Cần một tiếng nói công bằng cho Tòa

La Kim

20-5-2020

Chưa có bao giờ ngành Tòa án gặp vận đen như gần đây, đặc biệt là sau khi Viện trưởng Vkstc phát biểu với cử tri và báo chí, khẳng định kháng nghị của Viện là đúng và sẽ có kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét lại Quyết định của Hội đồng Thẩm phán.

Việc dư luận có phản ứng với phán quyết của HĐTP về vụ án Bưu điện Cầu Voi hay còn gọi là vụ Hồ Duy Hải là điều dễ hiểu bởi vì sao?

Trước hết do đây là lần đầu tiên, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được công khai trước bàn dân thiên hạ cho mọi người thỏa thích nghiên cứu, phân tích, bình luận và bày tỏ ý kiến của mình, khác hẳn với các vụ án trước đây, trừ một số người có liên quan được tiếp cận đầy đủ hồ sơ, số đông còn lại chỉ được xem một bản án đã được biên tập chỉnh chu, gọn gàng với những lập luận sắc bén và chặt chẽ để buộc tội một người, một nhóm người hoặc phán xử một vấn đề nào đó…

Kế đến, đây cũng là lần đấu trí gay go giữa Tòa và Viện, một bên cố buộc tội và một bên có vẻ như đang bắt giò Tòa, điều đó gần như đồng nghĩa với việc gỡ tội cho bị cáo, trong khi đó trước đây cũng chính Viện là cơ quan đã từng bác kháng nghị, rồi khi người đứng đầu Viện chuyển sang Tòa thì người kế nhiệm của Viện lại chủ động kháng nghị…vô hình chung, Viện đã biến chuyển từ vai trò công tố (như chức năng vốn có từ trước đến nay) sang vai trò giám sát và bào chữa…

Cuối cùng, từ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, mọi người mới vỡ òa khi nhận ra quá nhiều sai sót trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử một vụ trọng án, từ biên bản khám nghiệm hiện trường cẩu thả, công tác thu giữ, bảo quản vật chứng hời hợt, bỏ sót các vật chứng quan trọng cho đến nhầm lẫn tên bị can trong quyết định bắt giam, nhầm lẫn tên nghi can, người liên quan cả một thời gian dài, thậm chí cho đến phiên Giám đốc thẩm cũng không phát hiện ra…và tất nhiên với một chuỗi sai sót đó sẽ dẫn đến việc kết tội bị cáo không thu phục được sự đồng thuận của đa số người dân, chưa nói đến việc có Oan hay không nhưng có Sai là chắc chắn…

Tuy nhiên nếu xem xét khách quan, Tòa có sai sót là chắc chắn vì qua cả hai cấp xét xử rồi kháng nghị cho đến phán quyết gần đây nhất vẫn chưa khắc phục được, nhưng nếu như tung hô Viện thì không công bằng, bởi vì các vụ án, thông thường do cơ quan Công an xác minh, điều tra với sự phê chuẩn của Viện sau đó hồ sơ hoàn chỉnh thì mới được chuyển qua Tòa để xét xử, trong trường hợp cần làm rõ vấn đề nào đó, Tòa cũng chỉ chuyển trả hồ sơ cho Viện để rồi trả lại cho Công an điều tra bổ sung, Tòa không thể tự mình điều tra hoặc trực tiếp tham gia hỏi cung như Viện hay Công an, như vậy các sai sót (nếu có) là do lỗi chính của Công an và của Viện. Nếu như hai cơ quan đó làm hết trách nhiệm của mình, việc sai sót sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất và không mang mầm hiểm họa cho Tòa…

Vậy sẽ không công bằng nếu như chỉ lên án, chê trách ngành Tòa án ngược lại ủng hộ, hoan nghênh Viện kiểm sát đồng thời xem ngành Công an là vô can. Nếu như một bản án xảy ra Oan, Sai, cả ba ngành đều có tội, xếp cho đúng thì Công an sẽ đứng đầu, kế đến là Viện và cuối cùng mới là Tòa…

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Xin nói thẳng ra là “thiếu công bằng” thì người VN.ta có hơi nhiều ở hầu như
    mọi nơi mọi lúc,chứ không phải chỉ trong nước trong ngành tư pháp mà thôi
    đâu,còn thấy ngay ở ngoài nước.
    Do di sản Nho giáo nên xã hội thường có tính phân biệt về giai cấp,ngôi thứ,
    chiếu trên chiếu dưới và nhất là kỳ thị giới tinh trong đó phụ nữ bị coi khinh
    nào là “nhất nam viết hữu,thập nữ viết vô”,nào là “phụ nhân nan hóa v.v…
    Ngay chính bản thân người nam cũng đánh giá người nữ một cách bất công,
    chứ đừng nói gì xa xôi.Chẳng hạn như chính người chồng ngoại tinh thì lại
    chống chế đủ thứ vởi 1001 lý do nhưng nếu vợ ngoại tình thì người chồng đòi
    phải ly dị ngay,không thể nào tha thứ được ??? Dĩ nhiên,cũng có người vốn có
    ý thức về lẽ công bằng thì họ tha thứ nhưng đó là số ít !

  2. Hệ thống chính trị ở VN xây dựng trên quyền lực của MỘT ĐẢNG (nói là của nhân dân cho ra vẻ dân chủ, nhưng thực ra là phản dân chủ. Chuyện này trẻ con ở VN nó cũng biết). Công an, Viện Kiểm soát, Tòa án do đó cũng chỉ từ một chỗ điều khiển và chỉ đạo.
    Vụ Hồ Duy Hải quá rõ ràng cho thấy một hệ thống tư pháp của thời Stalin, Xô viết ngày xưa vẫn còn ngự trị và bám rễ sâu đậm trong cái cơ cấu chính trị bầy nhầy, chồng chéo, không rõ ràng quyền lực được phân công giữa các tầng lớp công quyền trong chính quyền. Bởi vì cái Đảng to tướng nó vẫn còn đó. Do đó cái ông quan toà thực sự ở cái hệ thống tư pháp của VN là Nguyễn Phú Trọng.
    Chuyện đấu đá giữa Viện KS và Tòa án TC với Nguyễn Hoà Bình chỉ là một vở kịch nhiều màn đang được diễn của cái đảng độc quyền ở VN.

  3. Phần quy trách nhiệm của VKS là chưa chuẩn. Thứ nhất, viện có sai nhưng là của viện cấp dưới. Thứ 2, nếu hồ sơ có vấn đề (tức lỗi của CSĐT và VKS) thì tòa có quyền trả để bổ sung. Thứ 3, tòa vẫn có quyền gặp các đương sự để tìm hiểu thêm. Thứ 4, tòa là nơi quyết định cuối cùng vụ án, chính vì vậy nếu kết án sai thì tòa phải bồi thường (cho dù có cả sai của CSĐT và VKS).

  4. Phân tích rạch ròi thì ĐÚNG như tác giả bài này (La Kim) đã viết trên lý thuyết.
    – Ở VN, lý thuyết cứ… lý thuyết…
    – Còn trên thực tế (vụ án Hồ Duy Hải) là 3 cơ quan (điều tra, công tố và tòa) hùa nhau, nhất trí giết nạn nhân thế mạng cho thủ phạm đã trốn thoát.
    – Chuyện tóe loe ra, không phải người ta “vì công lý” mà do mâu thuẫn với nhau về quyền và lợi.

  5. Nếu Tác giả (TG) đọc 2 bài sau đây theo tôi sẽ thấy còn nặng nề cho Tòa án hơn khẳng định của Viện trưởng Vkstc phát biểu với cử tri và báo chí: https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/van-de-su-kien/toi-gui-kien-nghi-toi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-vi-muon-co-mot-nen-tu-phap-trong-sach-88465.html và https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/van-de-su-kien/dbqh-luu-binh-nhuong-phat-ngon-cua-2-pho-chanh-an-tand-toi-cao-da-gay-buc-xuc-88377.html

  6. Nếu đọc đến câu cuối của Điểm 6 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thì Tác giả sẽ thấy Viên kiểm sát trong chức năng công tố không chỉ có chức năng buộc tội, mà còn có chức năng GỠ TỘI (Xin nói thêm quốc tế cũng vậy chứ chả riêng Việt Nam):
    „6. … Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố. Hoạt động thực hành quyền công tố chỉ diễn ra trong hai giai đoạn của tố tụng hình sự là giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Hoạt động công tố được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người không có tội.“ vì ở đây đọc đoạn 3 tôi thấy Tác giả chắc là nhầm về chức năng „công tố“ (cho là chỉ buộc tội).

  7. Đúng vậy, cả ba cơ quan (3 bộ phận) Côn An, Viện Kiểm Sát và Tòa Án đều có sai sót. Điều đặc biệt trớ trêu trong vụ án oan nghiệt này là cả ba phần đó kéo dài từ 2008 đến nay đều dính dáng đến (đúng hơn là đều được chỉ đạo bởi) một người : Nguyễn Hoà Bình . Ba trong một mà !!

Leave a Reply to Cu Lửa Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây