Nguyễn Mi Sol hay Thạch Mi Sol?

Đoàn Kiên Giang

23-5-2020

Nguyễn Văn Nghị (1978) là cái tên bí ẩn, ầm ào trên báo chí từ 2008 tới nay, có trong quyết định giám đốc thẩm vụ án Bưu điện Cầu Voi,… rồi bỗng trở thành không có thực.

Như một sự sắp bày khó hiểu, nhân vật mới xuất hiện là Nguyễn Hữu Nghị (1983) lại là người mà NB Hữu Danh biết từ hàng chục năm trước (học cùng em gái Hữu Danh). Hữu Nghị hiện đang bán bảo hiểm tại đội đăng ký quản lý phương tiện của CSGT Long An, Hữu Danh gặp Hữu Nghị nhiều lần. Còn Nguyễn Mi Sol (1984) lại tình cờ là… cựu hàng xóm với tôi.

Tư liệu mà người “ẩn danh” nào đó tung ra có vẻ có giá trị để kiểm tra, xem xét (!!?).

Mi Sol từng trú trong một con hẻm nhỏ khu khá nhiều người gốc Hoa Sài Gòn. Hồi đầu 2008, khi vụ thảm án xảy ra, người dân ở đây có biết chuyện “bồ Sol bị giết”, và tới giờ họ vẫn theo dõi diễn tiến vụ án. Sau vụ án không lâu, Sol nghỉ việc về quê Vĩnh Long. Như đã biết, Sol lấy vợ, có con, và đã ly hôn.

Khi Nguyễn Văn Nghị “biến mất”, dư luận dồn hoài nghi vào Nguyễn Mi Sol. Mi Sol là người yêu của H, cứ cuối tuần là xuống Thủ Thừa và ở lại Bưu điện Cầu Voi với người yêu.

Tháng 1/2008, Sol không xuống vào 13/1 (Chủ Nhật) mà xuống vào 9/1 (Thứ Tư), ngủ lại và ra về vào hôm sau 10/1/2008 (Thứ Năm). Mil Sol “thuộc lòng” hiện trường bưu điện, những vật dụng, con dao,… và cả trang sức trên người các nạn nhân. Thời điểm án mạng xảy ra, Mi Sol không ghé vào cuối tuần như thường lệ, mà sớm hơn 2, 3 ngày.

Khi báo chí tìm tới, mẹ Mi Sol cho biết anh này họ Thạch, nhưng công an xã bảo Sol họ Nguyễn, người Kinh. Nhưng tại nơi tạm trú của Sol tại TP.HCM, người quen biết lại nói Sol là người dân tộc (thiểu số).

Một vụ án thật kỳ lạ. Tên họ những người liên quan thay đổi chóng mặt, những vật chứng quan trọng nhất của vụ án cũng bị đốt hoặc thay thế, và giờ hoàn toàn biến mất.

Mi Sol họ Nguyễn hay họ Thạch?

Sẽ sớm tìm ra Nguyễn Mi Sol thôi. Khi ấy, kỳ án sẽ rõ thêm chút nữa…

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây