Nhất định không chịu lớn?

Đoàn Bảo Châu

23-6-2020

Thế là mọi lỗi lầm được đổ cho một đứa bé 6 tuổi là cháu đã tự ý đi ra ngoài mặc dù được đội Sao Đỏ hướng dẫn vào lớp. Và mẹ của cháu đã nóng vội đưa lên FB, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà trường.

Tôi đã định dừng câu chuyện ở đây nhưng cách ứng xử này lại khiến tôi phải viết. Các vị thích giữ hình ảnh đẹp nhưng bản chất mất dạy, lưu manh của các vị thì lộ ra lù lù.

1. Đây là cách ứng xử lưu manh, dối trá y như việc hiệu trưởng trưởng tiểu học Nam Trung Yên đi xe làm gẫy chân học sinh, lại bắt toàn bộ giáo viên và học sinh nói dối, đổ lỗi cho nạn nhân.

Cháu đến trường để học, nếu đội Sao Đỏ hướng dẫn vào lớp thì theo lô gic, tại sao cháu lại ra cổng trường đứng?

Người mẹ, một người khó khăn về kinh tế, thấp cổ bé họng trong xã hội sẽ biết dựa vào đâu để đòi công bằng cho con mình nếu không đưa ra ý kiến trước công luận?

Các vị nếu thực sự là có học thì việc trước hết phải biết nhận lỗi về mình, chứ không phải phê phán, đổ lỗi cho cháu bé và mẹ của cháu.

Trong văn bản này, phần đầu tiên là “hoan nghênh nhà trường” về triển khai dạy học sinh sau Covid-19. Thối quá. Nội dung của buổi làm việc và văn bản này là về cháu bé đứng ngoài cổng trường, sao lại cài cắm việc ấy vào?

Các vị thật giỏi đánh bóng, bao che và tâng bốc nhau. Cuối cùng thì chỉ trẻ em, phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh thấp cố bé họng là đáng chê trách.

Trong bài trước tôi có nói đa phần giáo viên các cấp ở VN có nhận thức hạn chế, có vài bạn phản ứng, vậy tôi nói rõ cho các bạn hiểu là tại sao tôi nói vậy.

Giáo viên ở Việt Nam tuyệt nhiên không có tinh thần phản biện mà phản biện là một điều kiện tiên quyết để bất cứ một lĩnh vực nào đấy được phát triển. Các giáo viên nhất nhất nghe theo hiệu trưởng, phòng, sở giáo dục, học gì trong trường biết nấy, không chịu trao dồi ngoại ngữ, nâng cao nghiệp vụ. Không mấy người nghiên cứu sâu sắc để viết sách, đóng góp vào sự phát triển của ngành giáo dục.

Lý do nữa là ngành giáo dục là con đẻ của một hệ thống chính trị ì trệ, cán bộ tham nhũng, an phận để hưởng lợi mà không có lý tưởng xây đắp đất nước.

Vậy thử hỏi bố mà không tiến bộ thì con có tiến bộ được không?

Cái văn bản này, cách ứng xử này còn lột trần sự xấu xa của hệ thống chính trị cũng như của nhà trường nơi xảy ra sự việc.

Đến bao giờ các vị mới học được cách nhìn thẳng vào sự việc và qua đấy mà lớn lên? Các vị nhất định không chịu lớn chăng?

____

Mời đọc thêm: Học sinh lớp 1 bị phê bình, đứng ở cổng trường dưới nắng vì đi học sớm (TT). – UBND TP Hải Phòng: HS lớp 1 bị bêu phạt tự đi ra ngoài cổng trường (VNN). – Chủ tịch Hải Phòng yêu cầu làm rõ vụ ‘phê bình học sinh lớp 1 đi học sớm’ (TT). – Học sinh đứng ngoài cổng trường trời nắng: Văn bản của Hải Phòng chưa thuyết phục (LĐ).

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. “Nói thật, bác nhìn cháu
    …………………………….,
    Vừa pha chút xấu hổ.
    Cháu hiểu rõ vì sao.

    Xin lỗi, thế hệ bác
    Dựng nên chế độ này
    Để bây giờ cháu khổ,
    Để dân tình đắng cay.” Thái Bá Tân

  2. Thiết nghĩ tác giả cũng nên tránh vết xe đổ của (bất) chánh quyền.
    Chuyện sao đỏ đuổi vào lớp mà không cho chờ ở trong sân, vào lớp thì bị cô méc phụ huynh, tâm lý sợ sệt của 1 đứa bé có thể khiến nó lựa chọn ra cổng chờ, khả năng này không phải là không có.
    Nói như vậy không phải là để gỡ tội, mà là để công tâm, như điều mọi người đòi hỏi suốt mấy tuần nay.
    Ở đây cần chỉ trích thói vô trách nhiệm của của cô giáo & sao đỏ (chỉ cần biết sao cho ổn việc của mình, ai ra sao mặc kệ) cũng như của ban giám hiệu (không chuẩn bị cho học sinh đến sớm, và thói trốn tránh trách nhiệm của cả hệ thống sau khi xảy ra chuyện.
    Còn chuyện giáo viên phản biện, nghe lời, nghiên cứu viết sách blah blah, thì tác giả đã phạm đúng lỗi lạc đề mà ngay bên trên vừa chỉ trích người khác xong..
    Chưa kể là chuyện giáo viên bị gò ép ra sao, khốn khổ với những yêu cầu làm giáo án sổ sách của Phòng của Sở, chuyện (bất) chánh quyền ôm khư khư từ A đến Z nhất quyết không nghe lời ai ra sao, v.v…. tất cả đều là những vấn đề đã có từ lâu, đã bị phản ánh nhiều nhưng không hề được giải quyết.
    Đã đành rằng chất lượng giáo viên đã xuống cấp, cũng như cần phải xem lại động cơ trở thành giáo viên của nhiều người, nhưng không thể chuyện gì cũng đổ lên đầu giáo viên như vậy.

  3. em ơi sân ga,
    chiều mưa bay.
    anh ngao ngán
    trông đường ray eo hẹp,
    o bế con tàu “Đổi mới” mấy chục năm.
    mấy chục năm rồi,
    còn bao nhiêu mấy nữa.
    tàu sắt thâm sì,
    “Đổi mới” xám tro,
    tà vẹt gầy hao,
    dan díu những lối mòn.
    em ơi sân ga,
    chiều nay mưa.
    khách đợi tàu,
    vẫn những con người cũ,
    lam lũ, áo cơm,
    cuộc sống chẳng đổi thay.
    bao hao gầy,

    gặm mòn từng đôi mắt,
    ngó thăm thẳm vào đêm,
    thấy dằng dặc chỉ đêm.
    kẻ lên tàu,
    như anh,
    tìm nơi em.
    hay tìm tới áo cơm, danh lợi.
    hết thảy giống nhau,
    mòn mỏi kiếp người.
    mấy chục năm rồi,
    còn bao nhiêu mấy nữa.
    tàu quê mình,
    bao đêm nữa phải qua.
    bao mòn mỏi,
    bao nhiêu trông ngóng,
    mà nào thấy đâu,
    một chút sáng cuối đường.
    em ơi sân ga,
    chiều như vẫn chưa qua? Thơ N Đ K

  4. “…………
    Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
    Anh không biết em làm sao biết được
    Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
    Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…” Nhà giáo TRẦN THỊ LAM

  5. “……….
    Lại lần nữa bức xúc
    Với tư pháp nước ta .
    Lần nữa không kìm được ,
    Muốn văng : Địt Mẹ Toà !” Thơ Thái Bá Tân

  6. Tội bêu riếu nhà trường XHCN mà chỉ bị phê bình là quá nhẹ. Đề nghị cách tất cả các chức vụ cháu bé này đảm nhiệm từ năm học trước để giữ kỷ cương phép nước.

Leave a Reply to Bọn lưu manh! Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây