Sẽ còn bao nhiêu người chết để thức tỉnh lương tri nền tư pháp?

Lê Ngọc Luân

30-5-2020

Là người làm nghề luật sư, đã trải qua và chứng kiến nhiều số phận oan nghiệt, cay đắng nhưng thú thật, hình ảnh ông Phước nằm co ro, chết không nhắm mắt ở sân toà khiến tôi ám ảnh và đau đớn.

Ở toà án, đó là nơi mà bao con người chờ đợi, hi vọng một phán quyết công minh, tình người. Thế nhưng, ở nơi ấy, họ chọn cách lấy dao rạch bụng (Cần Thơ), uống thuốc độc chết (Ninh Thuận), nhảy từ lầu 2 (Bình Phước)… nhằm chứng minh cho sự oan ức và trong sạch của mình.

Cách đây hai ngày, một người Việt Kiều Mỹ đến gặp nhờ tư vấn tranh chấp chỉ 40 triệu đồng, đó là con số rất nhỏ và tình huống pháp lý đơn giản. Họ nói, bản thân tin ở toà và thấy việc không có gì phức tạp nên tự mình làm xem sao, không ngờ vụ án kéo dài hơn 3 năm và kết quả thua kiện khiến sự phẫn uất của họ lên đến cao trào mỗi lần nhắc về sự việc khi tâm sự với tôi. Tiền cũng mất, danh dự cũng bay.

Câu nói mà họ chia sẻ “đến chết, tôi không bao giờ tin toà án Việt Nam”. Nghe đau quá!

Những người làm nghề luật sư như chúng tôi đây, nắm luật nhưng còn bị hành cho ra bả, nhiều lúc phải nhịn nhục chỉ vì giúp Thân chủ. Nếu là án dân sự, cương quá, ít 3 năm, 5 năm, dài thì 15, 18 năm… có khi chết rồi đời con cháu vẫn chưa xong.

Án hình sự, các luật sư bào chữa khản cả cổ, tiếng kêu ai oán cả trời đất nhưng đến phần nghị án, họ lui vào ngồi lâu lâu chút cho có cái gọi là “nghị án” sau đó ra đọc bản án viết sẵn một cách vô cảm đến đáng sợ.

Vậy dân đen chỉ còn cách rạch bụng, uống thuốc độc và nhảy lầu. Thức tỉnh được nền tư pháp không?

Còn lâu…

Chỉ khi nào thẩm phán được độc lập thật sự, họ có quyền phán xét bằng sự chính trực và lương tâm không bị can thiệp thô bạo thì mới có nhen nhóm hi vọng.

Viết ra điều này, tôi tin những NGƯỜI THẨM PHÁN đúng nghĩa, thương dân sẽ đồng cảm và đau đớn khi chứng kiến hình ảnh đau thương của đồng loại. Chắc chắn họ sẽ không ngủ được và ám ảnh như chúng ta. Nhưng không biết được bao nhiêu người đang suy nghĩ?

Bài viết là nhén hương thơm mà tôi muốn gửi đến ông Lương Hữu Phước – người đàn ông bất hạnh và khổ đau ở cõi trần gian.

P/S: Đất Mẹ bao la ôm và sưởi ấm cho Ông

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. “Sẽ còn bao nhiêu người chết để thức tính lương tri nền tư pháp?” Cái này, cần một khối tập thể gồm những con dân đã nếm đủ múi tủi nhục, dũng cảm và thấy hết được giá trị của “Độc Lập” của “tự do” và của “hạnh phúc” mới có thể giải đáp được câu hỏi của chủ nhân bài viết, thưa Tác giả. Bằng không, thì Người chết cứ chết, kẻ lưu manh vẫn tiếp tục lưu manh …. thú thực, tui không quan tâm đến kì đại hội sắp tới, khổ nỗi, nó liên quan tới đời sống xã hội của dân, liên quan tới vận mệnh của đất nước ….chỉ cần nghĩ chừng đó thôi cũng đủ để lòng thấy bất an! Những tưởng, những tội ác tày trời của người lãnh đạo toàn diện ở thế kỉ 20 sẽ mãi không nhắc lại. Tui đã nhầm, Đồng tâm chính là một trong những tội ác lớn nhất của cs ở Việt nam (thế kỉ 21). Nguyện cầu cho vong hồn ông Phước sớm được siêu thoát, sống khôn, thác thiêng, phù hộ cho những người thân và phù hộ cho đất nước, phù hộ cho những số phân hẩm hưu, diệt trừ lũ tham quan tàn độc làm cản trở sự tiến bộ của đất nước, chia rẽ lòng dân!

  2. – “Sẽ còn bao nhiêu người chết để thức tỉnh lương tri nền tư pháp?”

    Câu hỏi ấy chỉ dành cho những nền tư pháp độc lập, không mang “tính đảng”, chứ không dành cho “nền tư pháp” của cái Đảng cướp quyền làm người – là ĐCSVN.
    Ở VN, “nền tư pháp” hoạt động tay trong tay với bọn lưu manh, với cộn an, côn đồ.
    Tất cà chúng nó làm gì có lương tâm mà mong thức tỉnh???
    Bao nhiêu người chết, với chúng nó cũng vậy.
    Không thể hy vọng vào “nền tư pháp”, vào “Công lý” của những kẻ đang cầm quyền ở VN.

  3. Trả lời cho câu tiêu đề bài viết nhé.
    Bảo nhiêu người chết, kể cả bao nhiêu đởn viên chết cũng mặc kệ nhé, chỉ khi nào nhân dân đẩy thần chết đến sát sườn bọn đầu não thì chúng nó mới chùn tay thôi.

  4. Nếu bây chừ cả triệu người cùng tự tử thì cũng chẳng đánh thức được ai, cái gì ở nước Đảng đâu ông luật sư Luân Lê ơi.

  5. Trong ban an có ghi anh Phước đã điều khiển xe vào lần ưu tiên của anh Làm tuổi , như vậy, cho dù anh làm tuổi có dùng anh Phước đi nữa thì người sai vẫn là anh Phước vì anh Phước đã đi vào làn ưu tiên của anh Làm Toui

  6. em ơi sân ga,
    chiều mưa bay.
    anh ngao ngán
    trông đường ray eo hẹp,
    o bế con tàu “Đổi mới” mấy chục năm.
    mấy chục năm rồi,
    còn bao nhiêu mấy nữa.
    tàu sắt thâm sì,
    “Đổi mới” xám tro,
    tà vẹt gầy hao,
    dan díu những lối mòn.
    em ơi sân ga,
    chiều nay mưa.
    khách đợi tàu,
    vẫn những con người cũ,
    lam lũ, áo cơm,
    cuộc sống chẳng đổi thay.
    bao hao gầy,

    gặm mòn từng đôi mắt,
    ngó thăm thẳm vào đêm,
    thấy dằng dặc chỉ đêm.
    kẻ lên tàu,
    như anh,
    tìm nơi em.
    hay tìm tới áo cơm, danh lợi.
    hết thảy giống nhau,
    mòn mỏi kiếp người.
    mấy chục năm rồi,
    còn bao nhiêu mấy nữa.
    tàu quê mình,
    bao đêm nữa phải qua.
    bao mòn mỏi,
    bao nhiêu trông ngóng,
    mà nào thấy đâu,
    một chút sáng cuối đường.
    em ơi sân ga,
    chiều như vẫn chưa qua? NĐK

  7. “………
    Nhưng, hôm nay, đầy méo mó, cạn vơi
    Thì ắt hẳn, ngày mai tràn cay đắng.
    Thời gian trôi, như bóng câu qua cửa
    Đảng cứ tàn dần chân lý trong tôi.

    *
    Đau thắt lòng! Tôi cất tiếng Đảng ơi!
    Sao lại thế: “Mùa thu Tháng Tám”
    Vinh dự, tự hào: “Đảng viên Cách mạng”
    Ngày qua ngày! Nhục nhã thế này ư?

    *
    Sách mấy ngàn trang, chữ mấy triệu từ
    Rao giảng rất hay, việc làm thì nháo….” Trần Độ

Leave a Reply to Khách Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây