Tỉ phú Lê Văn Kiểm, “Hạt giống đỏ” ươm bằng máu của dân (Kỳ 1)

Phạm Vũ Hiệp

13-6-2020

Lê Văn Kiểm sinh năm 1945 ở Vỹ Dạ, thành phố Huế. Các mốc thời gian gắn với cuộc đời ông này:

Năm 1949, bố ông Kiểm là ông Lê Văn Lân theo Việt Minh tử trận. Mẹ Lê Văn Kiểm bế con ra chiến khu Ba Lòng, tại Dakrong, Quảng Trị sống cùng bộ đội Việt Minh.

Năm 1954, mẹ con họ theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Lê Văn Kiểm được cho vào học ở Trường học sinh miền Nam số 1 tại làng Chuông, Thanh Oai, Hà Đông, sau đó chuyển về Trường học sinh miền Nam tại Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Đông để ươm mầm “Hạt giống đỏ”.

Năm 1964, Lê Văn Kiểm học tại Đại học Thuỷ lợi, ngành cầu cống. Vì mẹ đi bước nữa và có tổ ấm riêng, nên sau khi tốt nghiệp vài năm, ông Kiểm lấy vợ là bà Trần Cẩm Nhung, sinh năm 1946, cũng là học sinh miền Nam. Bố bà Nhung là du kích Ba Tơ, Quảng Ngãi, đã hy sinh.

Năm 1972, giai đoạn cuối của cuộc nội chiến hai miền Nam – Bắc. Người Mỹ rút quân khỏi miền Nam, Việt Nam. Miền Bắc trong bối cảnh không còn nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Cộng sản Bắc Việt đã phải dốc toàn bộ sức lực của mình chi viện cho chiến trường. Tổng động viên, nhiều thanh niên, học sinh miền Bắc được thổi phồng lý tưởng, hướng dẫn viết “đơn tình nguyện” bằng máu để nhập ngũ. Lê Văn Kiểm cũng vào Nam trong thời gian đó.

Sau ngày 30/4/1975, Lê Văn Kiểm làm công chức một thời gian dài, đến giai đoạn đổi mới năm 1986 thì lợi dụng “chân trong chân ngoài”, vợ chồng ông Kiểm nhảy ra thành lập công ty tư nhân Huy Hoàng. Huy Hoàng kinh doanh may mặc, xây dựng, bất động sản. Chính quyền thành Hồ cũng ưu ái Lê Văn Kiểm, vốn là “cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam” nên cho Huy Hoàng thầu Nút giao thông Ngã Tư Hàng Xanh năm 1994.

Vợ chồng Lê Văn Kiểm, Trần Cẩm Nhung và hai con. Photo Courtesy

Giai đoạn 1986-1996, Huy Hoàng cùng với công ty Minh Phụng của đại gia Tăng Minh Phụng (sinh năm 1957), là hai công ty “làm mưa làm gió”, đình đám trong xuất nhập khẩu may mặc với các quốc gia Đông Âu và kinh doanh bất động sản ở thành Hồ. Công ty Huy Hoàng có 2000 công nhân; Cty Minh Phụng có hơn 10.000 công nhân.

Thương gia thì phải vay vốn ngân hàng bằng tài sản thế chấp. Nếu công ty Minh Phụng của Tăng Minh Phụng nợ ngân hàng cả ngàn tỷ, thì cùng thời điểm, số nợ từ Huy Hoàng của Lê Văn Kiểm cũng xấp xỉ 700 tỷ đồng.

Đầu tư thì cũng có rủi – ro, thành – bại. Cả Lê Văn Kiểm lẫn Tăng Minh Phụng đều tạm thời mất khả năng chi trả bằng tiền mặt cho Ngân hàng, do khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 1996-1997.

Hợp đồng vay vốn có thế chấp bằng bất động sản, kho tàng, nhà xưởng… được thẩm định. Thế nhưng, khi thị trường biến động, ngân hàng phủi trách nhiệm. Tăng Minh Phụng bị cấm xuất cảnh một thời gian, trước khi bị bắt giam ngày 24/2/1997.

Ông Lê Văn Kiểm và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh trên mạng
Ông Lê Văn Kiểm nhận hoa từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong một sự kiện năm 2017. Ảnh: VNF
Lê Văn Kiểm với Trần Đại Quang. Ảnh trên mạng

Vụ án Tăng Minh Phụng gây rúng động cả nước. Mặc dù Tăng Minh Phụng làm đơn kêu oan, một số “thầy dùi”, quan chức du côn, lẫn các “nhà báo lưu manh” hứa tìm cách cứu Tăng Minh Phụng, nhưng rốt cuộc chúng “xơi” tiền của gia đình ông ta rồi lặn mất tăm.

Công ty Huy Hoàng của Lê Văn Kiểm đứng trước bờ vực phá sản. Nợ ngập đầu, ngân hàng tư nhân mà ông Kiểm cổ đông sáng lập cũng vỡ nợ. Lê Văn Kiểm nhận ra rằng mình sẽ bị bắt, phải lãnh án chung thân hoặc tử hình, chung số phận với Tăng Minh Phụng.

Vốn trưởng thành trên đất Bắc và nhiều năm phục vụ trong guồng máy của Đảng, độ cáo già và ma mãnh của ông Lê Văn Kiểm phát huy hết công năng. Ông ta mò đến nhà những ông trùm gốc Huế như “Thái thượng hoàng” Lê Đức Anh và Tố Hữu để cầu cứu. Ông Kiểm được bày vẽ làm đơn, “xin khoanh nợ, giãn nợ 5 năm” để vực dậy kinh doanh và trả nợ ngân hàng và các tổ chức, cá nhân.

Số phận đã mĩm cười với Lê Văn Kiểm. Với lý lịch “hạt giống đỏ”, con liệt sĩ, bản thân tham gia quân đội, có công lao…, cùng với tác động của các “ông trùm”, đơn của ông Kiểm đến được Bộ Chính trị, lúc này Lê Khả Phiêu đã trở thành Tổng bí thư thay ông Đỗ Mười (từ tháng 12/1997). Ông Phiêu bàn với Thủ tướng Phan Văn Khải “tha” cho cựu quân nhân Lê Văn Kiểm.

Một văn bản của Bộ Chính trị đồng ý cho phép Huy Hoàng được giãn nợ, khoanh nợ và không “hình sự hóa” vụ việc.

Cũng trong thời điểm này, có sự đổ vỡ của hàng loạt quỹ tín dụng và các tổ chức tài chính, nhiều ngân hàng cũng diêu đứng, phải trông chờ sự cứu giúp của nhà nước. Một “hạt giống đỏ” khác cũng được nhà nước cứu để thoát hiểm như Lê Văn Kiểm, đó là Lê Kiên Thành con trai Lê Duẩn.

Thành có 10 năm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT (từ năm 1995 đến 2004) trong ngân hàng tư nhân cổ phần Techcombank. Techcombank được thành lập ngày 27/9/1993 và cũng gặp biến cố lao đao, giai đoạn khủng hoảng tài chính 1996-1997.

Đầu năm 2000, thị trường địa ốc đảo chiều, giá bất động sản tăng vọt. Đất nền ở quận 2, Sài Gòn lên đến 40-50 triệu đồng/m2. Lê Văn Kiểm và công ty Huy Hoàng hồi sinh, bán đất, dư trả nợ ngân hàng và các khoản vay tín dụng khác.

Ở trong tù, Tăng Minh Phụng khóc cạn nước mắt, khi nghe tin “hạt giống đỏ” Lê Văn Kiểm, cũng ngập nợ như ông, lại được cứu và ngồi rung đùi đếm tiền. Còn Tăng Minh Phụng bị tống giam, kê biên, thẩm định tài sản giá rẻ như bèo để quy tội danh, quyết bắt ông chết, không cho ông có cơ hội được giãn nợ và có thời gian để xoay xở, trong khi ông sở hữu một khối tài sản khổng lồ đang bị nhà nước kê biên. Khối tài sản của Tăng Minh Phụng, gần 4 triệu mét vuông đất đắt địa, nhà mặt tiền trung tâm các thành phố, cộng với kho tàng, tài sản cố định đang bị phong toả, thời điểm 2000-2002 giá trị thực tế lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Tăng Minh Phụng là “án điểm” để chết đúng quy trình cho một cơ chế kinh tế và pháp luật mập mờ đến điên rồ. Góp phần đưa Tăng Minh Phụng vào vòng lao lý, còn có một số quan chức ngành tố tụng thành Hồ, hệ thống báo chí quốc doanh và những cây bút vô cùng lưu manh.

Ngày 12/1/2000, bản án hình sự phúc thẩm số 05/HSPT của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM tuyên án tử hình Tăng Minh Phụng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN”.

Ngày 22/4/2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ra quyết định bác đơn ân xá của Tăng Minh Phụng. Khoảng 8 giờ sáng ngày 11/7/2003, tại trường bắn Long Bình, quận 9, thành Hồ, Hội đồng Thi hành án do thẩm phán Phạm Doãn Hiếu làm chủ tịch, đã nổ súng bắn chết Tăng Minh Phụng.

Khát vọng làm giàu kinh tế tư nhân trong “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã vĩnh viễn khép lại với họ Tăng ở tuổi 46.

Về phần Lê Văn Kiểm, lợi nhuận khổng lồ từ bất động sản, nhà đất lên giá, đã đưa “Tư bản đỏ” thế hệ đầu đời này lên đỉnh tiền tài và danh vọng.

Tăng Minh Phụng trả lời thẩm vấn trước tòa. Ảnh: PLTP

Lê Văn Kiểm thừa thắng, vươn “vòi bạch tuột” ra các tỉnh thành phụ cận. Ông Kiểm thành lập Sân Golf Long Thành năm 2001 tọa lạc tại khu tam giác kinh tế phía nam, thuộc ấp Tân Mai, xã Phước Tân, Tp. Biên Hoà. Sân có diện tích 100ha đồi cỏ, trong tổng diện tích 350 hecta và được bao bọc bởi các nhánh sông Đồng Nai, được các quan chức sở tại cướp của dân để “đi đêm” cùng Lê Văn Kiểm.

Với chiêu bài thu hồi đất cho nhà đầu tư làm dự án, đền bù với giá rẻ mạt, chính quyền Đồng Nai đã cướp cả ngàn hecta đất trồng lúa của dân lành “cúng” cho gia đình Lê Văn Kiểm. Oan khiên, khiếu kiện dai dẵng hàng chục năm.

Từ đây, “hạt giống đỏ” được ươm bằng máu của dân, trở thành tư bản thân hữu, vua biết mặt, chúa biết tên. Hàng tá huân chương, danh hiệu đeo đỏ rực trên ngực áo của vợ chồng Lê Văn Kiểm, thì cũng chừng ấy máu của dân lành đã tắm vào đó.

(Còn nữa)

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. CEO công ty làm xe giống Honda SH, giá bằng 1/3: “Không ai thích dùng đồ nhái và bị gọi là dùng hàng nhái”
    Hương Nguyễn | 15/06/2020
    https://soha.vn/ceo-cong-ty-lam-xe-giong-honda-sh-gia-bang-1-3-khong-ai-thich-dung-do-nhai-va-bi-goi-la-dung-hang-nhai-20200611201548574.htm

    CEO công ty làm xe giống Honda SH, giá bằng 1/3: “Không ai thích dùng đồ nhái và bị gọi là dùng hàng nhái”
    Ông Đoàn Linh cũng chia sẻ, Pega từng nội địa hóa đến 85% và rồi giá cao gấp 30 – 50% nhưng chất lượng thì quá tệ hư hỏng liên tục. Ông không chấp nhận chọn giá cao và chất lượng thấp chỉ để đạt % tỷ lệ nội địa hóa.

    THẬT RẤT TIẾC CHO Ông
    CEO NGƯỜI VIỆT công ty làm xe giống Honda SH, giá bằng 1/3: “Không ai thích dùng đồ nhái và bị gọi là dùng hàng nhái”

    VÌ TRƯỚC ĐÓ 10 hay 20 NĂM trước TOÀN DÂN VIỆT mua sắm HÀNG CHỤC TRIỆU xe nhái Honda LÀM Ở BÊN TÀU made in China để các công ty TRUNG C..UỐC tha hồ làm giàu CHƯA KỂ nông dân TÀU học tập kỹ thuật để từ các xưởng SẢN XUẤT xe máy nhái Honda BÁN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI nhất là cả Phi châu và Á châu trong đó có VIỆT NAM tiêu thụ mua sắm HÀNG CHỤC TRIỆU xe nhái Honda LÀM Ở BÊN TÀU made in China

    THẬT RẤT TIẾC CHO Ông
    CEO NGƯỜI VIỆT công ty làm xe giống Honda SH, giá bằng 1/3: “Không ai thích dùng đồ nhái và bị gọi là dùng hàng nhái”

    Ông Đoàn Linh, Chủ tịch Kiêm Tổng giám đốc của công ty xe điện PEGA viết trên Facebook cá nhân sau khi ra mắt xe điện PEGA-S.

    Ông Linh vẫn thường gọi PEGA-S của mình là “Siêu phẩm”, còn đối với người tiêu dùng, nhận diện về chiếc xe này là “ngoại hình khá giống Honda SH nhưng giá chỉ bằng 1/3”. Thực tế trước đây chiếc xe có tên eSH, sau đó đổi tên nhằm tránh những hiểu nhầm không đáng có.

    Trước sự quan tâm đối với chiếc xe này, ông Đoàn Linh đã có một vài chia sẻ.

    https://soha.vn/ceo-cong-ty-lam-xe-giong-honda-sh-gia-bang-1-3-khong-ai-thich-dung-do-nhai-va-bi-goi-la-dung-hang-nhai-20200611201548574.htm

    Ông Nguyễn Tử Quảng khoe máy thở BKAV
    Hoàng Linh | 15/06/2020 10:33

    https://soha.vn/ong-nguyen-tu-quang-khoe-may-tho-bkav-20200615103146511.htm

    Ông Nguyễn Tử Quảng khoe máy thở BKAV
    Ông Quảng tiết lộ, sản phẩm sẽ được sản xuất phi lợi nhuận cho mục đích chống dịch. Cùng đó, Bkav sẽ tổ chức sẽ một sự kiện quốc tế để các bác sỹ Việt Nam chia sẻ “bí kíp” điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nặng cho các nước trên thế giới.

    CẦU CHÚC Ông Nguyễn Tử Quảng NHÀ KỸ NGHỆ DOANH NHÂN DÂN TỘC thành công

    Ông Nguyễn Tử Quảng và Ông Đoàn Linh, Chủ tịch Kiêm Tổng giám đốc của công ty xe điện PEGA LÀ 2 NHÀ KỸ NGHỆ DOANH NHÂN DÂN TỘC có ích QUỐC lợi DÂN hơn thằng SIÊU VI VŨ HÁN Tỉ phú Lê Văn Kiểm, “Hạt giống đỏ” ươm bằng máu của dân

  2. ” đã sắp tàn”, muôn kiếp ta tan xương, mà nay chúng chưa tàn
    ” địt mẹ tòa”, cứ tiếp tục ” địt tòa” con cháu tòa sinh nở

  3. Hôm qua xử phúc thẩm
    Y án mười ba năm
    Với anh Nguyễn Văn Túc ,
    Một tù nhân lương tâm .

    Anh chấp nhận bản án ,
    Không van xin , kêu ca .
    Nghe nói chỉ nhếch mép
    Và chửi : Địt Mẹ Toà !

    Một câu chửi vĩ đại ,
    Ngay ở chốn công đường .
    Chửi bộ máy tư pháp
    Vớ vẩn và nhiễu nhương .

    Bộ máy tư pháp ấy
    Đáng chửi gấp nghìn lần .
    Chỉ giỏi nâng bi đảng ,
    Gây oan ức cho dân .

    Đừng nhắc đến công lý
    Với toà án nước ta …
    Tôi , bị xử oan trái ,
    Cũng nói : Địt Mẹ Toà ! TBT

  4. Trong sách Ly Lâu Thượng,
    Mạnh Tử đã luận bàn
    Những dấu hiệu cho thấy
    Một chế độ sắp tàn.

    “Trên không có đạo lý,
    Dưới pháp luật bất minh.
    Vua chúa phạm luật nghĩa.
    Quan chức phạm luật hình”.

    Cứ theo đó mà xét,
    Thì Trung Quốc và ta
    Cái kết của chế độ
    Có vẻ cũng không xa. TBT

Leave a Reply to Địt Mẹ Toà ! Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây