Thái độ đồng lõa của người Mỹ gốc Á với vấn đề kỳ thị chủng tộc

Reformed Margins

Tác giả: Larry Lin

Dịch giả: Nhã Duy

28-5-2020

Tôi dọn đến sống ở Baltimore vào tháng 8/2013. Trước thời điểm đó, tôi khá thờ ơ với trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi châu. Tôi đã đọc Túp Lều của Chú Tom khi còn học ở trường và tôi còn nhớ rằng nó đã tạo ra một ấn tượng mạnh với tôi. Tôi cũng là một con mọt sách về lịch sử nên tôi đã đọc một ít về buôn bán nô lệ, về thời Tái thiết (Người dịch: Reconstruction Age thuộc giai đoạn nội chiến Hoa Kỳ) và Jim Crow (Người dịch: Thuật ngữ chỉ các luật phân biệt chủng tộc, áp chế lên người da đen tại các tiểu bang miền Nam, dựa theo tên một nhân vật hư cấu Jim Crow).

Nhưng tôi không nghĩ tôi đã từng có một cuộc trò chuyện thật sự nào về chủng tộc với một người da đen trước đây.

Vài tháng sau khi dọn đến Baltimore, vốn là một thành phố có đa số người da đen, tôi kết bạn với một anh chàng tên là Mani. Mani là một người Mỹ gốc Phi sinh ra và lớn lên tại Baltimore. Chúng tôi gặp nhau, nói chuyện về đức tin và âm nhạc. Lần đầu tiên tôi đến chỗ anh ta ở, tôi nhớ đã thấy ba thứ.

Thứ nhất là tấm ảnh của Martin Luther King, Jr. Thứ nhì là tấm ảnh của Malcolm X. Và thứ ba là túi kẹo Skittles cùng một lon nước ngọt trên bàn. Mỗi lần tôi ghé đến, tôi luôn thấy ba điều đó. Có lẽ cũng ghé lần thứ ba hay thứ tư gì đó, tôi mới hỏi Mani rằng tại sao luôn có gói kẹo trên bàn. Anh ta lập tức trả lời với giọng đầy xác quyết rằng, “đó là thứ mà Trayvon Martin đang cầm khi bị bắn“.

Khi tôi nghe điều đó, suy nghĩ đầu tiên của tôi là, “Trayvon Martin, cái tên nghe quen quen. Khi tôi về nhà, tôi cần tìm ngay cái tên đó”. Tất nhiên là tôi đã rất xấu hổ nếu nói mình không biết cái tên đó. Tôi không muốn Mani biết rằng tôi không biết. Nhưng ngay lúc đó và ở đó, tôi nhận ra rằng có một sự khác biệt lớn giữa trải nghiệm của tôi trong tư cách một người Mỹ gốc Á và Mani, một người Mỹ gốc Phi.

Nên trong vài năm sau đó, khi tôi càng biết nhiều hơn về Mani, tôi đã quyết định đọc thêm về người Mỹ đen tại Mỹ hôm nay như thế nào. Tôi tìm hiểu về hệ thống tư pháp hình sự, hệ thống nhà tù, bạo lực cảnh sát, sự tử vong nơi trẻ sơ sinh, khả năng vận động xã hội, phân bố của cải, tuyển sinh đại học… và dần nhận thức được những bất lợi mang tính cấu trúc đã liên tục đặt lên người Mỹ gốc Phi trên đất nước Mỹ. Thêm nữa, càng học thì tôi càng sốc khi biết rằng mình chẳng biết gì trước đây.

Đồng thời, tôi cũng theo dõi như cả thế giới đang theo dõi khi mạng sống của Eric Garner, Tamir Rice, Walter Scott, Freddie Gray, Philando Castile, Botham Jean, Atatiana Jefferson và Ahmaud Arbery bị tước đoạt.

Tuần này, một mạng sống khác đã bị lấy đi: George Floyd. Tôi đã xem video về vụ việc hôm thứ Ba, và một lần nữa tôi kinh hoàng khi chứng kiến cái chết khác của một người da đen. Nhưng với đoạn phim này, có một điều khác đã làm tôi xáo động.

Đó là trong khi viên cảnh sát da trắng đang dùng gối đè chặt cổ Floyd, thì một cảnh sát châu Á đã đứng im lặng và thậm chí nhiều lúc còn ngăn cản người phản đối can thiệp. Đối với tôi, đó là sự đại diện hoàn hảo cho sự đồng lõa của người Mỹ gốc Á trong phân biệt chủng tộc.

Tôi thừa nhận rằng có những người Mỹ gốc Á đã đấu tranh cùng những người láng giềng Mỹ gốc Phi, chống lại sự phân biệt chủng tộc trong suốt lịch sử. Tuy nhiên, họ chẳng bao nhiêu so với những người Mỹ gốc Á đã chọn cách thờ ơ tối đa hoặc đồng lõa một cách tồi tệ nhất trong nạn phân biệt chủng tộc.

Có nhiều lý do lịch sử và văn hóa phức tạp cho hiện trạng này của người Mỹ gốc Á mà nói hoài không dứt. Chúng ta có thể nói về thực tế rằng nhiều người châu Á coi trọng sự hòa hoãn và thua thiệt, thậm chí phải trả giá bằng sự chính trực và công bằng. Chúng ta có thể nói về một thực tế là nhiều người di dân châu Á đã đến từ các quốc gia có lãnh đạo độc tài, nơi mà những vận động chính trị có thể dẫn đến chuyện tù đày hoặc cái chết.

Nhưng có một sự thật là, thường thường thì người Mỹ gốc Á đã chọn đứng về phía sự phân biệt chủng tộc của người da trắng đối với nạn nhân da đen. Phần lớn cuộc đàm luận quốc gia về chủng tộc là tập trung vào mối quan hệ giữa người da trắng và người da đen. Kết quả là người châu Á thường được thấy là nằm giữa sự xáo trộn đó. Tuy nhiên, phần lớn người châu Á đều không muốn ở giữa.

Mặc dù chúng ta cũng đã bị trải qua một lịch sử lâu dài bị kỳ thị chủng tộc dưới tay của những người hàng xóm da trắng, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn xem chuyện đồng hóa vào văn hóa da trắng là con đường để thực hiện giấc mơ Mỹ. Và vì vậy chúng ta làm việc, học hành chăm chỉ, chúng ta không dám đụng chạm ai. Chúng ta tiếp tục sống theo tình trạng của khuôn mẫu thiểu số, mà phần lớn có được là nhờ sự trả giá của người Mỹ gốc Phi.

Người Mỹ gốc Á chúng ta có thể không nói ra nhưng nhiều người đã nhập tâm sự kỳ thị. Chúng ta tin rằng cách để thành công là làm việc chăm chỉ và chúng ta hãnh diện vì đã làm được điều đó. Chúng ta đến đất nước này tay trắng, nói tiếng nước mình, làm việc chăm chỉ, dành dụm tiền của rồi đạt được giấc mơ Mỹ. Và vì thế, khi chúng ta nhìn qua tình trạng của người Mỹ gốc Phi thì chúng ta cho rằng họ không siêng năng như chúng ta để kết luận rằng, chỉ có họ mới đáng trách.

Đáng tiếc là, cách nghĩ này đã khiến người Mỹ gốc Á rơi vào tình trạng bất hòa về chính trị xã hội với người Mỹ gốc Phi. Sự phân chia này là rõ ràng nhất trong các cuộc tranh luận về chính sách ưu đãi người thiểu số (affirmation action), điều đã trở thành vấn đề chính trị xác quyết với nhiều người Mỹ gốc Á. Tại nhiều trường đại học, sinh viên gốc Á chiếm quá đông trong khi người Mỹ gốc Phi lại ít, vì vậy chính sách này lại chống lại người Mỹ gốc Á nhưng có lợi với người Mỹ gốc Phi.

Sự chia rẽ chính trị này được thấy rõ qua các sự kiện như vụ bạo động ở Los Angeles, mà phần lớn những kẻ bạo loạn là người Mỹ gốc Phi đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các cửa tiệm của người Mỹ gốc Á, và vụ bắn chết Akai Gurley do một cảnh sát người Mỹ gốc Á đã vô tình nổ súng và giết chết một người Mỹ gốc Phi.

Tuy nhiên, cách nghĩ vậy là một bức tranh rất không đầy đủ. Điều mà nhiều người Mỹ gốc Á không nhận ra là sự thành công của chúng ta chủ yếu được xây dựng trên lưng của chính người Mỹ gốc Phi. Xét cho cùng, nếu chế độ nô lệ của người Mỹ gốc Phi không tồn tại, Hoa Kỳ có thể không phải là một quốc gia được mong muốn để di dân đến. Chính nhờ sự nô lệ của người Mỹ gốc Phi mà người Mỹ đã xây dựng được sự thịnh vượng ngay từ đầu. Thêm vào đó, nếu không phải nhiều thế hệ người Mỹ gốc Phi đã tranh đấu cho quyền lợi của họ trước khi hầu hết chúng ta đến đây, thì có thể người Mỹ gốc Á cũng sẽ không dễ dàng được chấp nhận tại xứ này. Cách nào thì người Mỹ gốc Phi cũng đã lót đường cho các sắc dân thiểu số khác đến Mỹ.

Sự thật là người Mỹ gốc Á của chúng ta đã vô tình gặt hái thành công từ những đau khổ của những người Mỹ gốc Phi. Điều tối thiểu mà chúng ta có thể làm là sát cánh cùng họ khi họ vẫn còn tiếp tục chịu đựng.

Có lẽ một số người trong chúng ta, giống như con người của tôi trước kia, sẵn sàng thú nhận rằng chúng ta không hiểu biết hoặc không được học về trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi, nhưng điều đó không biến chúng ta thành đồng lõa với nạn phân biệt chủng tộc. Chúng ta có thể nói, chúng ta chẳng thật sự sát hại ai. Tuy nhiên, đôi khi chính sự thụ động của những người ngoài cuộc đã kéo dài nạn phân biệt chủng tộc xã hội.

Martin Luther King, Jr. đã từng viết trong Tâm thư từ Ngục tù Birmingham: “Tôi phải thú nhận rằng, tôi đã thất vọng nặng nề với những người da trắng ôn hòa trong vài năm qua. Tôi hầu như đạt đến kết luận đáng tiếc rằng, sự ngăn chận to lớn trong cuộc tranh đấu tự do của người da đen không phải là nghị viên công dân da trắng hay một kẻ Ku Klux Klan, mà là người da trắng ôn hòa, người hết lòng với ‘trật tự’ hơn là công lý, người thích một nền hòa bình tiêu cực không có bóng dáng sự căng thẳng để đạt đến một nền hòa bình tích cực hiện diện trong công lý, người liên tục nói ‘tôi đồng ý với bạn trong mục tiêu nhưng tôi không thể đồng ý với những phương pháp hành động trực tiếp của bạn’, người tin rằng anh ta có thể đặt thời gian biểu cho sự tự do của người khác một cách gia trưởng; người sống trong một khái niệm thời gian huyền hoặc và không ngừng khuyên người da đen chờ đợi đến dịp thuận tiện hơn. Sự hiểu biết nông cạn từ những người có thiện chí sẽ khó chịu hơn là sự hiểu lầm tuyệt đối ở những kẻ có tâm địa xấu. Chấp nhận sự thờ ơ gây bối rối hơn nhiều so với sự chối bỏ thẳng thừng“.

Ở đây, Mục sư King mô tả về người đàn ông da trắng ôn hòa trong thời của mình, những người hiểu biết nông cạn, rất tận tâm với trật tự hơn là công lý và thích sự hòa bình tiêu cực hơn so với sự hiện diện của công lý. Một mô tả thật thích hợp với rất nhiều người Mỹ gốc Á ngày nay.

Một tình cảm tương tự được thể hiện trong Phúc âm Gia-cơ 2: 1-7 rằng, “Hỡi anh chị em yêu dấu là tín hữu của Chúa Cứu Thế Giê-xu vinh hiển, đừng thiên vị người nào. Giả sử có một người mặc áo quần sang trọng, đeo nhẫn vàng bước vào lúc đang thờ phụng, đồng thời cũng có một người nghèo mặc áo quần rách rưới, dơ bẩn cũng bước vào. Anh chị em niềm nở nói với người mặc áo quần sang trọng, ‘Mời ông ngồi chỗ tốt nầy’. Rồi bảo người nghèo: ‘Đứng đàng kia’, hoặc ‘Ngồi dưới đất nơi chân ta’. Vậy nghĩa là sao? Anh chị em đã thiên vị, do ác tưởng trong lòng, trọng người nầy khinh người kia. Anh chị em yêu dấu, hãy nghe đây! Thượng Đế đã chọn những người nghèo trên thế gian để họ giàu có trong đức tin và nhận được Nước Trời mà Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài. Nhưng anh chị em xem thường người nghèo. Chính kẻ giàu là những người muốn cai quản cuộc đời anh chị em, lôi anh chị em ra tòa. Họ cũng là những người báng bổ đến danh Chúa Giê-xu là Đấng chủ tể của anh chị em“.

Chúng ta có thể nói: “Chúng tôi đâu tham gia làm hại người nghèo nào“, nhưng há không phải sự thiên vị của chúng ta với người giàu đã duy trì sự bất bình đẳng giữa người giàu kẻ nghèo? Tôi tin rằng nguyên tắc tương tự có thể được áp dụng cho vấn đề chủng tộc. Nhiều người Mỹ gốc Á đã thể hiện phần nào đó bằng cách tôn vinh những người da trắng trong khi coi khinh những người da đen. Không phải sự thiên vị của chúng ta dành cho những người da trắng đã duy trì sự bất bình đẳng giữa người da trắng và người da đen hay sao?

Thú thật rằng, tôi, giống viên cảnh sát gốc Á tại hiện trường cái chết của George Floyd, là một phần của vấn đề. Trong phần lớn cuộc đời mình, tôi đã đồng lõa với nạn phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Phi và tôi hoàn toàn không biết gì về sự phân biệt chủng tộc đó. Tôi hướng về trật tự hơn là công lý. Tôi tìm cách tôn vinh quyền lực, không nhận ra rằng làm như vậy là coi khinh của những người yếu thế.

Nhưng đó không phải cách trong kinh thánh. Thánh Gia-cơ viết, “không phải đó là những kẻ giàu có áp bức và lôi anh chị em ra tòa sao?” mà tôi cũng xin thêm rằng, “không phải những kẻ kỳ thị với người Mỹ gốc Phi cũng kỳ thị cả với người Mỹ gốc Á sao?“.

Tôi không muốn u mê nữa. Tôi không muốn im lặng nữa. Tôi không muốn đồng lõa nữa. Các bạn người Mỹ gốc Á, hãy dừng chuyện bảo vệ nạn kỳ thị trong văn hóa của chúng ta. Hãy cùng đứng lên đoàn kết với những người bạn Mỹ gốc Phi.

____

Tác giả là Mục sư Larry Lin. Ông sinh ra và lớn lên tại San Jose, California hiện phụng vụ tại nhà thờ Village Church Hampden tại Baltimore, Maryland. Ông tốt nghiệp đại học Cornell và Southern Baptist Theological Seminary. Ông là chồng của Van-Kim và cha của hai con, một gái một trai. Ông yêu thích viết nhạc, bóng rổ, đàm luận về văn hóa, chính trị và cộng tác với tạp chí Reformed Margins.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Công tâm mà nói,sự kỳ thị chủng tộc không phải là vấn đề mới xảy ra ở Mỹ
    nhưng rõ ràng là tác giả lạm dụng sự việc đáng tiếc này để đổ thừa cho lão
    Trump (chắc là người khác có quyền đổ thừa nhưng lão Tr.thì không thể ?).
    Đây là điều chỉ có dưới chế độ CS.khi họ muốn lên án hay đổ tội cho chế độ
    Tư Bản trong cách tuyên truyền đánh bóng chế độ của họ.
    Tất nhiên,mộng ước của ông mục sư này là 4 đứa con bé nhỏ của ông một
    ngày nào trên nước Mỹ không bị phán xét vì màu da của chúng mà bằng
    chức năng (phẩm cách) của chúng.Ước vọng này có thành hiện thực hay
    không chẳng phải là lỗi hay trách nhiệm của lão Trump để trút vào nhưng
    ông mục sư này đã cố ý đổ thừa cho TT.đương kim.Thế thì thử hỏi có ông
    TT.tiền nhiệm nào đã bị “hỏi tội” như thế trước đây không ?

  2. Biểu tình Bất bạo động trên cây cầu BURNSIDE tại Thành phố Portland không thẹn với biệt danh “City of Roses” – Thành phố Hoa hồng.
    *****************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=pH_GzcdbSzQ

    Cả cây cầu Burnside tắc nghẽn vì người biểu tình
    nằm sấp trên mặt sàn, đưa tay ra sau lưng… mô phỏng
    tư thế của nạn nhân bị cảnh sát ghì cổ đến chết Đám
    đông tập trung trên cây cầu BURNSIDE tại Thành phố
    Portland không thẹn với biệt danh “City of Roses” hay
    Thành phố Hoa hồng.
    Đây là cách những người biểu tình ở Portland, Oregon,
    Mỹ tưởng nhớ đến George Floyd, người đã bị cảnh sát
    ghì cổ cho đến chết hồi cuối tháng 5.

    Cầu Burnside phố Portland bang Oregon
    Tràn người biểu tình nằm sấp xuống sàn
    Đưa hai tay sau lưng mô phỏng tư thế
    Tưởng niện nạn nhân Floyd vừa chết uổng oan
    Nước Mỹ trong vòng xoáy biểu tình bạo động
    Nhưng Thành phố Hoa Hồng đầy Tình yêu chứa chan

    https://www.youtube.com/watch?v=aWJOdvWrcNs
    Protesters lay across Portland’s Burnside Bridge for
    nine minutes in memory of George Floyd – Người biểu tình
    nằm trên cầu Burnside của Portland trong chín phút để
    tưởng nhớ George Floyd

    Không cướp bóc hôi của không giết chóc
    Không đốt phá đây là biểu tình ôn hòa bình an
    Chỉ sợ làn sóng thứ hai siêu vi Vũ Hán
    Vì người biểu tình đã không đeo trang
    Chỉ vì một nạn nhân chết do cảnh sát can thiệp
    Cả Nước Mỹ đồng tình xuống đường lan tràn
    Dân tộc Hoa Kỳ vẫn Vĩ đại giữa Cuộc Dâu bể
    Mẹ Mìn mệ ‘Nấm độc’ mở mắt khép mồm lưỡi rắn Hổ mang
    Hổ lửa chắc do bọn Tình báo Hoa Nam mua chuộc
    Hãy nhìn HỒ DUY HẢI chết thế cho ‘con cháu các cụ’ bao hàm oan !
    Cả nước Vệ từ quan bé đến quan nhớn vô cảm
    Dân tình vẫn như đàn cừu trắng vô tình vô tâm bầy đàn !
    Tủi buồn cho Nhân tính của Dân Việt đã và đang phá sản
    Từ ngày kụ Hồ Chí Meo Chí Phèo lôi về siêu văn hóa Diên An
    Vốn quý từ Cắt mạng Vô văn hóa Mao Xếnh Xáng
    Cải cách Ruộng đất rồi Nhân văn Giai phẩm tàn phá Việt Nam

    TỶ LƯƠNG DÂN

  3. Kỳ thị mầu da là lỗi của thượng đế, tại sao ngài không làm ra nhân loại chỉ có cùng 1 màu da ?

  4. Người viết và người dịch chỉ là hai tên đạo đức giả, hay tay sai của Tàu Cộng. Người viết hãy chửi vào mặt Tập Cận Bình và đảng công sản Trung Quốc khi chúng kỳ thị bạc đãi người da đen phi châu trong dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Người dịch thì hãy nói với Đảng CSVN ngưng sự cướp đoạt cưỡng chiếm người dân nô lệ Trung Cộng. Cả hai anh đếch hiểu gì về “kỳ thị” cả. Hãy nghe lời phát biểu của T.S Mục Sư Martin Luther King, Jr. ” “I have a dream that my four little children will one day live in a nation where they will not be judged by the color of their skin but by the content of their character.” (Tôi có ước mơ rằng 4 đưa con bé nhỏ của tôi sống một ngày nào đó trên đất nước này sẽ không bị phán xét vì màu da của chúng mà bằng chức năng của chúng). Trau dồi khả năng trí tuệ và hành động tốt trong xã hội sẽ được tôn vinh tại xứ sở này.

    • 1. Thoá mạ dịch giả là “đạo đức giả và tai sai Tàu cộng” “Người dịch thì hãy nói với Đảng CSVN ngưng sự cướp đoạt cưỡng chiếm người dân nô lệ Trung Cộng” Hai nhận xét này là vượt qua mối quan hệ bình thường của một độc giả với dịch giả. Người dịch là người cầm bút để dịch, không có khà năng và nghi lực để làm chuyện kêu gọi to tát này. Đặt hy vọng này cho dịch giả là sai lầm Là độc giả của một bản dịch, chúng ta hy vọng dịch giả sẽ làm tròn nhiệm vụ, có nghĩa là, cung cấp một bản dịch trung thực như tác giả trình bày trong nguyên tác, không hơn và không kém.

      2 “I have a dream that my four little children will one day live in a nation where they will not be judged by the color of their skin but by the content of their character.” (Tôi có ước mơ rằng 4 đưa con bé nhỏ của tôi sống một ngày nào đó trên đất nước này sẽ không bị phán xét vì màu da của chúng mà bằng chức năng của chúng)”. .”bằng chức năng của chúng không thể nói lên được “the content of their character” , có vấn đề về dịch thuật cần xem lại.

      3. Học tập thái độ lễ độ cho nhau trong diễn đàn còn là một vấn đề chung cho chúng ta, dù là tác giả, dịch giả hay độc giả

      Trân trọng.

      • Đã không muốn quay lại diễn đàn này, nhưng vì một người bạn nhắn tin “một độc giả phê bình ông ” nên quay lại để cũng tử tế trả lời vì thói quen không tranh cãi giữa độc giả với độc giả. Tuy nhiên vì ông Grafenberg Nguyễn dạy dỗ xem ra nhẹ, nhưng lại dùng chữ “thoá mạ” cho một nhân định khách quan có dẫn chứng. Ông Nguyễn bênh vực tác giả và dịch giả là quyền của ông nhưng hãy đọc tiêu đề : “Thái độ đồng lõa của người Mỹ gốc Á với vấn đề kỳ thị chủng tộc”
        1- Ai cho phép tác giả, một mục sư buộc tội tôi (một người Mỹ gốc Á ) đồng lõa với kỳ thị chủng tộc. Thế có phải là “thóa mạ” tôi không ? Vậy cho nên tôi trả chữ thóa mạ lại cho ông.
        2- Ông Nguyễn phê bình dịch không chuẩn “contains of their characters” mà ông không dịch hộ. Tôi chỉ nghĩ được “chức năng con người” là hết ý hay ông muốn thich diễn nôm “bao gồm tính cách, hành động, phẩm chất, đặc tínhv.v. và v.v cho hết ý ?
        3- Tôi vẫn quan niệm “dĩ văn tải đạo”, nhưng rất ghét những khuất tất của người ra vẻ lễ độ nhưng lưu manh theo kiểu: “Miệng niệm Nam Mô bụng bồ giao găm.
        Ông chỉ là đọc giả như tôi, nên trả lời ông chứ không tranh luận, ngoại trừ ông là Nhã Duy thì tôi đã có nhận định về ông trong một bài trước đây rồi.

  5. Co bao gio nguoi my da den tu hoi minh rang tai sao da hon 200 nam roi ma van con ky thi. Hay nhin nhung khu dan cu da den, nhau nhet,ma tuy,trom cap,giet nguoi. nhung khu da den do day rac ruoi nguy hiem den canh sat cung khong muon vao,ho chi vao khi phai thi hanh nhiem vu. trong vu nay cs da sai nhung da co luat phap, bon dau co chinh tri bon da den cuc ta? nhan co hoi nay de cuop cua gay roi loan . Tien trach ky? hau trach nhan. Khi nhieu nguoi xa lanh va khong thich toi thi toi biet minh da lam nhung dieu sai. hay nhin thang vao su that ,ky thi co tat ca tren the gioi. hay nhin tam bang cam nguoi da den o ben tau co ai len tieng khong. Minh co nhu the nao nguoi ta moi ky thi.

Leave a Reply to Bac Tom Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây