Bài 1: “Quyết định” về lãnh thổ và hải phận của Trung Quốc qua Tuyên bố ngày 4/9/1958

Trương Nhân Tuấn

8-5-2020

Báo Pháp luật “phản pháo” một loạt (đến lúc này) 5 bài phỏng vấn để giải thích về ý nghĩa công hàm ngày 14-9-1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bài 1bài 2bài 3bài 4 và bài 5.

Phải chi các bài viết này thay thế được công hàm mà VN sẽ phải gởi lên Tổng thư ký LHQ trong những ngày sắp tới thì hay quá!

Theo tôi, ý kiến của các học giả VN qua các bài báo đã dẫn, chưa chắc đã thuyết phục được dư luận trong nước, huống chi (các ý kiến này) được sử dụng như là lời “phản biện” chính thức của VN trước các diễn đàn quốc tế, như khẩn cấp gởi lên tổng thư ký LHQ để phản biện các động thái mới đây của TQ. Công việc càng thêm khó nếu các lập luận này được nhắc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, hay trước một Trọng tài quốc tế.

Tôi sẽ lần lượt đưa các quan điểm của tôi về luật quốc tế, chung quanh ý nghĩa của Quyết định ngày 4 tháng 9 năm 1958 của TQ về “hải phận 12 hải lý” và chủ quyền lãnh thổ của TQ ở Tây Sa và Nam Sa. Sau đó tôi sẽ nhắc lại những điều tôi đã công bố, như về hiệu lực công hàm 14-9-1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Về hiệu lực pháp lý của thái độ “im lặng” qua hiệu ứng “đồng thuận – acquiescement”. Về sự thành hình “quốc gia Việt Nam” hiện đại theo công pháp quốc tế (hiệp định Genève 1954 và hiệp định Paris 1973). Về “tình trạng pháp lý – statut juridique” các quốc gia bị phân chia như Đông và Tây Đức, Nam và Bắc Hàn, TQ lục địa và Đài loan, Đông và Tây Hồi (Pakistan và Bangladesh)… Về “tư cách pháp nhân quốc tế – personnalité internationale” của hai chế độ VNCH và VNDCCH…

***

Lập luận của TQ mọi người đều biết qua các công hàm mới đây gởi lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, thông qua Tổng Thư Ký LHQ. Trung Quốc nại “estoppel”, lên các hành vi và thái độ của VNDCCH đã thể hiện một cách liên tục, “minh thị” và “ám thị”, từ khi “lập quốc” ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến các năm trong thập niên 1970 thế kỷ trước.

Theo TQ, VNDCCH đã nhìn nhận chủ quyền Tây Sa và Nam Sa thuộc Trung Quốc. VN bây giờ không thể “nói ngược”.

Lập luận của TQ, VNDCCH đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS, qua: 1/ công hàm 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, 2/ các ý kiến (có thể xem là tuyên bố đơn phương) của các lãnh đạo cao cấp VN như Ung Văn Khiêm. 3/ Các sách giáo khoa, các bản đồ do bộ quốc phòng VN xuất bản, ghi nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc TQ, 4/ các bài báo trên Nhân dân nhìn nhận “hải phận” 100 hải lý chung quanh Hoàng Sa thuộc TQ.

Đến nay VN và dàn học giả “cố thủ” trong lập luận VN chỉ nhìn nhận hải phận 12 hải lý trên các vùng lãnh thổ của TQ mà thôi.

Thật là đúng như vậy. Nếu xét câu chữ thì Công hàm PVĐ chỉ: “Ghi nhận và tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc“, đồng thời “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc“.

Công hàm PVĐ không có chữ nào nhắc đến HS và TS.

Trong trường hợp này ta có thể xem như VNDCCH đã giữ thái độ “im lặng” trước quyết định về hải phận của TQ ở hai vùng lãnh thổ Tây Sa và Nam Sa.

Cách đây khoảng 10 năm, tôi có viết bài “Nếu công hàm PVĐ không hiện hữu”. Theo đó đặt giả thuyết rằng VN giữ thái độ “im lặng” trước hành vi “khẳng định chủ quyền” của TQ ở Tây Sa (tức Hoàng Sa của VN) và Nam Sa (tức Trường Sa của VN). Theo tôi, trường hợp này VN đã bị vướng nguyên tắc “đồng thuận – acquiescement”.

Khiếm khuyết trong các lập luận của dàn học giả trả lời phỏng vấn trên báo Pháp luật là họ “quên”, không ai nói tới Tuyên bố của TQ có ý nghĩa gì trước luật pháp quốc tế !!??

Theo Công pháp quốc tế, Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của TQ là một “quyết định – decision” của chính phủ Bắc kinh (gọi là Trung Quốc để phân biệt với phe Cộng hòa Trung Hoa ở Đài loan) về lãnh thổ và hải phận của quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung quốc.

Tập quán quốc tế, trong trường hợp này, các quốc gia khác bắt buộc phải lên tiếng để thể hiện “thái độ” của quốc gia trước “quyết định” này (của TQ). (Nếu các quốc gia này thấy có liên quan đến các quyết định của TQ).

Cách thức thể hiện “thái độ của quốc gia” có thể bằng “lời nói” hay bằng công văn. Nội dung có thể là “đồng ý – acceptation” hay “reconnaissance – nhìn nhận”, hoặc nếu không đồng ý thì “protestation – phản đối”.

VNDCCH đã tỏ thái độ “nhìn nhận” và “tán thành” về “quyết định” của TQ.

Câu hỏi đặt ra là, VN và dàn học giả có thể “tán thành” quyết định về hải phận của TQ trên mọi vùng lãnh thổ của TQ, nhưng lại loại trừ HS và TS, vì lý do công hàm 1958 của PVĐ không nhắc tới HS và TS hay không?

Đặt thí dụ, trong một hợp đồng làm ăn, một bên A viết một loạt các điều kiện, đánh số từ 1 tới 10. Bên B rút viết ký tên “tán thành quyết định ấy của bên A”.

50 năm sau, bên B được hưởng từ bên A viện trợ súng ống, đạn dược, lương thực… tính ra tương đương 20 tỉ đô la. Thêm vào đó 300 ngàn quân. Bên B nhờ vậy lập nên “chiến thắng lịch sử” là “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào”.

Đến năm 1979 khi “cơm không lành canh không ngọt” giữa hai chính phủ “vừa là đồng chí vừa là anh em”. VN đổi thái độ, chỉ “tán thành” hải phận 12 hải lý.

Kiểu bên B nói ngược là “tao chỉ nhìn nhận từ 1 tới 9 thôi. Điều 10 tao không công nhân“.

Theo tôi, lập luận của VN sẽ không được ai chia sẻ. Ý kiến của tôi, đã viết từ lâu, là phải “hóa giải” hiệu lực công hàm 1958, triệt để và toàn diện. Hóa giải thế nào thì tôi đã có bài viết sơ lược trên BBC tuần trước.

Bởi vì “nhìn nhận và tán thành” ở 12 hải lý là đã nhìn nhận hiệu lực của công hàm PVĐ rồi.

(Còn nữa)

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Ông Trương Nhân Tuấn đánh gía Công hàm Phạm Văn Đồng, cũng như đánh gía vai trò của Chính phủ VNDCCH qúa cao! VNDCCH là cái gì với thế giới khi ấy? Là một trại giam, là một trại lính đánh thuê, chuẩn bị cho một cuộc chiến huynh đệ tương tàn!
    Trong Công hàm PVĐ không hề nhắc đến HS, TS, nhưng kể cả khi trong đó có ghi rõ – VNDCCH bán HS, TS cho Trung Cộng, thì cái Công hàm ấy cũng vẫn (hoặc càng!) vô gía trị!
    Vì HS, TS khi đó là thuộc VNCH! Đúng như trong “phiếm luận” của ông Nguyễn Tường Thụy, anh không thể đem bán cái mà nó không thuộc về anh!

    Ông Trương Nhân Tuấn đánh gía thấp các lập luận của các học gỉả VN, nhưng theo ông, Thế giới đánh gía thế nào về “Quyết định về lãnh thổ và hải phận của TQ ngày 4/9/1958”?
    Thế giới có ủng hộ “đường 9 đoạn của TQ” hay không???

  2. Tôi mới đọc qua Bài 1 của báo Pháp luật, giải thích về ý nghĩa công hàm ngày 14-9-1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Phần cuối có câu kết luận: [i]Bản chất công hàm Phạm Văn Đồng là một văn kiện ngoại giao đơn phương với mục đích rất đơn giản: Thể hiện sự đoàn kết với TQ chống lại Mỹ và các nước thuộc phe tư bản chủ nghĩa[/i]… Tôi phân vân vì không biết có nên đọc các bài kế tiếp hay không vì coi mòi báo Pháp luật ný nuận kiểu này chỉ để lường gạt người dân trong nước chứ “phản pháo” được ai!
    Xin lưu ý, ở thời điểm năm 1958, tuy hai miền nam bắc đã không thực thi tổng tuyển cử như lời tuyên bố cuối cùng của hiệp định Genève, nhưng cả hai miền lúc đó vẫn hoàn toàn sống trong yên ổn và hòa bình. Trong nam tuy có vài tổ chức du kích do Việt Minh gài lại nhưng họ chỉ xài những vũ khi thô sơ từ thời thế chiến thứ II hoặc cướp được của bên VNCH chứ chưa hề nhận được tiếp tế nào của Tàu cộng. Miền bắc lúc đó chưa có chủ trương chiến tranh chống Mỹ và lời giải thích của Phạm văn Đồng về việc ký công hàm công nhận Hoàng Trường Sa của Tàu cộng năm 1958 rằng [i]”phải đặt công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác”[/i] cũng chỉ là lời lường gạt người dân trong nước.

    • Việc chia đôi đất nước là do chính cộng sản Việt Nam ký kết tại Hội nghị Genève năm 1954 chứ Mỹ và VNCH hoàn toàn không can dự vào. Lúc đó giữa cộng sản Việt Nam và Mỹ hoàn toàn không có mối hận thù gì, mà ngược lại cả hai còn đang có cảm tình rất đặc biệt với nhau sau việc hợp tác chống Nhật hồi đệ nhị thế chiến. Chu Ân Lai chính là kẻ đã ép cộng sản Việt Nam phải ký vào hiệp định Genève chia đôi đất nước. Tại sao cộng sản Việt Nam không chống lại kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đã can tâm chia đôi đất nước mà lại quay qua chống Mỹ? Rõ ràng cộng sản Việt Nam bị Tàu cộng sỏ mũi dẫn đi vòng vòng, xúi giục làm những điều ngu xuẩn. Cái lạ là cho đến ngày hôm nay cộng sản Việt Nam vẫn chưa thấy được cái ngu của minh.

  3. Đọc các bài gần đây của TG Trương Nhân Tuấn hay được đọc các đoạn văn TG nhắc đến „công ơn giúp đỡ“ của Trung Quốc đối với Việt Nam . Chưa thây khi nào ông Trương Nhân Tuấn đả động 1 câu đến chiến thắng Mỹ với hy sinh cực kỳ to lớn của dân Việt (chết tới hơn 4 triệu) và sự tàn phá đất nước ghê gớm thì Việt Nam vô tình thành LÍNH XUNG KÍCH của hệ thống các nước XHCN thì Việt Nam hy sinh người, của thì Trung Quốc có mất mát tài sản thì có đáng gì, để bây giờ ông Trương Nhân Tuán chỉ quy về: GIÚP ĐỠ ĐỂ DÁNH ĐỔI VIỆT NAM PHẢI THỪA NHẬN LÃNH THỔ CỦA MÌNH THUỘC VỀ TRUNG QUỐC, thì tôi cho là ông Trương Nhân Tuấn không cần cố gắng hơn nữa, vì cứ lí luận thế này thì bản thân tôi và tôi tin các bạn đọc khác nhận thấy Ông không khách quan và có ý ngầm ủng hộ Trung Quốc – hay ít nhất là không chịu dẫn chứng các ý kiến luật sư hay chuyên gia luật nước ngoài – mà ở đây chỉ đưa ý kiến luật sư Việt Nam – và chỉ tìm cách bảo vệ ý kiến bản thân, mà như tôi đã nói mấy bài viết cuối của ông hoàn toàn tào lao. Tóm lại cách tốt nhất là cần luật sư giỏi về luật quốc tế (như Philippines đã làm, đã kiện) tư vấn và chín mùi thì kiện, chứ lắm thầy nhiều ma thì cứ lí luận quẩn mãi sẽ chỉ làm rối dư luận.

    • Tôi nghĩ tác giả chỉ cần cầm bút về đuổi gà cho vợ là tốt nhất. Viết lẩm cẩm. Người Mường chẳng ra Mường, Người Mán chẳng ra Mán. Nếu T/g là người Việt Nam thì T/g chẳng có gì gọi là “tinh thần dân tộc.”

      Lê Nam

Leave a Reply to Kyle Tran Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây