Tổng thống Trump đòi hỏi phải có chính sách thô bạo, trái ngược với luật pháp và trật tự

Washington Post

Ban Biên tập WP

Dịch giả: Bùi Như Mai

1-6-2020

Vài giờ sau khi Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức hồi năm 2017, tòa Bạch Ốc đưa ra tuyên bố hứa hẹn sẽ lật ngược một điều được gọi là “tình trạng chống cảnh sát nguy hiểm ở Mỹ”. Đây là lời hứa nhất quán với cái gọi là quan điểm trong tranh cử của Trump, gồm có: Tán thành việc thực thi án tử hình cho những người giết cảnh sát; bảo vệ cảnh sát bị cáo buộc có hành vi sai trái trong vụ xả súng có liên quan tới cảnh sát; ủng hộ chính sách “tiền trảm hậu tấu”.

(Người dịch: “Stop-and-frisk” là chính sách mang tính kỳ thị, chính sách này cho phép nhân viên công lực có quyền bắt giữ hoặc chận bất cứ người nào đi trên đường để tra khảo và tìm xem họ có đem vũ khí hay không. Khoảng 90% người bị tra khảo là người Mỹ đen hoặc dân châu Mỹ La tinh như người Mễ Tây Cơ, 70% trong số này được kết luận là thường dân vô tội).

Nhiều sở cảnh sát và các nhân viên cảnh sát đã hoan hô chuyện này, trong đó có người đứng đầu nghiệp đoàn cảnh sát của thành phố Minneapolis, Trung úy Bob Kroll, ông ta đã xuất hiện cùng với Trump tại một cuộc mít tinh lớn của Trump vào mùa thu năm ngoái, ông Kroll ca ngợi tổng thống là “người đã còng tay bọn tội phạm thay cho cảnh sát chúng tôi”.

Tuy ông Kroll không đại diện cho tất cả cảnh sát, nhưng mấy ngày qua ông đã cảnh báo mọi người không nên vội vàng phán xét viên cảnh sát đã đè cổ George Floyd hơn tám phút, [dẫn đến cái chết của anh]. Nhưng ông đã lên tiếng cho một số lượng đáng kể các cảnh sát viên phẫn nộ với những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama khi Obama thúc đẩy 18.000 sở cảnh sát quốc gia tiến hành chương trình cải cách, mà nếu thành công thì có thể cải thiện mối quan hệ giữa cảnh sát và người dân được tốt đẹp hơn để phục vụ cộng đồng — và rằng người dân cần cảm thấy an toàn.

Những cải cách thời Obama đã bị chính quyền Trump lật ngược một cách có hệ thống, và đã có dấu hiệu cho thấy rằng chính quyền Trump sẽ không quan tâm nhiều nếu cảnh sát có hành động quá mức, và vượt khỏi giới hạn. Hôm nay thứ Hai, khi Trump yêu cầu các thống đốc phải “chế ngự” những người biểu tình và những kẻ gây rối loạn, điều đó phù hợp với chiến thuật “thô bạo” mà ông hằng ca tụng và khuyến cáo rằng cảnh sát không nên tỏ ra “quá tốt” khi bắt giữ nghi phạm.

Ngược lại, một ban đặc nhiệm do ông Obama bổ nhiệm đã thúc giục cảnh sát đảm nhận vai trò không phải là “các chiến binh” mà là những “người bảo vệ dân”. Trong tinh thần đó, chính quyền [thời Obama] đã hạn chế việc cung cấp các thiết bị quân sự không cần thiết cho lực lượng cảnh sát và thông qua tòa án, theo đuổi các sắc lệnh được sự đồng thuận, yêu cầu cải cách quy mô cho các bộ phận lạm quyền có hệ thống.

Mặc dù với những sáng kiến ​​đó, ông Obama chỉ trong giai đoạn đầu để thúc đẩy các chính sách mà ban đặc nhiệm đề nghị, trong đó gồm các quy tắc chặt chẽ hơn để chống lại sự kỳ thị chủng tộc; chính sách của liên bang để khuyến khích tuyển dụng nhân viện cảnh sát từ mọi chủng tộc; điều tra độc lập và truy tố các trường hợp tử vong do nhân viên công lực gây ra; các sở cánh sát công bố thêm thông tin chi tiết theo từng khu dân cư về các vụ giam giữ, bắt giữ và các hành vi tội phạm từ sở cảnh sát.

Những khuyến nghị và các chính sách của Obama thì Trump cho là một “cuộc chiến với cảnh sát”. Chính quyền của Trump đã khôi phục việc cung cấp thiết bị quân sự cho cảnh sát và không màng đến các phán quyết song phương. Tòa Bạch Ốc của Trump cũng đã nhắm mắt làm ngơ trước sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống mà đa số người Mỹ gốc Phi châu tin rằng họ bị kỳ thị khi họ đương đầu với cảnh sát, và các nghiên cứu đã xác nhận điều này. Nhưng ông Robert C. O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Trump đã không công nhận sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống, tồn tại.

Chính trị của Trump là có sự đối xử khác biệt cho nhóm lợi ích của ông và cái miệng giống cái loa nổ của ông giúp bảo đảm rằng, cảnh sát sẽ không chịu trách nhiệm cho việc làm của họ — hiếm khi họ bị truy tố vì giết người không vũ trang; thường xuyên được tha bổng khi họ vi phạm kỷ luật; thường được phục hồi chức sắc khi họ bị sa thải vì hành vi sai trái. Cảnh sát đề nghị không nên có sự thay đổi trong cách sử dụng chủng tộc làm cơ sở để kết tội các nghi can hoặc các vụ giết người liên quan đến cảnh sát mà nạn nhân bị oan ức.

Sau khi xé nát các kế hoạch của người tiền nhiệm (ông Obama), Trump bây giờ không còn gì để cứu chữa – không có toa thuốc trị bệnh, không có phương pháp chữa bệnh và không có tầm nhìn xa vượt ra khỏi tình trạng hiện nay mà dân Mỹ đang ghê tởm. Trên thực tế, các khẩu hiệu của Trump và những cơn bốc đồng của ông ta báo hiệu sự thiếu tôn trọng đối với pháp luật và trượt ra khỏi vòng trật tự.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. * Có thể kể ra một số vụ việc điển hình đụng độ sắc tộc ở Mỹ :
    – Ngày 14/8/2014, Michael Brown, 18 tuổi, người Mỹ gốc Phi không có vũ khí (unarmed) bị bắn chết ở Ferguson, bang Missouri, dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình lớn chống phân biệt chủng tộc.
    – Sau đó 1 năm, ngày 26/6/2015: 9 người Mỹ gốc Phi ở nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal ở Charleston, bang South Carolina, bị Dylann Roof, kẻ cực đoan da trắng sát hại.

    – Mới đây nhất, một cuộc thảm sát diễn ra vào ngày 7/7/2016 khi Alton Sterling, một người da đen bị cảnh sát da trắng đè xuống đất, sau đó bắn nhiều phát ở cự ly gần tại Baton Rouge, Los Angeles. Philando Castile.
    – Một người da đen bị một sĩ quan cảnh sát gốc Mỹ Latinh lôi ra khỏi xe bắn chết ở ngoại ô thành phố St.Paul, bang Minnesota.

    Theo 4 cái gạch đầu hàng – , rất dễ thấy đã có 4 vụ khủng hoảng kỳ thị chủng tộc trong “Những năm 2014, 2015, tháng 7/2016…”
    là thuộc nhiệm kỳ quyền lực của ai nhỉ, ông dịch Bùi như Mai, và ông còm Chủ Quan hẳn biết. Chắc ông tổng nầy có tài trị an, trên thuận dưới hoà, trắng đen yêu nhau lắm nhỉ!
    Đừng đổ trách nhiệm cho một ai những tội tổ tông. Kỳ thị chủng tộc là tội tổ tông từ thời nô lệ, từng gây chiến tranh nam bắc, cuối cùng vị tổng thống khả kính Abraham Lincoln đã làm hết sức mình để chắp vá sự rạn nứt khổng lồ, nối lại vòng tay lớn đa sắc tộc Hiệp chúng quốc Hoa kỳ nhưng không ai có thể ngăn cản được di chứng dai dẵng hàng thế kỷ của nó. Đó là cái bệnh trầm kha của một quốc gia đa chủng tộc, nhiều màu sắc đen vàng đỏ trắng.

    Đừng hài tội Trump chỉ vì nhận vài trăm Democratic $, hay vài nghìn Chino ¥, nhé các ngài dư luận viên!

  2. Cứ cái đà này thì không chừng lão Trump sẽ nổi điên,chứ không phải mắc
    bệnh điên như một bác sĩ người Mỹ gốc Tàu đã định bệnh ngay khi lão ta
    mới nhậm chức TT. vài tháng !

    • Chỉ có mù và điếc mới không thấy sự kỳ thị chủng tộc của Donald Trump, một tên da trắng hèn nhát, lưu manh, gian xảo, nói dối như cuội. Người dân mới biểu tình phản đối trước cổng tòa Bạch Ốc đã sợ xón đái chạy xuống hầm trú ẩn, bị cả thế giới chế nhạo là Bunker Boy thế mà vẫn có một bọn da vàng, tị nạn tôn thờ như thánh chờ nó đánh Tầu cộng cho mình. Thua!

    • Nổi điên thì chưa đến nỗi, nhưng sau mấy ngày trốn dưới hầm trú ẩn, Trump đã phải tìm đến Kinh Thánh. Chuyện Trump có đọc hay không, không quan trọng. Cái quan trọng là Trump sờ tay vào Kinh Thánh mà lửa không bốc lên là tốt rồi. Ở dưới hầm trú ẩn mà cầm Kinh Thánh không ai thấy được lòng thành của mình nên Trump đã phải qua bên đường, đứng trước nhà thờ để chụp hinh. Xin mọi người thông cảm!

Leave a Reply to SaKim Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây