Ông Phạm Hồng Phong đi đường nào lên Tòa cấp cao?

Đoàn Kiên Giang

15-6-2020

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trao quyết định bổ nhiệm cho ông Phạm Hồng Phong năm 2018. Ảnh: Hoàng Yến/PLO.

Phó Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM Phạm Hồng Phong vừa có phát ngôn gây “bão” tại nghị trường về vụ án Hồ Duy Hải…

“Phát biểu của đại biểu Phạm Hồng Phong, vô hình trung, dẫn dắt suy nghĩ là ĐBQH nói theo báo chí, dư luận phản động, dễ dẫn tới tổn thương tư cách đại biểu”, ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nói.

Dư luận sau đó đi tìm tiểu sử của ông Phong nhanh như chớp.

Theo đó, ông Phong học và tốt nghiệp khoa Quản lý Kinh tế Nông Nghiệp tại Trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang trong khoảng thời gian từ 1982 – 1987.

Từ 1987-1997, ông kinh qua các cơ quan/vị trí: Sở Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Long Trị, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thể thao huyện Long Mỹ (Hậu Giang).

Tháng 7/1997, ông Phong đột ngột chuyển sang ngành toà án và trở thành Phó Chánh án TAND huyện Long Mỹ.

Sau đó, ông Phong thăng tiến, làm Phó Chánh án, Chánh án TAND tỉnh Hậu Giang. Năm 2018, Chánh án TAND Tối cao bổ nhiệm ông Phong làm Phó Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM.

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Ông Phạm Hồng Phong có học Luật không?

Chuyên môn của ông Phong được giới thiệu là Thạc sĩ Luật và Cử nhân Quản lý kinh tế Nông nghiệp.

Về bằng cử nhân Nông Nghiệp, câu hỏi đặt ra là: Trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang hiện là trường TRUNG CẤP. Vậy trước 1987 nó là trường gì? Có liên kết/được phép liên kết đào tạo hệ cử nhân với ĐH Nông lâm TP.HCM hay Đại học Cần Thơ hay không?

Về bằng Thạc sĩ Luật được giới thiệu, thì chắc chắn ông Phong phải có bằng Cử nhân Luật.

Trong thời gian công tác ở khu vực chính quyền, có lẽ ông Phong phải đi học Luật thì mới chuyển qua ngành tòa ngay được. Câu hỏi dư luận lại đặt ra: Ông Phong học Luật ở đâu? Trung cấp hay Cao đẳng, Đại học? Hệ Chuyên tu, Tại chức hay Chính quy tập trung?

Thiết nghĩ, nếu lý lịch trình độ/chuyên môn của Phó Chánh án Phạm Hồng Phong không thuộc diện MẬT, cá nhân ông Phong hay TAND cấp cao nên công khai, tránh dư luận không hay.

Riêng ý kiến dễ làm tổn thương ĐBQH của ông Phong tại nghị trường hôm 13/6, bị đánh giá là khá non kém, ẩu tả, thiện cận trong diễn đạt. Đó không phải phẩm chất nên có của một lãnh đạo tòa án, nhất là tòa cấp cao.

Nên, việc công khai trình độ/chuyên môn của ông Phó Chánh án Phạm Hồng Phong cũng cần thiết để chứng minh đó chỉ là một “tai nạn”.

Và thực tế, dù có học bất cứ hệ nào, chỉ cần có trình độ, có tâm với nghề, có trách nhiệm với công việc, ông Phong hay bất cứ ai cũng sẽ được xã hội chấp nhận, tôn trọng, hoặc tri ân.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Trong sách Ly Lâu Thượng,
    Mạnh Tử đã luận bàn
    Những dấu hiệu cho thấy
    Một chế độ sắp tàn.

    “Trên không có đạo lý,
    Dưới pháp luật bất minh.
    Vua chúa phạm luật nghĩa.
    Quan chức phạm luật hình”.

    Cứ theo đó mà xét,
    Thì Trung Quốc và ta
    Cái kết của chế độ
    Có vẻ cũng không xa. TBT

  2. Thế này đúng quy trình rồi, ta co chủ trương luân chuyển cán bộ, chỗ này làm không tốt hoặc ngon ăn, thì nhảy sang chỗ khác, có bằng, kiếm bằng, rất nhiều kênh cung cấp, mà dễ. Dân gốc công an, nhảy qua luật và ngược lại, búa xua… Nhiều người còn tiến thần tốc nữa là…
    Ý đồ tên này là muốn hiếp dâm công luận đó mà! Dù là cả một xe hồ sơ, người ta sẽ chỉ quan tâm những điểm bất hợp lý, và nếu phát hiện một số sai sót quan trọng, cũng phải rà soát lại để giải quyết ổn thỏa.

  3. Khi học và làm về nông nghiệp có lẽ ô Phong được ô dù gợi ý đi học về luật (tại chức), cứ tà tà vừa làm vừa điểm danh cho có là có bằng thật nhưng học giả! Đem bằng ấy ra để vào ngành luật rồi cứ thế đi lên, vận dụng bằng thật để kiếm tiền trên lưng dân nghèo, loại ấy làm gì có lương tâm, đạo đức, đầu óc rỗng tuếch thì làm gì ra hồn!

  4. Chuyên tu, tại chức và chính quy tập trung đều là bò, lừa và lợn. Loại này chỉ phá bà tham nhũng.

Leave a Reply to Choi Song Djong Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây