Cựu Bộ trưởng James Mattis lên án Tổng thống Trump, mô tả ông là mối đe dọa Hiến pháp

Atlantic

Tác giả: 

Dịch giả: Trúc Lam

3-6-2020

James Mattis là đại tướng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, từng là Bộ trưởng Quốc phòng trong hai năm đầu nhiệm kỳ tổng thống của Trump, từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2019 thì ông từ chức. Ông là một vị tướng với nhiều kinh nghiệm trận mạc, đã từng chỉ huy các lực lượng trong cuộc chiến vùng Vịnh Ba Tư, cuộc chiến ở Afghanistan và cuộc chiến Iraq.

***

Trong một chỉ trích mạnh mẽ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng ủng hộ những người biểu tình và nói rằng tổng thống đang cố làm cho người Mỹ chống nhau.

James Mattis, vị tướng thủy quân lục chiến đáng kính, là người đã từ chức Bộ trưởng Quốc phòng hồi tháng 12 năm 2018 để phản đối chính sách về Syria của Donald Trump, kể từ đó, ông đã giữ im lặng về nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Nhưng bây giờ ông đã phá vỡ sự im lặng của mình, viết một bài viết mạnh mẽ, trong đó ông tố cáo tổng thống đã chia rẽ đất nước, và buộc tội ông ta ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ vi phạm quyền lập hiến của công dân Mỹ.

Ông Matt Mattis viết: “Tôi đã xem những sự kiện đang diễn ra tuần này với nỗi tức giận và kinh hoàng. Những từ ngữ Công lý bình đẳng theo pháp luật được khắc trước mặt của bức tường tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Đây chính xác là điều mà những người biểu tình đang đòi hỏi một cách đúng đắn. Đó là một đòi hỏi toàn vẹn và hợp nhất – một đòi hỏi mà tất cả chúng ta có thể hậu thuẫn. Chúng ta không để một số ít những kẻ vi phạm pháp luật làm phân tâm. Các cuộc biểu tình được xác định bởi hàng chục ngàn người có lương tri, những người luôn khẳng định rằng chúng ta sống theo đúng các giá trị của chúng ta – Các giá trị như là giá trị về con người và đất nước”. Ông viết tiếp: “Chúng ta phải từ chối những người ở trong văn phòng [người dịch: Tức tòa Bạch Ốc] những người đó phải chịu trách nhiệm, những người chế nhạo Hiến pháp của chúng ta”.

Trong lời tố cáo của mình, ông Mattis đã chỉ trích tổng thống vì đã khiến người Mỹ chống nhau.

Donald Donald Trump là tổng thống đầu tiên trong đời tôi, đã không cố gắng đoàn kết người dân Mỹ, thậm chí không thèm giả vờ thử đoàn kết. Ngược lại, ông ta cố gắng chia rẽ chúng ta. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của ba năm nỗ lực có chủ ý này. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của ba năm mà không có người lãnh đạo trưởng thành. Chúng ta có thể đoàn kết mà không cần ông ta, dựa trên những sức mạnh vốn có trong xã hội dân sự của chúng ta. Điều này sẽ không dễ dàng, như những ngày qua cho thấy, nhưng chúng ta nợ đồng bào của chúng ta; nợ các thế hệ trong quá khứ để bảo vệ lời hứa của chúng ta; và nợ trẻ em của chúng ta”.

Ông tiếp tục đối chiếu những đặc tính đoàn kết của người Mỹ với hệ tư tưởng Đức quốc xã. “Các chỉ thị của các bộ quân sự của chúng ta đưa ra cho các binh sĩ trước cuộc xâm lược Normandy đã nhắc nhở những người lính rằng: Khẩu hiệu của Đức quốc xã trong việc hủy diệt chúng ta‘chia để trị’. Câu trả lời của người Mỹ chúng ta‘Liên minh để có Sức mạnh. Chúng ta phải tập hợp sự đoàn kết đó để vượt qua cuộc khủng hoảng này – tự tin rằng chúng ta tốt hơn công việc chính trị của mình”.

Sự bất mãn của Mattis với Trump không có gì bí mật bên trong Lầu Năm góc. Nhưng sau khi từ chức, ông đã lập luận công khai – và để chỉ trích mạnh mẽ – rằng sẽ không phù hợp và phản tác dụng đối với một cựu tướng quân, và một cựu quan chức nội các, chỉ trích một tổng thống tại nhiệm. Ông nói, làm như vậy sẽ đe dọa bản chất phi chính trị của quân đội.

Khi tôi phỏng vấn ông ấy năm ngoái về chủ đề này, ông ấy nói: “Khi bạn rời khỏi một chính quyền về những khác biệt chính sách rõ ràng, bạn cần cho những người vẫn còn ở đó nhiều cơ hội có thể, để bảo vệ đất nước. Họ vẫn có trách nhiệm bảo vệ sự th nghiệm lớn này của chúng ta”. Ông ấy nói thêm, tuy nhiên: “Có một khoảng thời gian tôi nợ sự im lặng của mình. Nó không phải là vĩnh cửu. Nó sẽ không bao giờ là mãi mãi”.

Thời kỳ đó bây giờ chắc chắn đã qua. Mattis đã đi đến kết luận cuối tuần qua rằng, sự thử nghiệm (Người dịch: Ý ông Mattis muốn nói, để một người như Trump làm tổng thống, một người không hề có chút kinh nghiệm, lãnh đạo nước Mỹ, là sự thử nghiệm của dân Mỹ) của người Mỹ bị đe dọa trực tiếp bởi các hành động của tổng thống mà ông đã từng phục vụ. Trong tuyên bố của mình, Mattis nói rõ rằng, phản ứng của tổng thống đối với việc cảnh sát giết chết George Floyd và các cuộc biểu tình sau đó đã gây ra sự lên án công khai này.

Ông viết: “Khi tôi gia nhập quân đội khoảng 50 năm trước, tôi đã thề rằng sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp. Có nằm mơ tôi cũng không thấy chuyện những người lính đã thực hiện những lời thề đó sẽ bị ra lệnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vi phạm các quyền Hiến pháp của đồng bào mình, nói chi tới chuyện giúp chụp một bức ảnh kỳ quái cho tổng tư lệnh do dân bầu, với một dàn lãnh đạo quân đội đứng bên cạnh”.

Ông tiếp tục chỉ trích ngầm bộ trưởng quốc phòng hiện tại, Mark Esper và các quan chức cấp cao khác. “Chúng ta phải từ chối mọi ý nghĩ về các thành phố của chúng ta là một không gian chiến đấu mà quân đội mặc đồng phục của chúng ta được yêu cầu ‘chiếm lĩnh’. Ở trong nước, chúng ta chỉ nên sử dụng quân đội khi được các thống đốc tiểu bang yêu cầu trong những dịp rất hiếm. Quân sự hóa phản ứng của chúng ta, như chúng ta đã chứng kiến ​​ở Washington, D.C. thiết lập một cuộc xung đột một cuộc xung đột sai lầm giữa quân đội và xã hội dân sự. Nó làm xói mòn nền tảng đạo đức, bảo đảm sự tin tưởng giữa các nam, nữ quân nhân với xã hội mà họ tuyên thệ để bảo vệ, và chính họ là một phần của xã hội đó. Giữ trật tự công cộng thuộc về các lãnh đạo dân sự của tiểu bang lãnh đạo địa phương, những người hiểu rõ cộng đồng của họ nhất và chịu trách nhiệm với họ.

***

Dưới đây là bản của tuyên bố đầy đủ:

Liên minh để có sức mạnh

Tôi đã xem những sự kiện đang diễn ra tuần này với nỗi tức giận và kinh hoàng. Những từ ngữ ‘Công lý bình đẳng theo pháp luật’ được khắc trước mặt của bức tường tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Đây chính xác là điều mà những người biểu tình đang đòi hỏi một cách đúng đắn. Đó là một đòi hỏi toàn vẹn và hợp nhất – một đòi hỏi mà tất cả chúng ta có thể hậu thuẫn. Chúng ta không để một số ít những kẻ vi phạm pháp luật làm phân tâm. Các cuộc biểu tình được xác định bởi hàng chục ngàn người có lương tri, những người luôn khẳng định rằng, chúng ta sống theo đúng như các giá trị của chúng ta – Các giá trị như là giá trị về con người và đất nước.

Khi tôi gia nhập quân đội khoảng 50 năm trước, tôi đã thề sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp. Có nằm mơ tôi cũng không thấy chuyện những người lính đã thực hiện những lời thề đó sẽ bị ra lệnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vi phạm các quyền Hiến pháp của đồng bào mình, nói chi tới chuyện giúp chụp một bức ảnh kỳ quái cho tổng tư lệnh do dân bầu, với dàn lãnh đạo quân đội đứng bên cạnh.

Chúng ta phải từ chối mọi ý nghĩ về các thành phố của chúng ta là một ‘không gian chiến đấu’ mà quân đội mặc đồng phục của chúng ta được yêu cầu ‘chiếm lĩnh’. Ở trong nước, chúng ta chỉ nên sử dụng quân đội khi được các thống đốc tiểu bang yêu cầu trong những dịp rất hiếm. Quân sự hóa phản ứng của chúng ta, như chúng ta đã chứng kiến ​​ở Washington, D.C. là thiết lập một cuộc xung đột – một cuộc xung đột sai lầm – giữa quân đội với xã hội dân sự. Nó làm xói mòn nền tảng đạo đức, bảo đảm sự tin tưởng giữa các nam, nữ quân nhân với xã hội mà họ tuyên thệ để bảo vệ, và chính họ là một phần của xã hội đó. Giữ trật tự công cộng thuộc về các lãnh đạo dân sự của tiểu bang và lãnh đạo địa phương, những người hiểu rõ cộng đồng của họ nhất và chịu trách nhiệm với họ.

***

James Madison đã viết trên Federalist 14 rằng: “Nước Mỹ thống nhất với một số ít binh sĩ, hoặc không có một người lính nào, thể hiện một tư thế cấm đoán đối với tham vọng nước ngoài hơn là nước Mỹ chia rẽ, với hàng trăm ngàn cựu chiến binh sẵn sàng chiến đấu”. Chúng ta không cần phải quân sự hóa sự đáp trả của mình đối với các cuộc biểu tình. Chúng ta cần đoàn kết xung quanh một mục đích chung. Và nó bắt đầu bằng cách bảo đảm rằng, tất cả chúng ta đều bình đẳng trước pháp luật.

Các chỉ thị của các bộ quân sự của chúng ta đưa ra cho các binh sĩ trước cuộc xâm lược Normandy đã nhắc nhở những người lính rằng: Khẩu hiệu của Đức quốc xã trong việc hủy diệt chúng ta là ‘chia để trị’. Câu trả lời của người Mỹ chúng ta là ‘Liên minh để có Sức mạnh’. Chúng ta phải tập hợp sự đoàn kết đó để vượt qua cuộc khủng hoảng này – tự tin rằng chúng ta tốt hơn công việc chính trị của mình.

Donald Trump là tổng thống đầu tiên trong đời tôi, đã không cố gắng đoàn kết người dân Mỹ, thậm chí không thèm giả vờ thử đoàn kết. Ngược lại, ông ta cố gắng chia rẽ chúng ta. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của ba năm nỗ lực có chủ ý này. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của ba năm mà không có lãnh đạo trưởng thành. Chúng ta có thể đoàn kết mà không cần ông ta, dựa trên những sức mạnh vốn có trong xã hội dân sự của chúng ta. Điều này sẽ không dễ dàng, như những ngày qua cho thấy, nhưng chúng ta nợ đồng bào của chúng ta; nợ các thế hệ trong quá khứ để bảo vệ lời hứa của chúng ta; và nợ trẻ em của chúng ta.

Chúng ta có thể vượt qua giai đoạn này bằng cách cố gắng mạnh mẽ hơn, với nhận thức rõ mục đích đổi mới và tôn trọng lẫn nhau. Đại dịch đã cho chúng ta thấy rằng không chỉ có quân đội của chúng ta mới sẵn sàng hy sinh vì sự an toàn của cộng đồng. Người Mỹ trong bệnh viện, cửa hàng tạp hóa, bưu điện, và những nơi khác đã đặt mạng sống của họ lên trên để phục vụ đồng bào và đất nước của họ.

Chúng ta biết rằng chúng ta tốt hơn so với việc lạm dụng quyền hành pháp mà chúng ta đã chứng kiến ​​ở Quảng trường Lafayette. Chúng ta phải từ chối những người ở trong văn phòng [người dịch: Tòa Bạch Ốc] và những người đó phải chịu trách nhiệm, những người chế nhạo Hiến pháp của chúng ta. Đồng thời, chúng ta phải nhớ tới lời tuyên thệ của Tổng thống Lincoln về sự đoàn kết, và lắng nghe họ, khi chúng ta làm việc để đoàn kết.

Chỉ bằng cách áp dụng một hướng đi mới, điều đó có nghĩa là, trở lại con đường ban đầu, những lý tưởng của những người sáng lập đất nước, chúng ta sẽ trở thành một đất nước được ngưỡng mộ trở lại và được tôn trọng trong và ngoài nước.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn báo Tiếng Dân đã giúp khai sáng cho tôi. Kể từ khi đọc những bài trên báo TD về nước Mỹ, tôi đã không còn u mê nữa, đã hiểu rằng, chế độ dân chủ như Mỹ nếu người dân lơ là, nó có thể biến thành chế độ độc tài.

    Thử tưởng tượng người đứng đầu quân đội Mỹ nghe theo lệnh TT Trump, đưa quân đội đàn áp dân, thì Mỹ có khác gì các nước độc tài cộng sản? Mỹ là chế độ dân chủ, nhưng khi có 1 lãnh đạo độc tài nắm quyền, có thể biến chế độ này thành độc tài dễ như trở bàn tay.

    • Chế đô dân chủ tưởng vững chắc nhờ tam quyền phân lập,có đảng đối lập
      giữ vai trò canh chừng chính phủ,có báo chí là đệ tứ quyền mà hoá ra “độc
      tài dễ như trở bàn tay”? Qúa lạ ! Không biết có mấy nước dân chủ tiên tiến
      nào để xảy ra việc đó chưa mà kết luận dễ dãi như vãy được nhỉ ?
      Nếu “độc tài dễ như trở bàn tay” thì người dân những nước độc tài cần gì
      phải đấu tranh để xây dưng chê độ dân chủ cho… rách việc ???

  2. Cho tôi hỏi admin Baoriengdan tí xíu:
    – Tiêu chí :Khai dân trí xướng nhân quyền của báo là khai và xướng cho VN hay cho Mỹ vậy? Hay khai và xướng cho cả hai Việt-Mỹ luôn?

    • Báo Tiếng Dân đang làm công việc “khai dân trí” như tiêu chí đã đề ra. Đây là bài học quý giá cho người VN, chứ có người Mỹ nào vào đây đọc tiếng Việt được.

    • Những gì xảy ra trên thế giới trong chế độ văn minh, tiến tiến, dân chủ luôn là những bài học cần thiết cho người dân trong nước trong việc chuẩn bị cho thời hậu cộng sản. Chuyện đơn giản vậy thôi!

    • Tiếc cho Dân Nhà Quê, đọc mà không hiểu. Tiếng Dân đang khai sáng cho những người như tui, như ông đó, tui thì từ từ sáng ra, trong khi ông không sáng thêm được chút nào.

      • Vậy hả? Đúng nhà quê. Thôi được để xem tôi có sáng ra tí nào không nhà quê mà chậm lắm, có thể là không sáng nổi luôn. Mong ông thông cảm
        – Mà cũng ngộ quá, khai dân trí cứ chuyện Mỹ mà nói mới được hay sao? Đọc bài tôi thấy Mỹ nó cũng hay ho mẹ gì đâu! (nhiểu bài như vây nữa kìa). Tôi thích nói chuyện VN hơn.
        – Cám ơn tất cả mọi câu trả lời nghe!

Leave a Reply to Dân Nhà Quê Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây