Trump phản bội sự vĩ đại của nước Mỹ

Washington Post

Tác giả: E.J. Dionne Jr.

Dịch giả: Bùi Như Mai

21-6-2020

TT Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản, vào ngày 29/6. Nguồn: Kevin Lamarque / Reuters

Tổng thống Trump muốn biến Trung Quốc thành tâm điểm của chiến dịch tranh cử năm 2020. Xin chúc mừng Tổng thống. Ông sẽ được toại nguyện.

Trump cầu xin nhà độc tài Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông tái đắc cử và khen ngợi Tập Cận Bình đang giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo và lao động cưỡng bức là những tiết lộ gây sốc nhất trong cuốn sách mới của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.

Những tiết lộ này rất quan trọng vì nó chứng minh rằng chính sách cứng rắn của Trump về Trung Quốc là đạo đức giả và nó cũng xác nhận rằng, chính sách đối ngoại của Trump là lợi dụng các nước khác cho lợi ích cá nhân của mình.

Những tiết lộ này rất quan trọng vì tâm điểm khẩu hiệu tranh cử của Trump – “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) và đặt “Nước Mỹ trên hết” – là lời nói dối hoàn toàn. Buổi mít tinh tranh cử hôm thứ Bảy ở Tulsa với số người tham dự khiêm nhường cho thấy, dân chúng bắt đầu nghi ngờ, ở ngay cả nơi là thành trì vững chắc của đảng Cộng hoà.

Trump không bao giờ quan tâm đến sự vĩ đại thật sự của nước Mỹ. Ông đã sử dụng một khẩu hiệu có lý thuyết cô lập đã có từ cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940 để ám chỉ rằng, các vấn đề rắc rối của chúng ta đến từ các đồng minh trong khối dân chủ, chứ không phải từ các chế độ độc tài. Và ông ta không công nhận điều mà các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Hoa kỳ đều hiểu: Người Mỹ gây ảnh hưởng trên thế giới là vì nền dân chủ của Mỹ, là một thí dụ cho các quốc gia khác noi theo.

Lòng yêu nước chân chính của người Mỹ không nên phụ thuộc vào nhận định sai lầm rằng, mình lúc nào cũng đúng hoặc phủ nhận tội lỗi của chính chúng ta. Trái lại, mong muốn của chúng ta là điều mà nhà truyền giáo Isaiah đã nói “ánh sáng cho mọi quốc gia” luôn luôn là viện dẫn tốt nhất, chứ không phải lời kêu gọi rỗng tuếch, mà là lời kêu gọi từ lương tâm con người.

Năm nay, lễ kỷ niệm giải phóng nô lệ Junteenth làm chúng ta nhớ lại những gì mà tổng thống Abraham Lincoln đã nói vào năm 1858 về “sự bất công dã man của chế độ nô lệ”.

Lincoln tuyên bố: “Tôi ghét chế độ nô lệ vì nó phá bỏ các thí dụ của nền cộng hòa mà chúng ta mới tạo được, có ảnh hưởng với thế giới, cho phép kẻ thù của các quốc gia tự do chế nhạo chúng ta là những kẻ đạo đức giả, làm cho những người bạn thật sự trong khối tự do nghi ngờ sự chân thành của chúng ta. Với những người bảo vệ chế độ nô lệ, Lincoln, “nhấn mạnh rằng, không có nguyên tắc làm việc nào đúng đắn ngoại trừ lợi ích cá nhân”.

Những gì Lincoln đã làm là tạo được một hệ thống đạo đức để chống lại chế độ nô lệ với những quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ là quan hệ vững chắc với các đồng minh của thế giới tự do. Và ông cảnh báo rằng, những thất bại của chúng ta sẽ cho phép kẻ thù của thế giới tự do chế nhạo chúng ta.

Đây là những gì mà Trump đang làm ở trong nước và ở hải ngoại. Những người ủng hộ các thể chế tự do ở khắp mọi nơi đang hãi hùng trước những gì mà chúng ta đang biến dạng. Những người của Tập cận Bình và Putin đang chế giễu chúng ta, vì chúng biết rằng kẻ chỉ quan tâm đến chính mình sẽ lấy danh nghĩa cuả hắn để chạy áp phe với chúng. Chúng có thể chỉ ra vụ [Trump] sa thải đột ngột Geoffrey Berman, luật sư liên bang Hoa Kỳ có tư tưởng độc lập thuộc vùng Nam New York, để hỏi rằng, liệu quốc Hoa Kỳ có tuân theo đúng những điều mà chúng ta đưa ra, về việc đặt nhà nước pháp quyền lên trên bất kỳ mệnh lệnh từ lãnh đạo có tính đồng bóng hay không.

Các nhà độc tài này cũng biết rằng, từ lâu Trump ước ao có được quyền lực tuyệt đối giống như họ vì ông ta đã nói thẳng ra như vậy. Nhận xét của ông ta về người Duy Ngô Nhĩ hoàn toàn phù hợp với một cái nhìn về thế giới, nếu nó có thể được gọi như vậy, mà thiếu sự tôn trọng về “dân chủ”, hay “thể chế Cộng hòa”.

Giống như tất cả những kẻ mị dân, ông ta khao khát sự cổ võ giả tạo của đám đông và do đó đã tổ chức buổi nói chuyện tại Tulsa, chống lại lời khuyên của các quan chức y tế. Ông ta dường như không quan tâm đến những người ủng hộ trung thành của mình có thể bị lây bệnh hoặc chết, mặc dù số người tham dự khiêm nhường hôm thứ Bảy cho thấy dân ủng hộ ông cũng sợ lây bệnh và sợ chết.

Cứ nhìn thái độ của Trump đối với những người bất đồng chính kiến đang thực thi quyền tự do của họ. Ông ta tweet hôm thứ Sáu: “Dân biểu tình, dân bạo động vô trật tự, dân kích động, dân cướp bóc hay dân nghèo hèn mà đến Oklahoma xin vui lòng hiểu là sẽ không được đối xử như ở New York, Seattle, hoặc Minneapolis mà sẽ được đón chào bằng một cách khác!”.

Hành động độc đoán cổ điển là không công nhận sự khác biệt giữa phản kháng và hôi của, giữa biểu tình ôn hòa và sự gây rối mất trật tự. Bất cứ ai chống lại ông ta đều trở thành “kẻ thù của nhà nước”.

Những thành phần phản kháng hiện nay bao gồm các nhân vật với các cấp bậc khác nhau trong ngành ngoại giao – từ phe chủ trương ôn hoà đến phe hiếu chiến, từ nhóm chủ trương không can thiệp đến nhóm chủ nghĩa hiện thực, nhóm bảo thủ kiểu mới, đến các nhóm quan niệm trao đổi mậu dịch tự do và mậu dịch công bằng. Đánh bại Trump sẽ không giải quyết được sự khác biệt của họ. Nhưng từ nay đến tháng 11, những điều họ chia sẽ mới điều quan trọng hơn.

Ít nhất họ tin rằng chính sách đối ngoại nên vì lợi ích của quốc gia, chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Họ kinh hoàng khi tổng thống Mỹ ca ngợi một nhà độc tài đã đưa một triệu người vào các trại tập trung cải tạo.

Tuy nhiên, nhiều người chống lại ông ta có thể tranh luận về việc liệu Hoa Kỳ có sống theo các lý tưởng dân chủ hay không – từ các vấn đề quốc nội đến các liên minh chống chế độ độc tài – họ hiểu giống như Lincoln đã nói, đất nước chúng ta sẽ mất cả linh hồn lẫn chỗ đứng, nếu nó gạt bỏ những lý tưởng này sang một bên.

Vì vậy, từ bây giờ trở đi, hãy nhớ rằng bất cứ khi nào Trump dùng chữ “China”, là ông ta đang hướng về một chế độ mà ông đang mơ và là người có quyền lực đàn áp mà ông ta mong ước.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Đề tài này là của bài báo nên phải viết như thế cho “nóng bỏng”,”chấn động”,kể
    cả kích động khiến người đọc dễ bị lôi cuốn đến nỗi phải đọc cho biết.
    Đây là báo “cánh tả” nên có quyền nhận định theo quan điểm và lập trường của
    họ nhưng nếu giả định một tờ báo thuộc “cánh hữu” họ sẽ có quyền đưạ ra quan
    điềm trái ngược lại.Tôi thiển nghĩ như thế mới là tự do ngôn luận đúng nghĩa vì 2
    bên đều có quyền viết theo quan điểm chính trị của họ,không buộc ai phải tin đó
    là sự thật tuyệt đối !

    • Điều bạn viết, không bao giờ sai. Và chúng ta chờ bạn viết, dịch, hay sưu tầm bài nào của cánh hữu để đưa lên chứ viết cho qua chuyện thì ai chẳng làm được ?

      • Làm gì có khả năng viết, dịch? Cuồng Trump thì chỉ, nhẹ là phê bình, chỉ trích vớ vẩn không có luận cứ, bằng chứng, nặng thì chửi như phường mất dậy, gian manh, côn đồ như Trump. Phản biện bằng data, fact, lý luận… là những điều xa xỉ của cuồng Trump.

    • Xin lỗi ông bạn KQ là từ trước tới nay tôi rất hiếm khi được thấy phe ủng hộ Trump đưạ ra quan điềm trái ngược với người khác mà hầu hết là chỉ thấy họ tuôn ra những lời nguyền rủa, chửi bới những người không cùng quan điểm. Không phải chỉ có người Việt làm như vậy, mà cả người Mỹ nữa. Nếu ông bạn vào đọc những phần comments phía dưới những bài báo của phe ủng hộ Trump như FOX News chẳng hạn, ông bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì. Tôi không muốn đi đến kết luận nào, nhưng cảm giác của tôi là đầu óc của những người ủng hộ Trump giường như rỗng tuếch, nếu không muốn nói là đảng Cộng Hòa chẳng có cái gì gọi là đúng đắn, hay ho… để bênh vực cả. Vì thế cho nên họ chỉ có một cách là dìm người đối thoại xuống với hy vọng sẽ làm họ nổi lên trên.

Leave a Reply to Chủ Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây