Giá thịt lợn không ở trên TV, nó ở trong não bộ

Hoàng Tư Giang

14-6-2020

Một ngày cuối năm 2013, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận được một câu hỏi của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: “Quy luật chính của kinh tế thị trường là gì?”. Ông Thiên, sau một hồi suy nghĩ, đáp ngắn gọn “cạnh tranh”.

Ông Tuyển cần làm rõ ý này vì đang chuẩn bị bản thảo “thông điệp đầu năm mới” của Thủ tướng. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận trước đó làm ông băn khoăn vì nhiều người nói quy luật đó là quy luật cung – cầu. Song, ông Tuyển có vẻ không thông: “Tôi nghĩ cung – cầu là quy luật của một nền sản xuất hàng hóa chứ không phải là kinh tế thị trường. Tôi vẫn nghĩ đó phải là quy luật lợi nhuận và cạnh tranh. Quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng phải là cạnh tranh”.

Bản thân câu chuyện trên cho thấy, giới nghiên cứu vẫn còn chưa thông tỏ với khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – mà mô hình kinh tế được Việt Nam theo đuổi kể từ sau Đổi mới. Ông Thiên thừa nhận: “Tôi chưa hề nghe định nghĩa cụ thể nào về khái niệm này từ bất kỳ ai bấy lâu nay”. Chuyên gia Lê Đăng Doanh bổ sung thêm: “Sau 30 năm đổi mới chúng ta vẫn nợ khái niệm này”.

***

Đây là một đoạn trong số những bài viết đã lâu nhưng còn nguyên giá trị, nhất là khi người dân đang quan tâm đến giá cả thịt lợn được giảm chỉ trên TV.

Giá cả thịt lợn phải do cung cầu quyết định thay vì lệnh miệng. GSO cho biết, trong năm ngoái tổng số lợn tiêu hủy gần 6 triệu con, tổng đàn lợn của cả nước tháng 12/2019 giảm 25,5% so với cùng thời điểm năm 2018. Tuy nhiên, một bài báo cuối năm ngoái trên PLO trích lời một doanh nhân nuôi lợn lớn nhất nước ước tính ½ số lợn đã bị chết. Rất tiếc là bài đã bị rút.

Song, Nhà nước mà ở đây là Bộ nông và Bộ môi có thể làm gì? Khi dịch mới xảy ra, có tình trạng lợn chết bị vứt đầy ra sông, làm lây lan dịch bệnh. Sao lúc đó không can thiệp?

Vai trò NN là khơi thông rào cản để người dân và doanh nghiệp không gặp khó khăn khi nuôi lợn. Trước đây có quy định nước thải từ chuồng lợn… phải uống được là quy định trên trời nhưng treo lơ lửng trên đầu người nuôi lợn. Gần đây là danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam, theo đó họ cho phép nông dân chỉ được nuôi lợn bằng các loại thực phẩm được nêu ra trong danh mục đó. Hiểu đơn giản là bèo không được dùng để nuôi lợn. Làm luật theo tư duy kế hoạch hóa tập trung “chọn cho thay vì chọn bỏ” đã cản trở người nuôi lợn đến thế nào. Đó là chưa nói đến những quy hoạch vùng nuôi lợn, tiếp cận đất đai,… đã cản trở bao nhiêu người muốn nuôi lợn.

Giá thịt lợn không thể giảm bằng mệnh lệnh hành chính nhưng có thể giảm được nhờ… não bộ. Cứ thay đổi cách quản lý, can thiệp là thị trường tươi tốt lên nay. Mà đó là mới chỉ đề cập đến lĩnh vực nuôi lợn thôi đã thấy quy luật cung cầu, quy luật giá trị ở ta còn xa vời đến thế nào, như ông Thiên, ông Tuyển từng trăn trở chứ chưa mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. VC cũng chẳng có cớ gì mà đòi cai trị đến muốn đời dất nước này. Nhất là có những người như trong bài đã đề cập.
    Nhân tiện bổ sung thêm vài em
    1- Bán trà đá lợi nhuận từ 5000 đến 10.000% mà chẳng đóng thuế lợi tức đồng nào
    2- Nhân dân đồng tình với việc tăng giá điện
    3- Tôi chán lắm rồi đánh gôn để giải khuây thôi
    4- Con cái lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phú của dân tộc.

    Còn một đống nữa DNQ nhớ không nổi và chỉ là nhớ nên không đúng nguyên văn nghe: “Tuy không nhớ nguyên văn nhưng bản chất cảu vụ án không thay đổi” nghe các bác!

Leave a Reply to Tui Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây