Mức sống

Võ Xuân Sơn

10-6-2020

Hồi những năm chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc, chúng tôi luôn được nghe nói rằng, đồng bào miền Nam đang rất là đói khổ, rên xiết dưới ách đô hộ của Mỹ ngụy.

Trên thực tế, ngay sau 30/4/1975, nhiều người ở miền Bắc có bà con di cư vào Nam đã mang gạo và thức ăn vô để cứu đói cho bà con mình ở miền Nam. Nhưng vô tới nơi mới té ngửa. Thì ra dân miền Nam no đủ, và mức sống cao hơn miền Bắc khi ấy một trời một vực.

Nhưng sự chênh lệch ấy chỉ tồn tại được ít năm. Ít năm sau, với chính sách kinh tế XHCN, cả nước cùng thiếu đói. Ở miền Bắc, dù thiếu đói, nhưng cuộc sống vẫn khấm khá hơn so với những năm chiến tranh. Nhưng ở miền Nam thì sự suy sụp về kinh tế đã là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hàng trăm ngàn người vượt biên.

Nói cho đúng thì sự suy sụp về kinh tế chỉ là một phần của lí do mà hàng trăm ngàn người quyết định chấp nhận nguy hiểm, thậm chí là mất mạng, để ra đi tìm một chân trời khác. Lí do chính yếu có thể là những chính sách làm cho kinh tế kiệt quệ, sự phân biệt đối xử của “bên thắng cuộc”, và bất công xã hội càng ngày càng gia tăng.

Trong bối cảnh ấy, thì phát biểu “nếu cái cột đèn có chân nó cũng ra đi” của ông nào đó là điều dễ hiểu.

Ngày nay, lời tuyên truyền thời chiến tranh chống Mỹ có vẻ đã thành hiện thực: miền Bắc giàu có hơn miền Nam. Hầu hết bất động sản ở các khu “sang chảnh”, mắc tiền ở Sài gòn và các tỉnh miền Nam đều do người Bắc mua và sở hữu. Hệ thống giao thông công cộng của miền Bắc nhiều hơn hẳn miền Nam, giá bất động sản ở miền Bắc nói chung, ở Hà nội nói riêng cũng cao hơn so với miền Nam. Thậm chí, giá chạy một chân vào biên chế ở miền Bắc cũng cao hơn miền Nam nhiều.

Trong khi Sài gòn phải nộp 82% tiền làm ra cho trung ương (nhiều hơn rất nhiều so với Hà nội 65%, số tiền thực tế nhiều gấp đôi Hà nội), thì việc chi tiền cho các công trình ở miền Bắc lại dễ hơn miền Nam rất nhiều. Lấy ví dụ hệ thống đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông với Metro Bến Thành – Suối Tiên. Một bên là việc đội giá 300 triệu USD được coi là chuyện nhỏ, trong khi bên kia, dù có tiền cũng không được phép chi vì đội vốn mà chưa được ai đó duyệt. Sắp tới đây, việc nhà thầu đòi thêm 50 triệu USD để cho công trình Cát Linh – Hà Đông hoạt động cũng sẽ dễ dàng được thông qua.

Với điều kiện sống của người miền Nam hiện nay, thì họ nghĩ rằng cái cột điện bên Mỹ sẽ không chạy sang Việt nam làm gì. Nhưng biết đâu anh Bảy đúng, vì ở miền Bắc bây giờ mức sống cao hơn Mỹ thì sao?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Không biết tại sao dân chúng SG.lại bị đối xử thậm vô lý và bất công như một
    loại công dân hạng 2 mà vẫn nhịn nhục cho Hà Nội đè đầu cỡi cổ ?
    Đâu rồi cái thời dân miền Nam xuống đường hăm hở đến hung hăng cực đoan
    chống Ngụy độc tài ? Hoá ra là họ ngây thơ nên bị tay sai VC.giật dây ?
    Nói như BP/ĐVA.thì “Việt Nam,một dất nước bị qủy ám” !

  2. Trích: “Với điều kiện sống của người miền Nam hiện nay, thì họ nghĩ rằng cái cột điện bên Mỹ sẽ không chạy sang Việt nam làm gì. Nhưng biết đâu anh Bảy đúng, vì ở miền Bắc bây giờ mức sống cao hơn Mỹ thì sao?“.

    Người ta chọn (nếu có thể chọn) sống ở đâu, không chỉ đơn giản là mức sống “kinh tế”. Còn nhiều thứ khác lắm. Đặc biệt là sự tự do!

    • ..và vấn đề ô nhiễm, thực phẩm độc hại nhập từ tàu…
      Người việt ở hải ngoại bây giờ rất đắn đo khi quyết định trở về xây nhà và sống ở Vn, thứ nhất là vì thủ tục rườm rà, dễ bị trắng tay, kế đến là bỏ cái gì vào miệng cũng sợ độc. Bảy dzịt qzuay vì dốt nên nói bậy bạ, nó gởi con nó qua Mỹ nhưng nó quên mịa nó chuyện đó. Xuân Phúc – Xúc Phân.

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây