Bất thường: Thẩm phán chủ tọa phiên sơ thẩm có mặt tại buổi Hồ Duy Hải thực nghiệm điều tra

Nguyễn Đức

13-6-2020

Ảnh: internet

(Ngày thứ 36 sau phiên xử 17/17 y án)

Sáng 13/6, Luật sư Trần Hồng Phong (Bảo vệ quyền lợi cho Hồ Duy Hải) cho biết, đầu tuần tới (15/6), ông sẽ tiếp tục có đơn cung cấp tình tiết mới và kiến nghị kháng nghị tái thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Đơn này được luật sư Phong gửi tới Chủ tịch nước, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao, Chánh án TAND tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội và các đại biểu quốc hội quan tâm vụ án này.

Tôi xin nêu một chi tiết đáng chú ý:

LS Phong cho biết về tố tụng, trong bản ảnh thực nghiệm hiện trường do CQĐT chụp (ngày 20/8/2008) cho thấy một tình tiết bất ngờ, đó là thẩm phán Lê Quang Hùng – người sau đó là chủ tọa phiên tòa sơ thẩm, đã có mặt chứng kiến quá trình thực nghiệm điều tra.

Theo quy định tại Điều 42 và 46 BLTTHS 2003 (nay là Điều 49 và 53 BLTTHS 2015) thì: Người tiến hành tố tụng (thẩm phán) phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ đã tham gia với tư cách là người làm chứng trong vụ án đó; hoặc có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trongkhi làm nhiệm vụ.

Theo luật sư Phong, dù thẩm phán Hùng không chính thức tham gia vào quá trình thực nghiệm điều tra với tư cách là người làm chứng, tuy nhiên việc ông có mặt, chứng kiến Hồ Duy Hải thực nghiệm điều tra (là một thủ tục tố tụng thuộc giai đoạn điều tra và có ý nghĩa tương đương vai trò là người chứng kiến) rồi sau đó chính ông lại là chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm là không vô tư, khách quan.

Mặt khác, sự có mặt của thẩm phán Lê Quang Hùng khi vụ án vẫn đang trong giai đoạn điều tra, chưa có kết luận điều tra, chưa có cáo trạng nhưng đã có thẩm phán (là người của cơ quan xét xử) tham gia vào là điều bất thường và không bảo đảm sự độc lập.

Từ những tình tiết mới trên, luật sư Trần Hồng Phong đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao xem xét và ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với vụ án này theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Hôm qua xử phúc thẩm
    Y án mười ba năm
    Với anh Nguyễn Văn Túc ,
    Một tù nhân lương tâm .

    Anh chấp nhận bản án ,
    Không van xin , kêu ca .
    Nghe nói chỉ nhếch mép
    Và chửi : Địt Mẹ Toà !

    Một câu chửi vĩ đại ,
    Ngay ở chốn công đường .
    Chửi bộ máy tư pháp
    Vớ vẩn và nhiễu nhương .

    Bộ máy tư pháp ấy
    Đáng chửi gấp nghìn lần .
    Chỉ giỏi nâng bi đảng ,
    Gây oan ức cho dân .

    Đừng nhắc đến công lý
    Với toà án nước ta …
    Tôi , bị xử oan trái ,
    Cũng nói : Địt Mẹ Toà ! TBT

  2. Với tôi việc luật sư Võ Thành Quyết khuyên thân chủ thú nhận tội giết người để từ đó xin ân giảm miễn tội chết là điều bất thường và hoàn toàn không thông lệ quốc tế tiến bộ thế giới từ trước tới nay. Thứ nhất nếu Hồ Ngọc Hải có gây tội thật thì nếu LS Võ Thành Quyết thây không thể bảo vệ cho thoát tôi, thì nên rút lui không bào chữa, chứ LS Võ Thành Quyết đã từng là cựu lãnh đạo điều tra hình sự phải biết quá rõ với tội giết hại dã man 2 cô gái (giết dã man 1 cô gái đã không được tha) thì không 1 ai được tha hay kể cả miên tội tử hình! Còn khi khuyên thân chủ như vậy thì có khác gì PHẢN BỘI LẠI THÂN CHỦ ! Chúng ta thử hình dung luật sư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bị bắt ở Hồng Kông https://kiemsat.vn/luat-su-lo-do-bi-ke-chuyen-bao-chua-cho-ho-chu-tich-44677.html biết rõ ông Nguyễn Ái Quốc là cộng sản „gộc“, mà lại mật báo cho mật thám hay khuyên thân chủ ra trình báo – và không tìm mọi cách hợp pháp phù hợp để bảo vệ Nhà cách mạng trẻ Nguyễn Ái Quốc thì sự nghiệp cách mạng của Việt nam nay đang ở dâu?!

Leave a Reply to Địt Mẹ Toà ! Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây