Xây tượng đài: Nguyện vọng của ai?

Ngô Anh Tuấn

6-6-2020

Cuộc đua chưa dứt

Cho tới thời điểm này chưa có một số liệu thống kê nào đủ tin cậy chứng minh số lượng tượng đài, phù điêu mà các địa phương trong cả nước đã xây dựng và số tiền ngân sách mà nhà nước phải bỏ ra để có được nó là bao nhiêu. Chỉ biết gần như chắc chắn rằng, hầu như không có tỉnh nào là không tạc phù điêu, tượng đài cả! Việc xây dựng tượng đài như một cuộc thi đua ngấm ngầm giữa các địa phương về mức độ hoành tráng và đi kèm là số tiền chi ra cũng hoành tráng không kém.

Mặc dù được cư dân mạng nhiều lần “bóc phốt” những sai phạm trong quá trình thực hiện các công trình này nhưng cuộc thi đua vẫn ngấm ngầm diễn ra với hình thức thể hiện tinh vi, khoa học hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tượng ông Hồ Chí Minh có mặt khắp nơi. Photo Courtesy

Tượng đài để làm gì?

Ghi công? Tưởng nhớ? Giáo dục và gì nữa?

Ghi nhận đóng góp cho đất nước của tiền nhân có nhiều cách, mà hay nhất, đi vào lòng nhất lâu nay các quốc gia vẫn sử dụng, đó là ghi chép vào lịch sử, thơ văn, dựng phim. Dựng tượng cũng là một trong một cách tái hiện lịch sử nhưng nó chiếm tỷ lệ nhỏ so với những cách khác vì nó gắn liền với việc sử dụng quỹ đất xung quanh nó. Nói cách khác, dựng tượng, dù đơn giản hay phức tạp thì việc này tốn kém hơn so với những cách khác và việc làm này không có nguồn thu để duy trì, bảo tồn.

Ở Việt Nam, việc dựng tượng luôn gắn liền với việc sử dụng một quỹ đất vô cùng lớn và giá trị của mỗi công trình đơn giản cũng lên tới hàng chục tỷ đồng. Không biết cái tượng vô tri kia khiến dân có tưởng nhớ nhiều hơn về nhân vật được dựng, có học thêm được gì từ người đó hay không nhưng số tiền mà người dân phải gánh chịu để làm cái tượng đó là không hề nhỏ.

Một số người nghĩ, mình có phải nộp thuế đâu nên người ta muốn làm gì thì mặc; họ đâu biết rằng người thân của họ có thể đang oằn mình gánh thuế và nếu như không làm cái tượng kia thì con cháu họ có cơ hội được học tại một ngôi trường khang trang, sạch sẽ hơn…

Phần lớn người dân không biết được mình được, mất những gì (hoặc không quan tâm/ không thèm quan tâm) nhưng các quan bác thì biết chắc rằng, khi dựng tượng, chắc chắn các cụ sẽ “có ăn”. Cát, đá, sỏi, xi măng dù cứng, khó nuốt nhưng các cụ đều xơi được tất!

Ý tưởng của ai, định hướng của ai?

Dân không biết gì hay không quan tâm gì nên họ không phải là người đưa ra ý tưởng, họ cũng không phải là người đưa ra yêu cầu và rõ ràng họ không có quyền đưa ra định hướng. Vài người lớn tuổi giơ tay trong hội trường tại các cuộc họp giơ tay đề xuất dựng tượng nếu không phải là người thân dấu mình của các quan chức đương nhiệm thì cũng là người đã được họ mua chuộc, thu phục để làm quân xanh, làm diễn viên cho kịch bản được lên sẵn, phục vụ cho mục tiêu của mình.

Ai biểu quyết, người quyết định thức chất là ai?

Các mục tiêu, kế hoạch quan trên thường không hỏi trực tiếp dân mà thông qua những người đại diện cho dân – đó là đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu quốc hội. Tiếc rằng, các vị đại diện cho dân đó chủ yếu lại là “người nhà” của các quan cả, đại diện cho dân chỉ là “chân phụ” của họ mà thôi. Do vậy, phục vụ cho dân sẽ ít hơn phục vụ cho các quan bác là lẽ thường tình.

Thế nên, về mặt pháp lý, người ta nói các quyết sách đưa ra phần lớn dân đồng tình không có gì là sai cả, vì rõ ràng những vị đại diện của dân đã thay mặt họ đồng tình với quyết sách đó rồi mà. Nếu tìm người để đổ lỗi trong việc này thì người đó chính là dân thôi. Dân nên tự trách mình ngu, đừng đổ lỗi cho ai cả! Dân ngu nên bầu cho một bọn ngu đại diện cho mình nhưng nó đi làm việc cho người khác và tè lên trên đầu mình…

Thế nên, tượng xây dựng nơi nơi, dân có đói khổ thì ra đó ngắm cho đời lên hương thôi… Ta hèn kém thì tự ta nhận cái xấu về cho mình không có gì là bất công mà đó là sự trả giá công bằng.

Làm gì?

Giải pháp thì nhiều lắm, nhưng cái hiệu quả nhất chắc chắn là: Cấm hoàn toàn việc bỏ tiền ngân sách nhà nước cho hành động vô bổ này! Tỉnh nào có doanh nghiệp/ cá nhân nào thiện nguyện xây dựng thì xem xét tính lịch sử, khoa học và thẩm mỹ (cấm luôn việc đổi đất đai, tài nguyên cho doanh nghiệp để lấy tượng…).

Không có lý do để các cụ xơ múi thì việc xây tượng sẽ tự khắc chấm dứt và câu cửa miệng “thể theo nguyện vọng, tình cảm chính đáng của nhân dân…” mà quan trên hay sử dụng sẽ mất dần theo thời gian. Các cao kiến các cụ cứ thi nhau góp ý, tôi chỉ có thấp kiến vậy.

Và, nếu một ngày đẹp trời nào đó, có một ai đó hỏi rằng ông có đồng tình với việc bỏ ngân sách ra xây tượng đài không, thì tôi sẽ nhẹ nhàng ghé tai mà rằng: “Đồng ý ccc ấy!”

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Nhờ ơn đảng, chính phủ,
    Nhờ ưu việt, thiên đường,
    Con em người lao động
    Được cắp sách tới trường.

    Các cháu biết ơn lắm.
    Biết ơn chế độ ta.
    Nhưng không tiền học phí,
    Các cháu phải ở nhà.

    *
    Chuyện riêng, không đẹp lắm,
    Giữa hoa hậu đại gia.
    Một hợp đồng nào đó
    Giữa tình và đô-la.

    Thế mà con dân Việt
    Háo hức như lên đồng.
    Không biết, không để ý
    Xã hội đầy bất công.

    Không biết, không thèm biết
    Những người như Ba Sàm
    Bị tù tội oan trái
    Vì tương lai Việt Nam.

    Đám đông thật đáng sợ,
    Vì đám đông quá ngu.
    Đám đông càng đáng sợ
    Khi giả điếc, giả mù.

    *
    Ăn nhậu và bia rượu
    Là quốc nạn xưa nay.
    Thế mà rồi nhà nước
    Đặt mục tiêu thế này:

    Khoảng hai mươi năm nữa
    Việt Nam sẽ đứng đầu
    Về sản xuất bia rượu.
    Nghiêm túc, không đùa đâu.

    Bia – gần sáu tỉ lít.
    Rượu – ít hơn, tiếc thay –
    Ba trăm năm mươi triệu.
    Cũng đủ uống cả ngày.

    Giừ thì tạm chấp nhận:
    Người tham gia giao thông
    Uống bia sẽ bị phạt
    Khoảng mười tám triệu đồng.

    *
    Tiền, nghìn nghìn tỉ tỉ
    Chui vào túi quan tham,
    Vứt vào các dự án
    Nổi tiếng khủng Việt Nam.

    Thế mà không làm nổi,
    Thậm chí chiếc cầu treo,
    Để mùa lũ, nước xiết
    Các cháu học sinh nghèo

    Phải hàng ngày đi học,
    Ôm can nhựa bơi sông.
    Chính quyền biết cảnh ấy,
    Hình như không mủi lòng.

    *
    Nhật Bản, về dân số,
    Gần gấp đôi nước ta.
    Không có phó thủ tướng.
    Thứ trưởng cũng thua xa.

    Cụ thể, mười tám bộ.
    Mười sáu bộ nước này
    Không hề có thứ trưởng.
    Việc vẫn chạy hàng ngày.

    Còn ta thì sao nhỉ?
    Ta đông như quân Nguyên
    Phó thủ tướng, thứ trưởng.
    Nhiều đến mức ngạc nhiên.

    Riêng phó chủ tịch tỉnh
    Hai trăm bốn hai người.
    Con số các thứ trưởng
    Hơn một trăm hai mươi.

    Vì “tâm tư” cấp dưới,
    Ta phong tướng ào ào.
    Còn đề bạt thứ trưởng
    Vì ai và vì sao?

    Không nói ai cũng biết
    Vì sao dân ta nghèo.
    Là vì bọn ăn bám
    Được “cơ cấu” quá nhiều. Thái Bá Tân

  2. “Dân ngu nên bầu cho một bọn ngu đại diện cho mình nhưng nó đi làm việc cho người khác và tè lên trên đầu mình…” TG có nhầm không? Bọn đại diện được dân bầu? Dân nào bầu? Không bầu cho chúng nó thì bầu ai??? Tôi thì gạch hết nhưng kết quả chúng vẫn đại diện cho tôi!!!

  3. Không thua kém Thanh Hóa,
    Người dân ở quê tôi,
    Cứ đến “mùa đóng góp”
    Cũng ngửa mặt kêu trời.

    Xã Nghi Thái, Nghi Lộc,
    Tỉnh cách mạng, Nghệ An,
    Mời các bạn khảo sát,
    Cho biết thôi, miễn bàn.

    1
    Nông dân Vương Đình Dũng,
    Thôn Thái Học – Anh này
    Bị tàn tật từ bé,
    Vợ chết mấy năm nay.

    Anh đang nuôi con nhỏ.
    Tàn tật, phải ngồi không.
    Sống bằng tiền trợ cấp
    Khoảng tám trăm nghìn đồng.

    Từ số tiền còm ấy
    Bố con anh đều đều
    Nộp phí cho lý trưởng.
    Thật tiếc, phí rất nhiều.

    Nhất là khoản đóng góp
    Xây dựng lại nông thôn.
    Ba trăm nghìn, chết lặng,
    Anh lại bóp mồm con.

    Sau đó là các khoản
    Tiền phụng dưỡng người già,
    Tiền để nuôi cán bộ,
    Nuôi đội hát, nuôi loa.

    Tiền cho quỹ khuyến học,
    Tiền kinh tế dân sinh.
    Tiền cho quỹ xã hội,
    Tiền dân phòng, an ninh…

    Gần hai chục loại phí
    Liên tiếp đổ lên đầu.
    Liên tiếp anh khất nợ,
    Năm này sang năm sau.

    2
    Ở thôn khác, Thái Cát,
    Cô mù Nguyễn Thị Hiền,
    Một mình nuôi con nhỏ,
    Thôn cũng không cho yên.

    Nên có hay không có.
    Thật mù hay không mù,
    Cô vẫn phải đóng đủ,
    Nếu không muốn ngồi tù.

    Lại xây dựng làng xóm,
    Lại khuyến học, môi trường,
    Lại tiền nuôi cán bộ,
    Lại tình nghĩa, tình thương…

    3
    Quay lại thôn Thái Học.
    Cụ bà Nguyễn Thị Lâm,
    Một mình, tám mươi tuổi.
    Thế mà cụ hàng năm

    Phải đóng một khoản phí
    Gọi là giúp người già,
    Cụ có kêu túng thiếu,
    Lý trưởng cũng không tha.

    Năm Hai Không Một Sáu,
    Bà cụ phải buộc lòng
    Đóng mười hai loại phí,
    Gần sáu trăm nghìn đồng.

    Riêng khoản đóng cho xã,
    Vì già yếu, được tha.
    Nhưng tiền xây thôn xóm,
    Ba trăm nghìn, nôn ra!

    *
    Nhưng thương tâm hơn cả
    Là ông Trần Văn Tình.
    Bốn người con còn nhỏ,
    Vợ ung thư, một mình

    Ông phải tự xuay xở.
    Cái gì cũng cần tiền.
    Mà tiền thì không có.
    Nhiều lúc tưởng phát điên.

    Thế mà rồi bất chợt
    Lý trưởng đến nhà ông
    Chìa cái giấy thuế phí
    Một phẩy năm triệu đồng.

    *
    Đại khái là như thế,
    Ở Nghệ An quê tôi.
    Nhà nào cũng cảnh ấy.
    Không ai thoát, mà rồi

    Muốn thoát cũng chẳng được.
    Vì đó là chủ trương.
    Chủ trương đổ thuế phí
    Lên đầu thằng dân thường.

    PS
    Đất nước đang đổi mới,
    Nhưng còn nhiều dân nghèo.
    Tiếc rằng chính nhà nước
    Càng làm dân thêm nghèo.

    Báo đảng viết đấy nhé,
    Không phải tôi điêu toa.
    Vinh quang và tốt đẹp
    Thời đại của chúng ta? Thái Bá Tân

  4. Một phụ nữ tàn tật,
    Ở Hiệp Hòa, Bắc Giang,
    Chết không giấy chứng tử,
    Không được mượn xe tang.

    Bà tàn tật từ bé,
    Không chồng con, gia đình.
    Còn nuôi hai em nhỏ
    Cũng tàn tật như mình.

    Thế mà rồi khi chết,
    Người phụ nữ đáng thương,
    Do nợ một triệu bảy,
    Không được chết bình thường.

    Một triệu bảy thuế phí –
    Tiền an ninh quốc phòng,
    Tiền đền ơn đáp nghĩa,
    Tiền làm mương, be đồng.

    Tiền ủng hộ khuyến học,
    Tiền văn nghệ, hội xuân,
    Tiền đồng bào bão lụt,
    Tiền thuế đất, vân vân.

    Chừng ấy khoản thuế phí
    Đè nặng lên vai bà,
    Một phụ nữ tàn tật,
    Ở Bắc Giang, Hiệp Hòa.

    Và bà đã ngã khuỵu
    Dưới gánh nặng nợ nần.
    Chết, không trả được nợ,
    Nên chính quyền của dân

    Không cho loa thông báo,
    Không cho mượn xe tang,
    Không cho khai chứng tử.
    Như xưa, phạt vạ làng. Thái Bá Tân

  5. Ở Thanh Hóa, một xã
    Năm trăm quan ăn lương,
    Nên dân phải đóng góp
    Cũng là chuyện bình thường.

    Khi “mùa đóng góp” đến,
    Dân hoảng sợ, lo âu.
    Tiền ăn vốn chẳng đủ.
    Tiền góp biết lo đâu?

    Nên dân phải xin khất,
    Phải nhăn nhó van nài.
    Thậm chí phải bỏ trốn,
    Nhưng quan bỏ ngoài tai.

    Và rồi quan cách mạng,
    Sống bằng tiền dân nuôi,
    Toàn đầu trâu mặt ngựa,
    Kéo đến, đông như ruồi.

    Chúng lấy đi tất cả
    Những gì có trong nhà.
    Cả chiếc giường gỗ cũ,
    Của thừa kế ông cha.

    Chúng không thèm để ý
    Cái khổ của đồng bào,
    Chỉ chăm chăm làm tốt
    Việc đảng của chúng giao.

    *
    Câu chuyện là như thế.
    Không thêm bớt, hôm nay
    Tôi chịu khó chép lại
    Để con cháu sau này

    Biết cái thời ta sống,
    Được gọi là vẻ quang.
    Một giai đoạn lịch sử
    Chói lọi và huy hoàng. Tân Thái Bá

  6. Chẳng cần dựng tương đài, lăng tẩm, các nhà Độc tài vẫn đi vào lịch sử!
    Cả dân tộc là nạn nhân, hàng triệu người bị giết, làm sao nhân dân quên được các lãnh tụ Độc tài?

    Nhìn tượng đài, lăng tẩm lãnh tụ Độc tài CSVN:
    – Bắt người ta nhớ lại QÚA KHỨ – đau khổ, chiến tranh, chết chóc!
    – Thấy HIỆN TẠI, cả dân tộc như đang sống trong cái nhà mồ!
    – Chẳng ai thấy có TƯƠNG LAI, chứ đừng nói đến… mơ ước có tương lai XHCN tốt đẹp!
    Đi chết đi, lũ lưu manh độc tài, bịp bợm CSVN!

Leave a Reply to Mỹ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây