Cần chấm dứt cách giáo dục có hại

Mạc Văn Trang

5-5-2020

Nhà trường hay bất kỳ cộng đồng, tập thể nào cũng cần có những quy định kỷ luật. Vấn đề là làm sao cho những quy định này văn minh, hợp lý và biến nó thành nhu cầu, thói quen của các thành viên một cách khoa học và nhân văn.

Đối với trẻ em, nhà giáo dục cần hướng dẫn MẪU HÀNH VI và để mỗi em biết tự nhận thức và TỰ ĐIỀU CHỈNH hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Mỗi em được cởi mở, tự do thể hiện hành động, ứng xử theo cách của mình. Nếu em nào sai, thì được uốn nắn, nhắc nhở riêng cho em đó. Có như vậy các em mới vừa phát triển cá tính độc đáo, sáng tạo, vừa trưởng thành về ý thức xã hội, nhân cách công dân.

Cách giáo dục ở ta hiện nay thường áp đặt, kiểm soát hành vi ĐỒNG LOẠT, TỪ BÊN NGOÀI với mục tiêu BÌNH QUÂN VỀ NHÂN CÁCH. Nhưng hệ quả là khiến cho trẻ em phải tìm cách đối phó, né tránh, gian dối. Làm như vậy là hạ thấp nhân cách người bị kiểm soát, khiến trẻ biết tự trọng sẽ phản ứng lại gay gắt, trẻ nhu nhược thì khuất phục kiểu nô lệ, khó trưởng thành nhân cách công dân.

Có những giáo viên chọn một số học sinh “tin cậy” giao cho quyền kiểm soát các em khác, kiểu “công an”, “dân phòng” bằng cách theo dõi ghi sổ hay quát mắng các bạn một cách hống hách… Chỉ theo dõi, ghi chép hành vi bên ngoài của trẻ để đánh giá đạo đức, nhân cách thì gần giống với dạy thú làm xiếc…

Có giáo viên còn bí mật chọn mấy học sinh vào diện “tay sai đắc lực” làm “đặc tình” cho mình, theo “nghiệp vụ công an”. Các em này chuyên theo dõi các bạn và mật báo cho giáo viên về “hành tung” của bạn bè. Những em “đặc tình” này mà lộ ra sẽ bị các bạn trừng phạt tội “mật thám, mách lẻo” bằng đòn “hội đồng”.

Ảnh: “HS Sao đỏ” và “Sổ theo dõi HS” (ảnh dưới) của một trường THCS. Photo Courtesy

Những trận bạo lực học đường khủng khiếp thường là nhóm bạn “xử tội do thám, mách lẻo, phản bội” của một em nào đó! Những em bị “xử tội mật thám, phản bội” như vậy sẽ bị các bạn tẩy chay, xa lánh, tổn thương tâm lý rất nặng nề mà nhiều khi không dám nói ra…

Xin hỏi: Có giáo viên nào, bậc cha mẹ nào muốn con mình được làm “Sao đỏ” hay “đặc tình” cho giáo viên không? Điều không muốn cho con mình thì đừng bắt các em khác làm.

Bình Luận từ Facebook

13 BÌNH LUẬN

  1. Mục đích của giáo dục
    Là dạy cho học sinh
    Cách suy nghĩ độc lập
    Theo hiểu biết của mình.

    Còn ta thì ngược lại,
    Chỉ bắt học thuộc bài
    Và tính toán thật giỏi
    Một cộng một bằng hai.

    Làm văn thì nhất thiết
    Theo dàn ý của thầy.
    Mở đầu phải như thế,
    Kết thúc phải thế này.

    Viết khác là điểm kém.
    Phải đúng trước, đúng sau.
    Thành ra, không đồng phục
    Mà ai cũng như nhau.

    Bé, đã học lý tưởng,
    Rằng phải yêu người này,
    Không được yêu này nọ.
    Phải đúng như ý thầy.

    Theo chương trình lập sẵn,
    Ta, người dân Việt Nam
    Trưởng thành, không suy nghĩ,
    Chỉ việc cắm cúi làm.

    Ngại và lười động não,
    Cứ làm theo loa đài.
    Theo tuyên huấn chỉ bảo,
    Yêu và không yêu ai.

    Giáo dục ta là thế.
    Là thế xã hội ta.
    Gieo gì thì gặt ấy.
    Đừng hy vọng đi xa.

    Muốn cải cách giáo dục,
    Phải cho phép học sinh
    Được suy nghĩ độc lập
    Theo kiến thức của mình.

    Sau đó, qua thực tế,
    Chúng sẽ hiểu đúng sai.
    Và được phép lựa chọn
    Yêu hay không yêu ai. Thái Bá Tân

  2. Ba má bạn có dạy bạn cầm đũa, nhai, uống nước, chải răng, rửa mặt, mặc áo quần, chào hỏi…. ra sao không? Đó là MẪU HÀNH VI đó….

  3. Mẫu Hành Vi >< cá tính độc đáo, sáng tạo, vừa trưởng thành về ý thức xã hội, nhân cách công dân

    Mẫu Hành Vi chỉ sản sinh ra những người máy bị chập mạch thui .

  4. Nghiemnv tưc tối sủa liên hồi.
    Mời mọi người đọc những lời chính nó viết ra, để kết luận nó là hạng người nào mà sủa tác giả bài này (Mạc Văn Trang).
    Mạc Văn Trang (trong bài này) chỉ rõ “nền GD hiện nay” đã đào tạo ra những kẻ như nghiemnv.
    Xin mọi người theo dõi đến cùng lời lẽ vô GD của nghiemnv. Hết thuốc chữa

  5. Trang sổ trong ảnh trông như một phiên bản công nghệ thấp của hệ thống tính điểm tín nhiệm xã hội kiểu Trung Quốc! Chắc Việt Nam rồi cũng đi đến thành lập hệ thống đó.

    Ở Mỹ, trong đợt giãn cách xã hội gần hai tháng qua, tôi thấy trên tin tức loáng thoáng hình ảnh tương lai của hệ thống loa phường Việt Nam. Đó là những chiếc drone phát thông điệp nhắc nhở người dân giãn cách an toàn ở nơi công cộng. Cảnh sát tại những địa phương sử dụng loại drone này cam kết là họ không thu hình bất cứ người dân nào, và drone chỉ được phát một số thông điệp đã được thu sẵn. Nhiều nhà báo nhận định rằng các thành phố này có thể bị cư dân kiện về vi phạm dân quyền.

    Nhưng với đảng và nhà nước (ta), loa phường biết bay kiểu Mỹ và hệ thống tín nhiệm xã hội trên đám mây kiểu Tàu chắc đều hấp dẫn.

  6. Dốt nát về công nghệ, nguyên nhân chính bắt buộc phải cải cách giáo dục, hiểu biết thực sự thì mới định hướng được và biết phải làm gì,tiếc thay nó được điều hành bởi những người ngu ngơ nhưng đầy thủ đoạn và đau khổ hơn được cả xã hội chờ đợi, hy vọng. Đơn giản nhất phải yêu cầu những người có trách nhiệm giải trình một cách rõ ràng nhất rằng :cái chương trình này nó liên quan như thế nào với công nghệ, khoa học kĩ thuật….,qua đó sẽ tránh được những cái vô bổ tốn kém tiền bạc và thời gian

  7. Ui ui, bác già rùi, nghe đâu đã u 100( ngạc nhiên về sức khỏe của bác. Chắc sau 90 năm theo đảng nên cũng có cái ăn cái uống toàn thứ Bổ), bác quan tâm nàm gì. Nó cũng giống như CHÁU NGOAN BÁC HỒ THỜI CÁC BÁC ẤY MÀ. CÓ SỰ TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG NHƯ THẾ, BÁC NÊN TỰ HÀO CHỨ

  8. Thấy con cháu các vị khả kính dãy đành đạch như đỉa phải vôi, tớ không gọi là Trí Lợ nữa, tớ xin gọi nà TRÍ NỢ. Thế đã thoái mái bác hồ chưa, đã chính xác chưa. Xin cho ý kiến phản diện

  9. Mạc Văn Trang không biết (và không thèm biết) trên đời có nặc danh nghiemnv.
    Thứ tự như sau: 1) Nó tự ý đưa ra cái từ “trí lợ” (không cần biết mọi người nghĩ gì). 2) Nó mạt sát “trí lợ”; 3) Nó đưa Mạc Văn Trang vào nhóm “trí lợ”.

    Do vậy, khi nó gọi tôi là “trí lợ” ngay lập tức tôi đào mả tổ nhà nó.

    • Hehe. Tự dưng được gán cho Trí Lợ. Sướng tê tái nhẩy. Mình phải thế lào người ta …
      Mà có ai bắt mình phải nhận những thứ mình không thích đâu. Rõ là Trí Lợ hay nhận vơ

    • Giống như bọn bần cố nông đấu tố chửi địa chủ ác ghê. Dẫu sao cũng không uổng phí được Đảng đào tạo. Vừa ăn bún, ăn phở vừa nghe mắng, nghe chửi mới là ẩm thực của Trí lợ Hà Lụi

    • Thấy con cháu các vị khả kính dãy đành đạch như đỉa phải vôi, tớ không gọi là Trí Lợ nữa, tớ xin gọi nà TRÍ NỢ. Thế đã thoái mái bác hồ chưa, đã chính xác chưa. Xin cho ý kiến phản diện

Leave a Reply to MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây