China Policy Limited hay câu chuyện “Chó sói gửi chân”

Mạnh Quân

17-5-2020

Chắc chẳng còn mấy ai lạ gì câu chuyện “chó sói gửi chân”- một chuyện khá hay ho về việc giả danh, “đặt chân giữ cửa” để từng bước, gửi các chân còn lại, mở được cửa và chén thịt con mồi.

Trong giới đầu tư, câu chuyện này chắc nhiều người còn học thuộc lòng. Ở Việt Nam, giới đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn lớn thực ra đã chơi trò này từ lâu rồi và thực tế cũng có những “sói già” đã thành công khi liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thơ ngây nội địa, rồi dần từng bước thôn tính, nắm cổ phần chi phối rồi loại bỏ đối tác Việt Nam, chiếm hết những lợi thế về đất đai, nguồn nguyên liệu… mà doanh nghiệp Việt góp vào ban đầu.

Câu chuyện mới nóng lên gần đây là vụ thỏa thuận giữa Công ty CP Địa ốc Hồng Phát và Công ty China Policy Limited (CPL, trụ sở tại British Virgin Islands) về bản chất cũng y chang như vậy.

Từ năm 2007, hai ông này ký với nhau cái thỏa thuận đầu tư Dự án Khu dân cư cao cấp, Trường đua ngựa và Câu lạc bộ đua ngựa 500 ha, với vốn đầu tư 140 triệu USD. Thoả thuận ghi rõ, CPL góp vốn bằng tiền mặt là 70%, Công ty Hồng Phát góp 30% còn lại bằng giá trị quyền sử dụng đất- luôn là như vậy, DN Việt thường chỉ có đất.

Tuy chẳng có mấy tên tuổi nhưng CPL mới đầu cũng bỏ ra một khoản tiền khá đáng kể: 15,6 triệu USD vào liên doanh, bằng 11% vốn cam kết, nhưng sau đó mất tăm mất hút để đối tác Việt tự làm mọi thứ để xúc tiến dự án. Bẵng đi 6 năm sau, chẳng hiểu sao CPL xuất hiện, liên lạc với phía Việt Nam và lần này là 1 đơn kiện đòi đủ thứ. Theo thỏa thuận 2 bên thì khi có tranh chấp, 2 bên sẽ đem nhau ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) giải quyết.

Cho dù với Hồng Phát, mục tiêu ban đầu dự án là làm trường đua ngựa hay câu lạc bộ đua ngựa vẫn rất quan trọng. Nhưng phía CPL đã lòi đuôi “sói” khi chỉ còn muốn đòi đất. Bởi trong chừng đó năm, hơn 230 ha đất ở vị trí rất đẹp của Vĩnh Long được cấp cho dự án, do đối tác Việt nỗ lực chạy vạy, xin duyệt và được cấp đã lên giá nhiều lần.

Ông CPL chẳng dại 1 tí nào, đòi ngay quyền sở hữu 130 ha từ tổng 232 ha diện tích của dự án. Ông kẹ này lý luận là nhờ có khoản tiền 15,6 triệu USD của họ mà Hồng Phát mới có được sổ đỏ đất dự án với diện tích 232 ha, có giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Nhưng CPL đã quá ảo tưởng vì tổng diện tích đất này (bao gồm 13 sổ đỏ) đã cấp cho chủ đầu tư là Hồng Phát. Chẳng ai lại đi cấp không cho nhà đầu tư nước ngoài vì Luật VN chưa bao giờ cho phép làm như vậy.

Ấy thế nhưng “sói” CPL sau đó bất ngờ lại được Chi cục Thi hành án Dân sự Long An “giúp” 1 tay để gửi thêm 1 cái chân nữa vào ngôi nhà chung khi Chi cục này tự dưng kê biên 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Hồng Phát. Hồng Phát kêu oan Tổng cục Thi hành án Dân sự. Tổng cục lệnh Chi cục Long An huỷ quyết định kê biên.

Tổng cục Thi hành án dân sự vừa hủy thì Chi cục Long An lại ra quyết định mới, lại phong toả. Mọi thứ cứ quay như chong chóng, các cấp ở Trung ương cũng đã chỉ đạo theo hướng bảo vệ DN Việt nhưng Chi cục Long An bất chấp, làm 1 mình 1 kiểu, thực hiện việc kê biên tài sản, không hề đúng theo quy định về giải quyết tranh chấp theo quy định về trọng tài. Biến một cái mang tính chất tự nguyện thành bắt buộc. Có vẻ như Chi cục này chẳng hiểu đếch gì về luật, nó mặc nhiên coi VIAC như là một tòa án, bất chấp chỉ đạo của cấp trên.

Đọc hồ sơ từ đầu đến cuối thì ai cũng hiểu là CPL chỉ thèm muốn có một cơ sở ở VN để kiếm một mảnh đất lớn. Nhưng không hiểu mấy ông quản lý nhà nước ở Long An được cái gì từ dự án này, từ CPL mà cứ làm dềnh dàng, để DN trong nước thiệt và như là muốn “biếu” cả một khu đất rộng mênh mông cho một DN đặc “khựa như vậy”.

Vì cái gì mà họ bất chấp thiệt hại cho VN, cho DN Việt để cho 1 DN Trung Quốc giở mọi thủ đoạn tính chiếm đất ở VN? Họ không biết rằng, Công ty mẹ của CPL- > Chuang’s – cũng là một công ty Trung Quốc (văn phòng liên lạc tại Hongkong). Chính Chuang’s đã đưa Dự án lên sàn chứng khoán Hongkong nhưng đổi nó thành cái tên nghe rất hoành tráng: “Saigon Beverly Hills” sở hữu 273 ha đất mà tựa bị đặt ra con số: CPL sở hữu 70%. Chỉ với bài này, Chuang’s đã đánh lừa hàng ngàn cổ đông của nó khiến họ tưởng CPL đang sở hữu một dự án bất động sản qui mô lớn tại Việt Nam. Cổ phiếu Công ty này đã tăng giá vù vù, giúp CPL thu lợi đến 80 triệu USD.

Họ cũng bất chấp CPL được bà mẹ Trung Quốc của nó – Công ty Chuang’s lập ra tại BVI (British Virgin Islands – một quần đảo thuộc Anh) là “thiên đường thuế”. Công ty Chuang’s cũng đăng ký thành lập tại “thiên đường thuế” Bermuda. Đem tiền không rõ nguồn gốc, đến Việt Nam rửa, hòng chiếm được hàng trăm ha đất, lại có “tay trong” giúp đỡ như thế, Chuang’s và con sói con của nó CPL đang từng bước đặt hết những bàn chân dơ bẩn và cái mõm hôi hám của nó vào Long An.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Lại là Long An, không biết thằng chó nào đang làm tỉnh ủy và chủ tịt ở đó, chắc lại là súc vật từ bắc vào, bọn này có tiền là mắt híp lại, che mất mẹ nó cái lương tâm và trách nhiệm. Xem vụ HDH và vụ tịnh thất bồng lai mới đây thì đã rõ là tỉnh ủy và chủ tịt tỉnh Long An là một bầy súc vật .

Leave a Reply to Choi Song Djong Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây