Những câu hỏi phía sau vụ án oan Hồ Duy Hải

Nguyễn Ngọc Chu

6-5-2020

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

I. TRẢ LẠI TỰ DO CHO HỒ DUY HẢI

Dù Tòa Giám đốc thẩm quyết định dưới hình thức nào thì nội dung mấu chốt đầu tiên – vẫn là tuyên Hồ Duy Hải vô tội và lập tức trả lại tự do cho Hồ Duy Hải. Tiếp theo đó là đền bù cho Hồ Duy Hải. Đó là những điều không bàn cãi.

II. NHỮNG CÂU HỎI PHÍA SAU VỤ ÁN

Điều phải bàn là những vấn đề phía sau án oan Hồ Duy Hải sẽ được giải quyết như thế nào? Có 5 câu hỏi quan trọng sau đây.

1. Kẻ phạm tội giết người có bị truy đuổi đến cuối cùng?

2. Những kẻ đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án có bị trừng trị?

3. Trách nhiệm của Thẩm phán xử phiên sơ thẩm năm 2008 tại Long An?

4. Trách nhiệm của Thẩm phán xử phiên phúc thẩm năm 2009 tại TP.HCM?

5. Trách nhiệm của Viện trưởng VKS NDTC năm 2011 đã không kháng nghị vụ án?

Kẻ phạm tội giết người – không thể không bị trừng trị. Kẻ cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án – không thể không bị trừng trị. Thẩm phán xét xử phiên sơ thẩm đưa đến án oan tử hình – không thể không bị trị tội. Thẩm phán xét xử phiên phúc thẩm đưa đến án oan tử hình – không thể không bị trị tội. Viện trưởng VKS NDTC năm 2011 không kháng nghị án oan tử hình – không thể trốn tránh trách nhiệm.

Trả lời của 5 câu hỏi trên là thước đo mức độ công lý của Hội đồng Giám đốc thẩm. Điều có thể làm xuất hiện câu hỏi là Viện trưởng VKS NDTC năm 2011 không kháng nghị án oan cho Hồ Duy Hải – lại chính là Chánh ánh TA NDTC Nguyễn Hòa Bình – đang giữ vai trò Chủ tọa phiên Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vào thời điểm hiện tại.

III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT ĐƯỢC ĐẠI NẠN ÁN OAN?

Án oan không phải là cá biệt mà đã thành đại nạn vô số. Vụ án oan Hồ Duy Hải đã đạt mức ngang ngược về bất chấp công lý, cố tình làm sai lệch hồ sơ, cố tình chấp nhận chứng cớ bịa đặt – để đưa đến cái chết cho người vô tội, và để cho kẻ có tội thoát chết bằng tính mạng của người khác. Vụ án Hồ Duy Hải không đơn thuần là án oan, mà là tội ác giết người.

Nguyên nhân đưa đến án oan của Hồ Duy hải là sự KHÔNG ĐỘC LẬP của Tòa án. Muốn chấm dứt tình trạng án oan hiện nay cần sự ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN của Tòa án. Khi Tòa án ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN thì không có thế lực nào có thể chi phối được Tòa án.

Vụ án Hồ Duy Hải là tiếng oan dậy đất đòi hỏi một cuộc đại phẫu toàn diện ngành Tòa án nước CHXHCN Việt Nam. Trong số đó có nhân tố tiên quyết: Tòa án phải ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN với chính quyền.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. TS Chu có lẽ chưa quán triêt nguyên lý XHCN “đảng lãnh đạo,nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ”

  2. Câu cuối ông Chu muốn có: „Tòa án phải ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN với chính quyền.“. Tại các nước pháp quyền Châu Âu – kể cả 1 nước có vẻ cũng chưa „pháp quyền“ lắm là Nga – xác định vị thế của thẩm phán luôn là: ĐỘC LẬP. Và nghĩa của nó là thẩm phán độc lập trong mọi công việc nghiệp vụ của mình, với bất cứ ai (không chỉ độc lập khi xét xử như Việt Nam mà độc lập cả trước và sau khi xử) và chỉ tuân thủ pháp luật, chứ không chỉ độc lập với chính quyền (nếu tôi hiểu Ông nói chính quyền là hành pháp), vì chắc Ông thừa biết ngoài chính quyền thì còn có tổ chức Đảng, Quốc hội, đoàn thể … Và để thẩm phán có thể thực hiện quyền độc lập như vậy thì như Ông thấy Hiến pháp phải chuẩn (không thế nói chỉ độc lập khi xử án mà phải nói như HP các nước khác), và ngay trong hiến pháp các nước như Đức thì Đ. 97 cũng ghi rõ là việc bãi miễn hay luân chuyển 1 thẩm phán chuyên nghiệp thông qua 1 quyết định thẩm phán và bổ nhiệm suốt đời – chứ không bổ nhiệm 5 năm một và nay lên 10 năm và thông qua cả cấp ủy như Việt Nam. Tóm lại để tòa án không còn dựa vào hồ sơ để xử „án tại hồ sơ“ hay dựa chỉ đạo „án bỏ túi“ thì trước hết Hiến pháp cần sửa cho đúng thông lệ tiến bộ quốc tế, sau đó vị thế của tòa án phải nâng cao tương đương quốc hội và chính phủ (tam quyền phân lập như các nước), phải có tòa án hiến pháp để khi chính phủ hay quốc hội vi phạm thì Tòa án ra quyết định thì 2 cơ quan kia phải chấp hành – còn không sẽ có chế tài – và ở Việt Nam chánh án lúc đó nếu còn tồn tại Bộ chính trị thì Chánh án phải trong tứ, ngũ trụ, tức là chức vụ tương đương chủ tịch QH hay Thủ tướng. Sơ sơ ngắn gọn: Việt nam phải làm
    Theo mô hình các nước đã làm hiệu quả. Còn chừng nào Việt nam cứ 1 mình 1 chợ, hay tiếp tục làm chuyện „không giống ai“, áp lực của dân còn rời rạc, quá yếu – thì những ý kiến của Ông ở đây, hôm nay chỉ dừng là 1 sự mong mỏi của người dân mà đáng tiếc không thể thực hiện được!

  3. Tôi chỉ ủng hộ ông Chu 1 phần, chứ không toàn bộ khi Ông nói: „Muốn chấm dứt tình trạng án oan hiện nay cần sự ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN của Tòa án.“, vì Tòa án bình thường (đặc biệt của VN tôi nói sau) ra chỉ là 1 mắt xích trong hệ thống tố tụng, bên cạnh cơ quan (điều tra) công an quyền hạn rất cao (bắt người, giam giữ …) so các nước pháp quyền khác (ở Châu Âu thì cơ quan điều tra chỉ giúp việc cho Viện công tố, và bắt người duy nhất thẩm phán có quyền) thì còn có viện kiểm sát tối cao vị thế từ ngày thành lập nước luôn ngang bằng với tòa án (còn có chức năng giám sát pháp luật ngược lại với Tòa án – chỉ gần đây vị thế tòa án mới nhỉnh cao hơn bên Viện kiểm sát như chánh án TATC ông Bình hiện nay là bí thư TW Đảng và bên VKS ông Trí là UVTW). Nếu ông Chu đọc kỹ lại bài báo sau với những lời bộc bạch của thẩm phán tòa án tối cao Phạm Tuấn Chiêm khi ông này bị khởi tố do án oan sẽ thấy sự bế tắc mang tính hệ thống https://vnexpress.net/tham-phan-xu-oan-ong-chan-toi-khong-an-han-3088193.html: „Tôi không thể làm khác được, như thế là làm sai lệch hồ sơ vụ án. Còn bên VKS thì sao? Sao họ không nghĩ đến trách nhiệm của họ? Họ có vô tâm, vô cảm không khi dân người ta kêu oan nhưng họ cũng không giải quyết gì.“ Hay đoạn sau:
    „Theo ông, việc ông Chấn bị kết án oan là do đâu?
    – Tôi vốn là người lính, qua bao nhiêu chuyện, tôi không chết vì bom đạn mà chết vì thủ đoạn của bên công an. Họ làm án, làm sai lệch vụ án đến bây giờ mới phát hiện được.“

  4. Viện kiểm sát tối cao kháng nghị do: Bán án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm của Tòa án hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ. Từ đó VKSNDTC đề nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản” để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật. Tóm lại với kháng nghị như thế thì tôi xin phép nói chắc chắn 100% là Tòa giám đốc thẩm không thể ra 1 bản án như ông Nguyễn Ngọc Chu đưa ra ở đây: „… tuyên Hồ Duy Hải vô tội và lập tức trả lại tự do cho Hồ Duy Hải. Tiếp theo đó là đền bù cho Hồ Duy Hải…“. Khả dĩ nhất là hủy án và cho điều tra lại!

  5. TS Chu (chó sủa ông là “trí Lợ”) khẳng định:
    “Dù Tòa Giám đốc thẩm quyết định dưới hình thức nào thì nội dung mấu chốt đầu tiên – vẫn là tuyên Hồ Duy Hải vô tội và lập tức trả lại tự do cho Hồ Duy Hải. Tiếp theo đó là đền bù cho Hồ Duy Hải. Đó là những điều không bàn cãi”.
    Nhưng chúng ta vẫn phải đợi cuối ngày 08-5-2020 mới biết điều TS Chu khẳng định có thành sự thật hay không).
    Không bao giờ tôi dám tin CS 100%.

    • Dạo này đúng là nó bớt nhục mạ các tác giả thật, nhưng e là không phải do nó sợ bị vạch mặt, mà là do bác đem những câu cửa miệng của nó ra trây trét đầy phần comment rồi nên nó không cần tốn công nữa.
      Chưa kể là nhờ bác cứ lặp đi lặp lại như vậy, vô hình trung tô đậm mối liên kết giữa “tên tác giả – biệt danh xấu” trong đầu của những độc giả khác.
      Đây gọi là lợi bất cập hại, mong bác suy nghĩ kỹ lại.
      Bác đã có bằng chứng thì khi nào nó nói bậy nữa thì đem trưng ra luôn, không cần cảnh cáo nữa.

Leave a Reply to CongAnh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây