Biết mình, biết người

Nguyễn Đình Cống

5-5-2020

Bài này tôi viết về vài ý kiến xung quanh Công hàm Phạm Văn Đồng, nhưng trước hết xin kể hai câu chuyện ngắn gọn.

Chuyện 1: Anh Taku học võ. Đầu thế kỷ 20 tại Nhật, Taku quyết chí tầm sư học võ. Qua nhiều tìm hiểu anh đã chọn được Buko, sư phụ môn võ K (Tôi nhớ K là Karate, nhưng không dám khẳng định), môn này khá nổi tiếng trong truyền thống của Nhật và thường kình địch, chê bai môn võ Judo mới được truyền bá từ cuối thế kỷ 19.

Khi Taku đến gặp, xin bái Buko làm sư phụ, chưa làm lễ thì được tạm giao việc kéo xe đưa Buko đi có việc. Dọc đường rừng, Buko gặp Mila thuộc môn phái Judo. Hai bên gây sự đánh nhau. Buko dặn Taku đứng xem kỹ cho biết để bái phục. Không ngờ Mila đã đánh bại đối thủ một cách ngoạn mục. Taku lại phải kéo xe đưa Buko bị thương về, rồi từ biệt để đi tìm môn phái Judo.

Chuyên 2: Vụ kiện bất ngờ. Năm 2010, tôi được chọn để xét xử một vụ kiện về hợp đồng Xây dựng tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế của Việt Nam. Bên nguyên đơn A kiện bên B đòi bồi thường khoảng 4 tỷ vì vi phạm hợp đồng. Bên B chẳng những không chấp nhận vụ kiên mà còn làm đơn kiện lại, đòi A trả khoảng 2 tỷ, cũng vì lý do vi phạm hợp đồng.

Tôi và hai trọng tài viên khác (một là GS TS về luật, một là GS TS về kinh tế xây dựng, còn tôi là GS TS về Kết cấu xây dựng) đã nghiên cứu hàng chồng hồ sơ của hai bên trong vài tháng. Cả A và B đều thuê những Văn phòng Luật sư danh tiếng ở Hà Nội. Hồ sơ do các công ty luật lập.

Theo hồ sơ thì bên nào cũng đưa ra những lý lẽ, những chứng cứ, những điều luật có lợi cho họ và phản bác bên kia. Hội đồng trọng tài lại phải ngồi nhiều buổi để nghe luật sư hai bên tranh luận.

Luật sư bên A rất tin rằng, A nhất định thắng. Khi đến dự phiên xét xử, ngoài hai LS chính, họ còn đưa thêm ba LS tập sự để học tập. Bên B chỉ có một LS.

Sau khi nghe hai bên tranh luận đầy đủ hết mọi lý lẽ, Hội đồng trọng tài gồm ba GS họp riêng để nghị án. Cả ba trọng tài viên đều xử cho bên B thắng, buộc A phải trả tiền cho B. Sau khi ra phán quyết chúng tôi nghĩ rằng, A sẽ có phản ững chống lại. Nhưng không, A đã chấp nhận chịu thua và trả tiền cho B.

Qua hai câu chuyện trên tôi thấm thía phương châm: Biết mình, biết người. Tin vào mình là cần, là đúng, nhưng quan trọng không phải thấy rõ sức mạnh của mình mà ngược lại, phải thấy rõ chỗ yếu của mình và thấy được chỗ mạnh của đối phương. Muốn vậy, có một phương pháp đơn giản (nhưng khó thực hiện), là xem rằng mình đang làm luật sư cho họ.

Trong vụ việc Công hàm Phạm Văn Đồng (CHPVĐ), tôi có một số ý kiến khác với một số người, kể cả luật sư. Chỉ xin nêu 2 điểm sau:

Điểm 1: Họ cho rằng CHPVĐ không có giá trị pháp lý vì những vấn đề thuộc lãnh thổ, phải thông qua và do Quốc hội quyết định. Luật sư TQ có khả năng dễ dàng bác bỏ lập luận này vì:

a.- Đây là một tuyên bố (của Chu) và một thư (của Phạm) được xem như Công hàm chứ không phải Hiệp định về biên giói, về lãnh thổ.

b.- Quốc hội có hay không có biểu quyết là chuyện nội bộ của VN. Phía TQ nhận được CHPVĐ là đã đủ chứng cứ. Phía VN thấy cần phản đối, cần bác bỏ CHPVĐ thì họp Quốc hội, đem ra thảo luận công khai. VN có câu: Nhất ừ, nhì làm thinh. QHVN làm thinh có nghĩa là không phản đối, nghĩa là gián tiếp đồng ý.

Điểm 2: Cho rằng năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa do VNCH quản lý, Hà Nội không có tư cách quyết định một thứ mình không có chủ quyền. Đây là đánh tráo khái niệm. Trong CHPVĐ không có chuyện Hà Nội nhường HS và TS cho TQ. Nếu có tranh chấp thì đó là tranh chấp giữa A là TQ và B là VNCH. Hà Nội là bên thứ ba, đứng bên ngoài, nói vọng vào, thể hiện nhận thức của mình. Như vậy không dễ gì bác bỏ tính pháp lý của CHPVĐ.

Chuyện lạ: Hình như sau khi Chu Ân Lai ra tuyên bố không có một nước nào ủng hộ hoặc phản đối, ngoài VNDCCH. Phải chăng có sự vận động hoặc thúc ép từ phía TQ và hình như CHPVĐ cũng được giữ dưới dạng tối mật của VN.

Một số người cho rằng TQ nắm được CHPVĐ như nắm con dao cùn, thế mà đòi chém VN. Vâng, dù cho là dao cùn, nhưng chúng nắm đằng cán và nó được phát cho trên một tỷ người. Chúng ta có chứng cứ lịch sử, chúng nó cũng có chứng cứ. Ngoài ra chúng còn nắm được con dao.

Viết ra như trên không phải để chịu thua mà muốn nói rằng, để thắng được phải tìm thêm sức mạnh nữa. Đó là sức mạnh do việc thoát Cộng và thoát Trung mang lại.

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. TRích: “Nhất ừ, nhì làm thinh. QHVN làm thinh có nghĩa là không phản đối, nghĩa là gián tiếp đồng ý”.

    “gián tiếp đồng ý” chỉ là cách mình nói với mình, lơi khơi, trong khi, đói với quốc tế công pháp thì cái sự im lặng này được quốc tế công pháp gọi là “mặc nhiên, mặc thị công nhận” có giá trị ngang với “minh danh công nhận”,

    Khi Tàu cộng, quan thầy của Trần Ích Tắc 1950 & trí thức hà nội đỏ & sĩ phu bắc kinh nhỏ & đảng viên cộng sản mao-ít lao động đời đầu & đời đít, đưa ra cái công hàm PHạm Văn Đồng 1958, nói rằng đó là bằng chứng nhà cầm quyền VN cộng sản đã nhìn nhận chủ quyền của Tàu cộng đối với HS & TS từ 1958, thì rõ ràng hành động này của Tàu cộng có liên quan trực tiếp đến lãnh thổ VN,

    thế mà quốc hội việt cộng 2020 vẫn im lặng, không phản đối, thì, theo quốc tế công pháp, đó là quốc hội việt cộng đã mặc nhiên công nhận tuyên bố 2020 của nhà cầm quyềnTàu cộng 2020 là đúng, đó là quốc hội việt cộng 2020 đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của Tàu cộng 2020 trên HS & TS”,

    và theo công pháp quốc tế thì “mặc nhiên công nhận” có giá trị ngang với “minh danh công nhận”

    Bảo đảm, một khi việt cộng đi “kiện”, nếu vc dám kiện, thì nhà cầm quyền Trung cộng chắc chắn sẽ đưa ra yếu tố “im lặng” & “mặc nhiên công nhận” của quốc hội việt cộng, để cùng với bản công hàm phạm văn đồng 1958, củng cố cái chủ quyền ăn cướp của Trung cộng, mà TRung cộng đã đạt được do hành động phản quốc bán nước của lê duẩn & đảng cộng sản mao-ít “lao động”, đạo quân viễn chinh cộng sản xâm lăng VNCH phục vụ trí thức hà nội đỏ & sĩ phu bắc kinh nhỏ cắm cái cờ búa liềm tàn ác & logo nô lệ giặc tàu lên HNVD, đâm sau lưng VNCH tiếp tay Trung cộng cướp đoạt HS 1974,

    do hành động phản quốc bán nước của hồ chí minh & pham văn đồng & đảng cộng sản mao-ít lao động ký văn tự bán nước năm 1958

  2. Dear Trí Lợ, giáo viên lịch sử Đảng, kiêm giáo viên văn thơ Tố hữu, kiêm nghiên cứu sinh khoa tâm thần phân liệt
    Tớ là thằng không thuộc loài Trí Lợ

  3. Công việc của GS Nguyễn Đình Cống không liên quan gì chuyện “bê tông cốt thép” thành ra “bê tông cốt tre” (gian dối). Loài ruồi làm sai phân biệt được?
    Có lẽ tôi sẽ theo dõi thằng này coi nó vô giáo dục mức nào.

  4. Sao phải sủa nhiều lần vậy?
    – Nghiemnv từng gọi cụ Nguyễn Đình Cống là Cống Rãnh. Tôi khẳng định đấy. Nếu nó cãi, tôi sẽ ấn chứng cứ vô tận mặt nó. Dám thách không? Nếu sợ thì câm đi! nghiemnv!
    – Nay, nó lại xưng “em” và gọi cụ Cống là “bác”. Có thiệt tâm hối cải không? Trả lời: Không! Thằng mất dạy viết (nguyên văn): Bác Cống, tổng công trình sư hệ bê tông cốt tre (nghiemnv, ngày 05/05/2020 at 9:33 pm).
    Mày là hạng người nào?

  5. Nếu đã thấy việc thoát Trung và thoát Cộng sẽ tạo sức mạnh cho Việt Nam, vậy thì tại sao ta không kiện phứt? Thắng hay thua, ta cũng tuyên bố thoát Trung và thoát Cộng cùng lúc.

    Không dám kiện tức là không bao giờ dám chủ động tuyên bố thoát Trung. Như vậy ta chỉ ngồi đợi đến một ngày bị Trung Quốc chính thức làm nhục bằng cách mời ta dọn ra khỏi mọi đảo thuộc Trường Sa. Khi đó ta mới bù lu bù loa vừa khóc với quốc tế vừa tuyên bố thoát Trung, trong tiếng chửi hậm hực không còn chút phong độ nào.

    • Đến lúc ấy và thậm chí là bị o ép mạnh hơn nhiều lần hơn nữa, thì cũng vẫn ca điệp khúc “quan ngại, phản đối, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, blah blah” thôi chứ không có chuyện đảng dám thoát Trung đâu.

  6. Trí Lợ nhà nước Đảng xem ra toàn đám đỏ da mượt lông, còn lòng mề khắm mắm thúi lắm. Chỉ lòe được cái đám thích ăn bám, tằm gửi, háo danh thui.

  7. Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến bảo vệ và phản biện (giả làm luật sư cho bên kia). Tuy nhiên do nhiều người tầm nhìn hạn hẹp nên nhiều khi cao nhất chỉ đạt mục đích: „lắm thầy nhiều ma“, chứ không làm sáng sủa ra vấn đề! Cụ thể ở đây ông Nguyễn Đình Cống đã tự giới thiệu chuyên môn là: GSTS về kết cấu xây dựng – nghĩa là chả có liên quan gì tới nghiệp vụ luật (luật quốc tế càng xa vời). Duy nhất do có nghiệp vụ về xây dựng nên Ông đã từng làm công việc trọng tài viên về vấn đề tranh chấp trong xây dựng. Ông có ví dụ về 1 vụ việc Ông đã cùng 2 trọng tài viên khác quyết định bất lợi cho bên A. Thú thực tôi không bao giờ chắc được Ông khi đó đã có 1 quyết định công bằng, đúng đắn. Điều Đập vào mắt của tôi lại chính là sự quan tâm của Ông mà Ông viết ra đây: „Luật sư bên A rất tin rằng, A nhất định thắng. Khi đến dự phiên xét xử, ngoài hai LS chính, họ còn đưa thêm ba LS tập sự để học tập. Bên B chỉ có một LS.“ đã để lại trong tôi mối bận tâm khác, là nhiều khả năng Ông và 2 đồng nghiệp của Ông đã bàn bạc, nói với nhau về chuyện đó và từ đó cả 3 có ấn tượng không tốt cho bên A (ác cảm với bên nào quá tự tin, có thể còn cho họ là kiêu ngạo) để rồi ra quyết định bất lợi cho thân chủ của họ?! Ông có biết nữ thần công lý phải bịt mắt để khỏi bị tác động bên ngoài không – mà nếu cả 3 ông lại ngồi không bàn về nội dung chính, mà lại xen nội dung không được phép quan tâm: „khó chịu hay kiêu ngạo“?! nói trên thì tôi hoàn toàn có cơ sở để nghi vấn: „coi chừng các Ông đã từng ra 1 quyết định sai lầm trong chính ví dụ Ông nêu trên và còn có thể nhiều vụ khác“!

  8. Bác Cống, tổng công trình sư hệ bê tông cốt tre lại vướng vào ” Con Gà và Quả trứng rồi”. Em lại phải nhắc lại” hcm là thằng Tàu khựa, Phạm văn Cu là thằng con hoang” chỉ cần công bố rõ như vậy.

Leave a Reply to CongAnh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây