốn họ rủ nhau đi bầu đông đúc trong tháng 11 tới đây, vì đa số những thanh thiếu niên này có khuynh hướng thân với tư tưởng cấp tiến của Đảng Dân chủ. Nếu những người trẻ này lũ lượt kéo nhau đi bầu, thì đó là đại họa cho Donald Trump.

Một số người Việt ủng hộ ông Trump, cho rằng, có những người lớn đứng đằng sau xúi giục các em chơi xỏ ông Trump của họ. Xin cho tôi hỏi một câu, nếu những gia đình này có con cái lớn lên ở Mỹ, đi học trong các trường học Mỹ, liệu họ có thể gây ảnh hưởng hay xúi giục các em làm theo ý họ được chăng? Không biết họ thì sao, chứ gia đình tôi thì không!

Bình Luận từ Facebook

14 BÌNH LUẬN

  1. Tranh luận giữa độc giả với nhau là chuyện không nên làm, tuy nhiên vì Bác Lê Trinh diễn đạt thác mắc một cách lịch sự va trinh độ nên cũng lịch sự để tóm gọn lại : Việc chọn lọc “từ ngữ ” hay “đối tượng” trên mạng qua các software trang chủ/ máy chủ cũng như dung cookies (mồi, hay phao) theo dõi người đọc loai tru hay dẫn dụ để mang lợi ích cho mạng chủ. Các dẫn chứng trên mạng rất không thật (Năm 2016 truyện thông nói Hillary dẫn trước Trump 80% và kết quả : Hillary thua cay đắng), do đó người ta mới nói “mạng ảo”.
    Bác Trịnh Lê cũng xác nhận có đến 90% tin giả lan tràn trên mạng như trăm hoa đua nở, nhưng bác không thắc mắc “nó” đến từ đâu? và 10% sự thật ở đâu? Lối làm bài trắc nghiệm a,b,c khoanh giúp loại bỏ phần nào, hoặc áp dụng lời cố tổng thống Thiệu nói : Đừng nghe.(.). nói, mà nhìn hành động (hay kết quả..) mà kiểm nghiệm. Đọc những bài viết của tác giả, hay những bài tác giả dịch, thì mình biết họ thuộc khuynh hướng, trình độ, hay phe phái nào, vì “văn là người “. TG bài viết trình độ không cao? Vì đã dùng chữ “chơi khăm ..” một thái độ “láu cá vặt, không minh bạch” cuả trẻ con nghiện games, TG lại không hiểu “nguồn gốc máy chủ và chủ trương” của nó. Điển hình như một bậc cha mẹ khuyên khích, ca ngợi đưa con nghịch ngợm, ham chơi, phá phách cuộc giao tế nguời lớn hàng xóm, thì tưởng lại đưa trẻ thế nào? So sánh chúng với con cái của Trump xem ? họ hầu hết có công danh sự nghiệp: không hút sạch, rượu chè , la cà quán rượu, ngay cả mốt xăm mình, mấy ai làm được? Còn tin học, đã được Trung Cộng đánh cắp khi dụ dỗ các công ty đầu tư vào Trung Quốc, và áp dụng chiến thật “dùng dây thừng tư bản, xiết cổ chúng”. Họ tận dụng khe hở “kinh tế toàn cầu” để đánh cắp và phát triển tin học, khống chế an ninh toàn cầu. Ngày nay thế giới sáng mắt và lo sợ. Đó là lý do tại sao, họ đang ra sức khống chế Huawei và ZTE. Nhiều người làm truyền thông kỳ cựu cua Mỹ (CNN, NY Times, WAPO, ngay cả Wall Street) đã đầu quân cho truyền thông CGTN Cộng Sản Trung Cộng (như: Sean Callebs, Anand Naidoo, Jim Spellman, Asich Nanda, Karima Huber v.v. ). Tận tín thư bất như vô thư : đọc mà tin tuyệt đối vào bài viết thì chẳng thà đừng đọc. Hãy nghĩ: chuyện hợp lý hay không? hoặc phải nghe hai phía, nguon gốc, rồi phân xét mới là kẻ trí, đừng nghe và tin vì sướng lỗ tai (như đa số quý bà). Như vậy đừng vội trách những người hiểu biết trích thượng khi phê bình, vì họ có thể không giỏi như Hàn Tín, như Khương Tử Nha hoặc Khổng Minh, nhưng họ ẩn dật. Hy vọng ngắn gọn nhưng giải thích đủ cho bác, vì đây không phải là diễn đàn của người yêu nước thực sự. Tình cờ comment khi bạn hữu tham khảo ý kiến về bài viết nào đó thôi.

  2. Thân chào Bác Tom,
    Bác Tom xổ một câu xanh rờn:”Người viết đã dốt, người khen ăn theo cũng cùng trình độ theo kiểu mẹ hát con khen”. Lập luận của bác chỉ dựa vào bản chất một website TikTok bắt nguồn từ TQ, rồi bác đặt câu hỏi “Có hiểu bàn tay nào phá đám không?” lý luận cụt ngủn, không đủ sức thuyết phục để bác phán câu tiếp “Người viết bài có tầm nhìn không cao hơn ngọn cỏ”.
    Bác Tom à, từ khi thế giới này xuất hiện Internet (hơn 30 năm rồi) thì tầm mức trao đổi truyền bá thông tin trên thế giới càng tăng nhanh khủng khiếp. Do đó hiện tượng TikTok (TQ) cũng không có gì lạ, bọn trẻ càng học càng thông minh trong lĩnh vực này, đâu riêng gì TQ Cho nên lĩnh vực thông tin tràn ngập nhiều website từ ngoài, bị chính trị hóa là chuyện hiển nhiên, làm sao tránh khỏi. Ngay cả trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ còn bị “bọn thổ tả từ ngoài xen vào gây ảnh hưởng”. Chúng ta vào các Trang Mạng “bàn loạn” với nhau phải luôn luôn đề cao cảnh giác, vì FakeNews tràn lan chiếm gần 90% thông tin, không có tư duy vững, không biết gạn lọc tin tức, tin hay không tin, là sẽ bị hố ngay. Ngay như Mr. Trump còn bị lừa nói gì ai.
    Vài lời tâm tình với Bác Tom trong bầu không khí trao đổi hòa nhã có văn hóa

  3. Người viết đã dốt, người khen ăn theo cũng cùng trình độ theo kiểu mẹ hát con khen. Hay cả đám đều là tay sai của Trung Cộng. Ticktock xuất phát từ đầu ? TikTok is a Chinese video-sharing social networking service owned by ByteDance, a Beijing-based internet technology company founded in 2012 by Zhang Yiming. Có hiểu bàn tay nào phá đám không?
    Người viết bài có “tầm nhìn” không cao hơn ngọn cỏ ( so với các cụ nói “đàn bà đái không qua ngọn cỏ”).

    • Cám ơn Bac Tom đã cho biết sự thật về TikTok của TC.
      Trò chơi khăm này không chỉ đơn giản là trò chơi khăm như
      có người hả hê “đắc chí” !

    • Vậy hẳn là Tầu cộng đã mua chuộc Twitter hay sao mà tweets của Trump bị chống rất nhiều thay vì ủng hộ nhiều như posts trên FB của Trump?

  4. Không lạ gì chuyện lão Trump bị lố bịch hoá từ ngày mới nhậm chức và thêm trò
    chơi khăm này thì cũng là “chuyện thường ngày” ở Mỹ,chẳng có gì mà ầm ỹ ?
    Không hiểu sao những fans của nhóm nhạc Đại Hàn (K-pop) cũng nhào vào tham
    gia trò chơi khăm này ? Có lẽ họ hận lão ta đã không mạnh mẽ đối đầu họ Kim
    Bắc Hàn như đã đối đầu với Tập C.Bình chăng ?
    Dù sao,trò chơi khăm này cũng rất tốt ở chổ là họ muốn làm giảm sự lây nhiễm
    coronavirus trong mùa đại dịch và có tác dụng như một cái phanh chận đứng sự
    tự cao tự đại của lão ta mà đó cũng là lý do khiến nhiều người căm ghét lão.

  5. Cuộc vận động ngấm ngầm này của các em nhỏ được thực hiện qua mạng Tik Tok, được nhóm ủng hộ viên K-pop tích cực vận động trước ngày thứ Bảy.

    NHÌN DIỆN TÍCH CỦA HÔI TRUONG CŨNG THÂY ÍT NHẤT 1 NƯA (KHOẢNG 10,000 ) ĐÃ CÓ NGUOI` NGỒI,
    BA BÚA CÓ MẮT QUAN SÁT KHÔNG ?

    NGUOI` “AM HIỂU” CHÍNH TRỊ TAI MỸ NHƯ ĐÔNG CHÍ BA BÚA BIẾT CÁCH CHỌN THÔNG TIN ANTI-TRUMP NHƯNG KHÔNG LẼ KHÔNG BIẾT TIK TOK LÀ MẠNG CỦA TẦU CỘNG ? KHÔNG CÓ BÀN TAY LÔNG LÁ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ – XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA MỸ SẼ KHO6NG CÓ TRÒ CHƠI KHĂM CỦA THANH THIÊU NIÊN MỸ

  6. -Qua vụ ông George Floyd bị chết dưới tay cảnh sát bang Minnesota dẫn đến bùng phát biểu tình chống phân biệt chủng tộc, việc Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton xuất bản cuốn “Căn phòng nơi mọi chuyện xảy ra: Ký sự Tòa Bạch Ốc” (The Room Where It Happened: A White House Memoir), rồi tiếp đến “Chuyện chơi khăm ở Tulsa cho thấy” Tổng thống Donald Trump đang từng bước thực hiện việc phải kềm chế dc truyền thông TQ ngay tại nc Mỹ trước kỳ bầu cử là cấp thiết. Cụ thể như:
    *Ngày 18/2/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ liệt 5 cơ quan truyền thông Trung Quốc vào danh sách tăng cường kiểm soát, gồm: Tân Hoa Xã, Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, China Daily Distribution Corporation và Hai Tian Development USA.
    *Trong tháng 6/2020, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu bổ nhiệm ứng cử viên của Tổng thống Trump là ông Michael Pack làm Tổng giám đốc Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM, USA Global Media), cơ quan giám sát của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và các đài truyền hình quốc tế do chính phủ Mỹ tài trợ, bao gồm Phát thanh Trung Đông (Middle East Broadcasting), Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia), Đài Âu Châu Tự do / Phát thanh Tự do (Radio Free Europe/Radio Liberty), và Open Technology Fund (Quỹ Công nghệ Mở).
    *Ngày 22/6/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ liệt thêm 4 hãng tin nhà nước Trung Quốc là các phái đoàn nước ngoài gồm: Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV); Cơ quan Tin tức Trung Quốc; Nhân dân Nhật báo; Hoàn cầu Thời báo.
    -Đại dịch virus corona rồi cũng đến lúc dịu lại, biểu tình phản đối rồi cũng lắng lại & rồi mọi ng cũng phải trở về thực tại “cơm, áo, gạo, tiền”. Vậy điều chính yếu mở cửa KT của Tổng thống Donald Trump sớm cho ng dân Mỹ có việc làm trở lại là đúng (phải chấp nhận sống chung với dịch kèm theo tuân thủ đúng các yêu cầu của CDC, KT Mỹ khôi phục sớm sẽ kéo theo 01 số nền KT sớm khôi phục lại như VN chẳng hạn). Khi ng dân có công việc, nghĩa là trong túi họ có tiền thì nghe Tổng thống Donald Trump nói chuyện về bầu cử dễ lọt tai hơn.

  7. Nếu không có trò chơi khăm này của mấy em nhỏ thì Trump đã hủy buổi mít tinh ở Tulsa chứ đâu để tình trạng quê xệ xảy ra như vậy! Thôi thì cũng cám ơn mấy em, tuy chưa cầm được lá phiếu nhưng đã biết dùng mấy ngón tay để chọn người lãnh đạo quốc gia.

  8. Tương lai của nước Mỹ sẽ tiếp tục sáng sủa khi tuổi trẻ Mỹ đã lên tiếng trong vụ cảnh sát bạo động chết người ở Minnesota và cuộc vận động tranh cử của Trump ở Tulsa, OK. Và phần lớn những người biểu tình chống kỳ thị lại là người trẻ, Mỹ trắng.

  9. Ha Ha Ha ! Cám ơn anh Jachammer Nguyễn
    Bài tường thuật của anh trung thực và thú vị ra phết. Phải thú nhận rằng thế giới ngày nay tiến bộ quá nhanh về kỹ thuật số (Internet, cellphone) cho nên mọi diễn biến xảy ra trên thế giới vẫn được truyền bá nhanh như điện khắp hang cùng ngõ hẹp. Hiện tượng các em thanh thiếu niên biết cách tổ chức, kế hoạch, liên lạc chặt chẽ để hợp nhau “chơi khăm” ngài tổng thống Trump, bằng những phương pháp thần kỳ hiệu quả đến độ Ban Tổ Chức vận động cho ông Trump còn bị qua mặt, những người này đâu có kém về mặt kỹ thuật truyền thông và tổ chức.
    Từ con số quảng cáo rầm rộ 1,000,000 người ghi tên tham dự đi đến con số thật hiện diện trong sân vận động chỉ nhích hơn 6000 người, thì quả là một “cái tát như Trời giáng”. Giải thích như thế nào cũng không phủ nhận được sự thật phũ phàng và cũng không thể nào tin rằng Ngài tổng thống Trump của chúng ta lại dám tuyên bố một câu rùng rợn rằng:”Tổng Thống và Ban Tổ Chức không chịu trách nhiệm nếu người tham dự bị lây nhiễm Covid-19″. Nghe vậy ai dám có can đảm di vào chỗ kín, tụ tập hàng vạn người, nắm tay nhau, hò hét phun nước bọt vào mặt nhau, để rồi ba ngày sau kêu Ambulance chở vào nhà thương cấp cứu và hít thở bằng máy “Made in China”. Hậu quả rõ rệt: 6 người trong BTC cùng với 2 cận vệ ông Trump đã bị vướng vòng “tục lụy Corona” rồi
    Thế mới biết rằng “Hậu sinh khả úy” không sai !

    • Bình luận của ông Lê Quốc Trinh quả là chính xác. Chỉ thêm ý sau: Trump không tin coronavirus, ông ta nói nó là hoax, nhưng ông ta bắt những người tham dự rally phải ký vô cái form, ai bị nhiễm virus thì không kiện cáo ông ta. Nghĩa là được thì Trump nhận, hậu quả thì người dân lãnh. Nên nhiều người đã hủy, không tới dự, dù có là fan cuồng của ông ta. Chỉ có hơn 6 ngàn người ngu mới tới đó.

      Đã có 8 người trong chiến dịch của ông ta hôm đó bị nhiễm virus rồi. Những người này và những người bị nhiễm khác nhưng chưa phát hiện hôm đó, sẽ lây cho hàng ngàn người khác. Chờ 1-2 tuần nữa sẽ có kết quả.

      https://people.com/politics/trump-campaign-now-reports-8-staff-members-tested-positive-for-covid-19-since-saturdays-rally/

Leave a Reply to Bac Tom Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây