Nếu không hủy bản án Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, uy tín của nền tư pháp Việt Nam sẽ sụp đổ

Thái Vĩnh Thắng

15-5-2020

Bản án giám đốc thẩm về vụ án giết người mà bị cáo là Hồ Duy Hải bị buộc tội và bị kết án tử hình cần phải bị hủy bỏ, niềm tin của người dân Việt Nam vào công lý sẽ sụp đổ hoàn toàn nếu bản án này không được hủy bỏ. Bản án này đã gây nên sự bức xúc và phẫn nộ trong xã hội, nhất là những người quan tâm đến công bằng, công lý, hiến pháp, nhà nước pháp quyền và quyền con người. Bản án giám đốc thẩm đã mắc những sai lầm trầm trọng sau đây:

1. Vi phạm nguyên tắc hồi tỵ, theo đó chánh án Nguyễn Hòa Bình không thể tham gia xét xử phiên tòa này vì ông đã từng tham gia vụ án này với tư cách Viện trưởng VKSND tối cao ký quyết định không kháng nghị bản án phúc thẩm.

2. Vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, khi không có nhân chứng hoặc vật chứng chứng minh Hồ Duy Hải phạm tội thì phải coi như Phạm Duy Hải vô tội.

3. Kết luận sai về sự vi phạm luật tố tụng của cơ quan điều tra mà lại không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án. Pháp luật tố tụng hiện đại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều quy định việc điều tra, truy tố, xét xử phải đúng quy định của pháp luật, bất kỳ vi phạm nào trong quá trình điều tra đều dẫn đến phải hủy bỏ kết quả điều tra.

Trong vụ trọng án giết hai mạng người mà tang vật vụ án: dao, thớt không được giữ lại, phải mua lại ở chợ để làm vật tương tự, mẫu máu lấy được ở hiện trường không đem đi xét nghiệm ngay, sau một tháng mới xét nghiệm nên không có kết quả rõ ràng, buộc tội Hồ Duy Hải nhưng dấu vân tay ở hiện trường không trùng với dấu vân tay của Hồ Duy Hải. Kẻ thủ ác thuận tay trái nhưng Hồ Duy Hải thuận tay phải (tình tiết mới do Luật sư phát hiện ra).

4. Vi phạm nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo và không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa.

Trong trường hợp vụ án này, cơ quan điều tra vụ án có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khả năng sửa án, hủy án là việc mà Tòa án tối cao không thể không nhìn thấy, nhưng lại không triệu tập bị cáo, có triệu tập luật sư nhưng luật sư không được tham gia phần tranh biện. Phải đợi đến khi có đề nghị của đoàn luật sư, luật sư bào chữa mới được gọi lại đến phiên tòa. Như vậy đã không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa.

5. Không tạo điều kiện tốt nhất để đảm bảo nguyên tắc độc lập của thẩm phán.

Chúng ta rất rõ rằng, hình thức thể hiện ý chí của các thẩm phán trong Hội đồng thẩm phán TANDTC sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ. Chỉ có bỏ phiếu kín các thẩm phán mới thể hiện đúng ý nguyện của mình. Việc biểu quyết công khai sẽ buộc các thẩm phán phải nghiêng về ý kiến của Chánh án vì làm trái ý của thủ trưởng sẽ gây cho họ khó khăn trong công việc về sau này. Hơn nữa chúng ta đều biết rằng việc tiến từ biểu quyết công khai đến bỏ phiếu kín là một bước tiến bộ trong chế độ dân chủ. Vì thế các nguyên tắc bầu cử của chúng ta là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Việc loại bỏ hình thức bỏ phiếu kín mà chọn biểu quyết công khai rõ ràng đã hạn chế tính độc lập của thẩm phán.

Những vi phạm và sai lầm trên đây ở cấp giám đốc thẩm của TANDTC rõ ràng là không thể chấp nhận được. Đề nghị Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng giám sát của mình để khắc phục sai lầm trên đây của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Có lẽ vụ này người ta sẽ chọn phương án thương lượng ngoài tòa án, tức là ân giảm án tử hình xuống còn 12 năm tù, và bồi thường một số tiền kha khá, nhưng không công bố. Thế chắc ổn!?

  2. Bản thân súc vật Nguyễn Hòa Bình cũng sắp sửa trở thành bị can, lúc đứng trước vành móng ngựa thì hắn mới cảm giác được cái gì gọi là công lý xhcn. Chờ đấy

  3. Đúng vậy,
    phải hủy bản án Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải mới giữ được uy tín cho các đồng chí quan tòa lưu manh, khát máu dân lành trong ngành Tư pháp VN.

Leave a Reply to Choi Song Djong Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây