Muốn có người tài ư? Hãy cải tổ!

Nguyễn Đắc Kiên

29-4-2020

Thay vì cứ hết lần này đến lần khác đưa ra những tiêu chí (phát ngôn) ngớ ngẩn về nhân sự, tuyển lựa nhân sự, có lẽ đã đến lúc đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) nên nghiêm túc đặt ra vấn đề cải tổ toàn diện hệ hình tư duy cũng như tổ chức bộ máy của mình.

Kể từ khi được thành lập năm 1930, nhất là sau lần đại hội II (năm 1951), hệ thống lý luận và tổ chức bộ máy của ĐCSVN hầu như không thay đổi.

Một hệ thống lý luận, tổ chức bộ máy, tuyển lựa nhân sự hình thành và xác lập từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn còn có thể hoạt động tốt trong thế kỷ 21, trong kỷ nguyên Internet, trong kỷ nguyên trí thông minh nhân tạo?

Ra đời, rồi cầm quyền (lãnh đạo) từ thời những chiếc xe kéo tay, những chiếc xe cải tiến, cho đến nay đã có thể coi là một thành công ngoài sức tưởng tượng của ĐCSVN.

Sự may mắn cùng những thay đổi kịp thời về mặt kỹ, chiến thuật trong những thời điểm ngặt nghèo có thể là lý do giải thích cho sự tồn tại của ĐCSVN đến giờ.

Nhưng, trong khi may mắn sẽ không thể bám riết mãi, thì hiệu lực của những sửa đổi mang tính kỹ, chiến thuật bó gọn trong “cái rọ” chật hẹp của hệ hình tư duy, mô hình tổ chức đảng kiểu Marx-Lenin cũng đã dần đi đến mức tới hạn.

Theo nguyên lý của chính chủ nghĩa Marx-Lenin (đúng ra là mượn của Hegel), có lẽ đã đến lúc ĐCSVN phải tự phủ định, phải tự vượt bỏ chính mình; và thứ mà ĐCSVN phải phủ định, phải vượt bỏ đầu tiên và căn bản nhất, chính là phủ định và vượt bỏ hệ hình tư duy, mô hình tổ chức của bản thân đảng.

Bây giờ, nếu kịp thời cải tổ, tự phá bỏ khung tư duy hạn hẹp, tự tổ chức lại thành một đảng chính trị hiện đại, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, ĐCSVN vẫn có thể có cho mình không chỉ sự chính danh, mà thậm chí vẫn còn có thể trở thành một đảng mạnh (thu hút được những người có tài năng năng và tâm huyết, thực sự phụng sự xã hội, phụng sự đất nước), để giữ vững được vai trò cầm quyền (lãnh đạo) trong một thời gian dài nữa.

Bằng không, ĐCSVN sẽ chỉ có suy thoái và ngày càng suy thoái mạnh hơn. Cho đến khi nó trở thành tập hợp của một đám lúc nhúc toàn những kẻ cơ hội, lưu manh, vô sỉ. (Thực tế quá trình này đã, và đang diễn ra với một tốc độ ngày càng mãnh liệt hơn.).

Bởi ngày nay, không một người có đủ lương tri, tự trọng và liêm sỉ nào lại chịu chui đầu vào cái rọ tư duy hạn hẹp của một thứ chủ nghĩa phản nhân loại đã chết yểu từ lâu.

Bởi ngày nay, không một người có đủ lương tri, tự trọng và liêm sỉ nào lại chịu vùi mình vào một bộ máy quan liêu ngu tối bóp nghẹt mọi khả thể tự do, mọi cá tính riêng độc đáo của con người.

Bởi ngày nay, không một người có đủ lương tri, tự trọng và liêm sỉ nào lại chịu nhục nhã đứng chung hàng ngũ với những kẻ cơ hội, lưu manh, vô sỉ và phá hoại bậc nhất trong lịch sử dân tộc.

Tất nhiên, ĐCSVN có thể không cải tổ và bằng cách nào đó vẫn giữ được địa vị lãnh đạo của mình. Nhưng khi đó, nó có thể trở thành một thế lực phản động, phá hoại bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Không chỉ ngáng trở mọi con đường đi lên của đất nước, của dân tộc, nó còn có thể đẩy Việt Nam đến đại họa mất nước, đến đại họa diệt vong.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Một thực tế đau lòng

    Tôi không biết ông Thiệu,
    Yêu mến lại càng không,
    Nhưng buộc phải thừa nhận
    Một thực tế đau lòng,

    Rằng ông ấy nói đúng,
    Thời còn ở Miền Nam:
    “Đừng nghe cộng sản nói.
    Hãy xem cộng sản làm!”

    Tôi sống ở Miền Bắc
    Sáu mươi lăm năm nay,
    Và buộc phải thừa nhận
    Một thực tế thế này:

    Rằng ta, đảng, chính phủ,
    Thường hay nói một đàng
    Mà lại làm một nẻo.
    Nhiều khi không đàng hoàng.

    Đảng, chính phủ luôn nói,
    Mà nói hay, nói nhiều,
    Rằng sẵn sàng chấp nhận
    Những ý kiến trái chiều.

    Vậy mà một nhà báo,
    Nói ý kiến của mình,
    Nói đàng hoàng, chững chạc,
    Có lý và có tình,

    Liền bị buộc thôi việc.
    Ai cũng hiểu vì sao.
    Không khéo lại tù tội.
    Như thế là thế nào?

    Như thế là các vị
    Mặc nhiên thừa nhận mình
    Không làm như đã nói,
    Gây bức xúc dân tình.

    Là một người yêu nước
    Là công dân Việt Nam,
    Tôi mong đảng đã nói,
    Là nhất thiết phải làm.

    Vì đó là danh dự,
    Niềm tin và tương lai.
    Hãy chứng minh ông Thiệu
    Nói như thế là sai.

    PS
    Tôi không biết ông Trọng,
    Yêu mến lại càng không,
    Nhưng là chỗ người lớn,
    Tôi thành thật khuyên ông

    Rút cái giấy sa thải
    Một nhà báo công minh.
    Phần ông, nếu phục thiện,
    Cũng nên xem lại mình.

    Tôi nhận hưu nhà nước
    Cũng đã mấy năm nay.
    Hy vọng còn được nhận
    Sau bài thơ ngắn này. Thái Bá Tân

  2. At the top of the list is Harvard, which pays its full professors an average of $198,400 a year. Stanford, however, pays its associate professors the most, with an average salary of $131,200 annually.

    https://www.businessinsider.com/harvard-has-highest-paid-professors-2012-4?IR=T

    Đứng đầu danh sách là Harvard, nơi trả lương cho các giáo sư trung bình 198.400 đô la một năm. Stanford, tuy nhiên, trả tiền lương cho các giáo sư phụ giảng nhiều nhất, với mức lương trung bình là $ 131,200 mỗi năm.

    How much do professors at Ivy Leagues make?

    Professor salaries can differ depending on the school, and whether the university or college is public or private. According to data collected by The Chronicle of Higher Education, Ivy League professors all made upwards of $175,000 a year in 2017.
    12 août 2019

    Mức lương giáo sư tại Ivy Leagues bao nhiêu ?

    Mức lương giáo sư có thể khác nhau tùy thuộc vào trường, và trường đại học hoặc cao đẳng là công cộng hay tư nhân. Theo dữ liệu được thu thập bởi The Chronicle of Giáo dục đại học, các giáo sư của Ivy League đã kiếm được tới 175.000 đô la một năm trong năm 2017.
    12 août 2019

    What is the salary of a professor at Harvard?
    $198,400 a year
    The Chronicle of Higher Education has just come out with a list of the best paid professors in the U.S. At the top of the list is Harvard, which pays its full professors an average of $198,400 a year. Stanford, however, pays its associate professors the most, with an average salary of $131,200 annually.
    9 avr. 2012

    Mức lương của một giáo sư tại Harvard là gì?
    $ 198,400 một năm

    Biên niên ký Giáo dục Đại học vừa đưa ra danh sách các giáo sư được trả lương cao nhất ở Hoa Kỳ Đứng đầu danh sách là Harvard, nơi trả cho các giáo sư trung bình 198.400 đô la một năm. Stanford, tuy nhiên, trả tiền cho các giáo sư phụ giảng nhiều nhất, với mức lương trung bình là $ 131,200 hàng năm.
    9 avr. 2012
    ĐA SỐ những CON GÀ ĐÁ gà chọi của MIỀN BẮC lò ấp THIÊN TÀI thiên tai TOÁN (h)ỌC từ Nga và Đông âu qua những KỲ THI Olympic TOÁN LÝ HÓA SINH thế giới với mục đích TUYÊN GIÁO Bác và Đảng là công cụ TUYÊN TRUYỀN

    NAY các bác ấy ĐỀU TRÔI DẠT (bán ÓC nuôi miệng nuôi mẹ đĩ và các con !!) về lỗ trũng TƯ BẢN GIÃY CHẾT Hoa Kỳ ) THEO TÔI đây là TỘI ĐỒ DÂN TỘC của bọn lèo lái Đất Nước !!!
    Thật uổng phi công đào tào bằng THUẾ DÂN các bác nông phu cày dưới bom đạn nuôi các cậu ấm cô chiêu gà nòi gà chọi SAU ĐÓ lại bỏ xứ QUA bọn giãy chết B ÁN óc + linh hồn + n..ý tưởng để sống còn như 1 TRÍ NÔ ( như lao nô Nhà nước bán rẻ hay Dục nô cô dâu xứ Hán Đảng bán tháo VÌ LÀM ĂN KINH TẾ dở ẹc + QUỐC NẠN tham nhũng )
    Theo tiền lương giáo sư 10 Đại học MỸ lừng danh, thì ngay cho lương bổng của GS Ngô Bảo Châu cũng chỉ 220.000 / năm ở Đại học Chicago thôi với Giá cái GIẢI TOÁN HỌC Fields NOBEL Toán
    Xem phóng sự đài truyền hình PHÁP, một cô xẩm đến PHÁP khai diện TÂY TẠNG tị nạn được Ông cụ Pháp trong Hội Ái hữu PHÁP-TRUNG giúp giấy tờ học tiếng PHÁP nhập quốc tịch PHÁP …chỉ 3 năm sau ả xẩm gốc HÁN thứ thật đã nhập vào ĐẠO QUÂN THỨ 5 nằm vùng kinh tế tại Pháp làm chủ 5 cửa hàng lớn bán cali SAMSONITE hàng nhái tại các nhà ga PA RI S, số doanh thu trên 10.000.000 Âu kim mỗi năm !!! lời khoảng 40% tức 40.000.000 Âu kim mỗi năm !!!
    SO VỚI lương bổng của GS Ngô Bảo Châu cũng chỉ 220.000 / năm ở Đại học Chicago thôi với Giá cái GIẢI TOÁN HỌC Fields NOBEL Toán !!!!!

    Trong khi Cụ ông PHÁP Pierre giúp cô xẩm ấy thì NGHÈO RÁCH TÚI !!!

    Tình cờ THU DỌN đứt ruột vứt chồng sácg ‘ kiểu SÁCH VỞ ÍCH GÌ CHO THUỞ ẤY áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già ‘ tôi tìm thấy THƯ chủa Nhà toán học Giải Fields mà bên VN nức nở hết lời
    21 năm trước ông viết thư TỪ CHỐI đề bạt bằng 2 bức thư 1 viết tay (tôi quăng mất từ lâu!!) và 1 đánh máy gởi cho tôi (MAY kẹp vào quyển sách Đ Ể KHI NÓI phải có tang vật bằng chứng )
    Theo tôi suy nghĩ về chuyện này nhiều năm thì CÓ LẼ chắc ông ta hỏi học trò CƯNG là Nguyễn Ngọc Giao thì ông giật mình tôi dân ti nạn KHÔNG CÙNG QUAN ĐIỂM với ông ….nhưng TOÁN HỌC và KHOA HỌC đâu có biên cương ý thức hệ và thú thật trời sinh ra tôi chỉ nhìn MẮT TRÁI về già TAI PHẢI cũng điếc từ 10 năm nay …và bẩm sinh tôi thuộc loại THIÊN TẢ CHÍNH TRỊ …
    nhưng trong cái rủi be bé ấy lại GẶP CÁI MAY sau khi đưa cho Thầy Pierre BEZIER đọc lá thư TỪ CHỐI, thầy viết cho tôi lá thư bảo xin hẹn gặp GS Toán René Thom … tôi được GS Thom tiếp nhiều lần thật ấm cúng thân thiện bình dị của Nhà Toán học thiên tài sinh trong gia đình nông dân PHÁP anh ruột vẫn là nhà nông cày ruộng vùng Montbéliard như GS sư kể …
    lần sau đến thăm Thầy René Thom trên con đường lên đồi vào VIỆN NGHIÊN CỨU CAO CẤP KHOA HỌC L’Institut des hautes études scientifiques (IHÉS) Lò ấp Thiên tài Toán học của PHÁP ngang ngửa với MỸ về GIẢI FIELDS TOÁN HỌC … và Thầy viết Lời tựa cho quyển Từ điển Toán học PHÁP-VIỆT-ANH ngay
    Nhưng thật buồn khi vợ Thầy bà Suzanne quê miền Loraine gọi Thầy ra phòng khách thì thầy đã bị cưa 1 CHÂN đi dìu trên xe nạng sắt – TRƯỚC MẮT tôi một Tinh anh thế giới thông minh lỗi lạc nhưng QUÝ NHẤT vẫn là một người gốc nông dân bình dị Miền nam Pháp bị căn bệnh diabète đến cưa chân tôi lại thăm Thầy trong khoảng 2 năm đâu đó 5 lần (1999-2001) và sau không dám làm phiền Thầy Cô nữa và Thầy mất năm 2002

    ĐỌC LÁ THƯ Laurent Schwartz tiếng Pháp tại đây
    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2020/04/Laurent-SCHWARTZ.pdf

    Những chuyến đi về các làng quê Việt Nam đã làm cho ông thấy yêu mến đặc biệt đất nước và con người Việt Nam. Không gì có thể nói đầy đủ hơn tình cảm của ông với Việt Nam bằng chính những lời ông viết trong hồi ký của mình:

    Việt Nam đã ghi dấu ấn trong cuộc đời tôi. Tôi từng biết đến Đông Dương thuộc địa, qua cuốn sách của André Viollis viết năm 1931, mà tôi đọc năm 1935. Lúc đó tôi vừa tròn 20 tuổi. Cuộc đấu tranh của tôi cho tự do của đất nước này là cuộc đấu tranh dài nhất của cuộc đời tôi. Tôi đã yêu, và mãi mãi yêu Việt Nam, những phong cảnh, những con người tuyệt vời, những chiếc xe đạp.

    https://diendantoanhoc.net/topic/7346-laurent-schwartz-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-l%E1%BB%9Bn-c%E1%BB%A7a-vn/

    Trong tôi, có một chút nào đó là người Việt Nam. Gặp người Việt Nam, nghe tiếng họ nói chuyện với nhau trong xe buýt (mà tất nhiên là tôi không hiểu), tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc không cắt nghĩa được. Sợi giây tình cảm đã nối liền tôi với đất nước này.

    Năm 1998, khi Viện Toán học tổ chức Hội nghị quốc tế nhân 80 năm ngày sinh của Giáo sư Lê Văn Thiêm, Laurent Schwartz rất xúc động thông báo cho Ban tổ chức rằng ông rất muốn sang Việt Nam một lần nữa, nhưng tiếc là sức khoẻ không cho phép. Khi ông qua đời năm 2002, tờ Thông tin toán học của Hội toán học Việt Nam có đăng một bài viết để tưởng nhớ ông. Dường như ông biết trước điều đó, nên đã viết trong hồi kí của mình: “Les Vietnamiens ne m’oublient pas” (Người Việt Nam không quên tôi).
    Theo blog cua Hà Huy Khoái.


    NHÂN 99 NĂM NGÀY SINH LAURENT SCHWARTZ (5/3/1915- 4/7/2002)

    “Tôi là nhà toán học. Toán học đầy ắp cuộc đời tôi “. Laurent Schwartz viết như vậy trong lời mở đầu cuốn hồi ký của ông. Ông cũng nói rằng, ngoài toán học, ông giành rất nhiều thời gian của đời mình cho cuộc đấu tranh vì quyền con người, vì quyền của các dân tộc, ban đầu thì như một người Troskit, sau đó thì đứng ngoài tất cả các đảng phái! Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động đó của ông. Trong nhiều năm, ông luôn đứng hàng đầu trong đội ngũ những trí thức lớn của Phương Tây đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
    https://zh-cn.facebook.com/sputnikedu/posts/893641317324251/

    Trong cuốn hồi ký dày 500 trang của ông, có thể tìm thấy khoảng 100 trang có nhắc đến Việt Nam.

    “Trong nhiều năm, Laurent Schwartz luôn đứng hàng đầu trong đội ngũ những trí thức lớn của phương Tây đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

    https://www.tienphong.vn/khoa-giao/viet-nam-diem-den-cua-giai-fields-510597.tpo

    Trong cuốn hồi ký dày 500 trang của ông, có thể tìm thấy khoảng 100 trang nhắc đến Việt Nam. ”

    https://www.academia.edu/5278260/H%E1%BB%99i_To%C3%A1n_H%E1%BB%8Dc_Vi%E1%BB%87t_Nam_TH%C3%94NG_TIN_TO%C3%81N_H%E1%BB%8CC

    https://ptvtp.wordpress.com/author/ptvtp/page/16/

    Không chỉ là nhà toán học nổi tiếng, Laurent Schwartz còn được
    biết đến như là một trong những trí thức lớn suốt đời đấu tranh
    vì tự do của các dân tộc. Laurent Schwartz nói rằng, những
    năm ở Ecole Normale đã xác định hoàn toàn khuynh hướng
    chính trị của ông: Chống chiến tranh và bảo vệ những giá trị
    của con người. Cuốn sách “Đông Dương cấp cứu” (Indochine
    SOS) của Andrée Viollis đã cho ông thấy rõ tội ác của chủ nghĩa
    thực dân Pháp ở Đông Dương. Quan điểm chính trị của ông thể
    hiện rõ nhất trong phong trào chống chiến tranh xâm lược của
    đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông đề xướng khẩu hiệu “Mặt trận dân
    tộc giải phóng sẽ chiến thắng” thay cho khẩu hiệu mà ông cho
    là mơ hồ của phong trào chống chiến tranh Việt Nam ở Pháp
    thời đó “Hoà bình ở Việt Nam“. Hoạt động của Uỷ ban quốc gia
    Việt Nam do ông sáng lập đã gây được tiếng vang lớn. Ông hết
    sức tự hào khi vào khoảng lễ Noel năm 1966, nhận được bức
    điện cám ơn và chúc mừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đến
    Việt Nam nhiều lần trong thời kì còn chiến tranh, với tư cách là
    thành viên trong Toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của
    Mỹ ở Việt Nam (một tổ chức quốc tế do nhà toán học, nhà triết
    học nổi tiếng người Anh, giải thưởng Nobel về văn học năm 1950,
    huân tước Bertrand Russell sáng lập). Những chuyến đi về các
    làng quê Việt Nam đã làm cho ông thấy yêu mến đặc biệt đất
    nước và con người Việt Nam. Không gì có thể nói đầy đủ hơn
    12

    Tạp chí online của cộng đồng những người yêu Toán

    tình cảm của ông với Việt Nam bằng chính những lời ông viết
    trong hồi ký của mình: “Việt Nam đã ghi dấu ấn trong cuộc đời
    tôi. Tôi từng biết đến Đông Dương thuộc địa, qua cuốn sách của
    André Viollis viết năm 1931, mà tôi đọc năm 1935. Lúc đó tôi vừa
    tròn 20 tuổi. Cuộc đấu tranh của tôi cho tự do của đất nước này
    là cuộc đấu tranh dài nhất của cuộc đời tôi. Tôi đã yêu, và mãi
    mãi yêu Việt Nam, những phong cảnh, những con người tuyệt vời,
    những chiếc xe đạp. Trong tôi, có một chút nào đó là người Việt
    Nam.

    https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/tap-chi-toan-hoc-epsilon-vol-2-380873.html

    Gặp người Việt Nam, nghe tiếng họ nói chuyện với nhau
    trong xe buýt (mà tất nhiên là tôi không hiểu), tôi cảm thấy một
    niềm hạnh phúc không cắt nghĩa được. Sợi giây tình cảm đã nối
    liền tôi với đất nước này.”
    Năm 1998, khi Viện Toán học tổ chức Hội nghị quốc tế nhân 80
    năm ngày sinh của Giáo sư Lê Văn Thiêm, Laurent Schwartz
    đã rất xúc động thông báo cho Ban tổ chức rằng ông rất muốn
    sang Việt Nam thêm một lần nữa, nhưng tiếc là sức khoẻ không
    cho phép. Khi ông qua đời năm 2002, tờ Thông tin toán học của
    Hội toán học Việt Nam có đăng một bài viết để tưởng nhớ ông.
    Dường như ông biết trước điều đó, nên đã viết trong hồi kí
    của mình: “Les Vietnamiens ne m’oublient pas” (Người Việt Nam
    không quên tôi).

    • các nhà ga PA RI S, số doanh thu trên 10.000.000 Âu kim mỗi năm !!! lời khoảng 40% tức
      40.000.000 Âu kim mỗi năm !!! SỬA LẠI THÀNH 4.000.000 Âu kim mỗi năm !!!
      SO VỚI lương bổng của GS Ngô Bảo Châu cũng chỉ 220.000 / năm ở Đại học Chicago thôi với Giá cái GIẢI TOÁN HỌC Fields NOBEL Toán !!!!!

  3. Cai to ma NK noi la dang tuyen bo giai tan DCS , thanh lap vai cai dang khac cung canh tranh lanh dao dat nuoc theo huong than Nhat Au My, chong Tau cong !

  4. Nguyễn Đắc Kiên là phóng viên chỉ vì nói thẳng, nói thật mà bị mất việc.
    Sao ông Kiên vẫn còn niềm tin rằng CS có thể cải tổ?

  5. Thế nào là người tài? Trong quá khứ, có những người ăn mặc giản dị, cơm nước trễ nải, vợ con muộn mằn… nhưng anh ta chỉ có thể vẽ ngày mai thành một bức tranh mà thôi. Gần hơn một chút, với tinh thần “dám nghĩ dám làm “nhưng kết quả chỉ là những “đại dự án “đắp chiếu…tất cả đều không phải là người tài. Theo kiểu Trung quốc, với những binh pháp Tôn tử, 36 mưu kế… họ đưa được cả vi rút Corona lên hàng không mẫu hạm lênh đênh trên biển, quả là tuyệt vời, nhưng người ta cũng không thể tính đến khả năng sẽ bị kiện vì thời thế đã thay đổi… hạng này cũng không phải là người giỏi. Nhìn vào nước Đức, bà Merkel quả là người giỏi giang, bởi với tư duy của một tiến sĩ vật lý, bà đã quá quen với cái việc biến lý thuyết thành sản phẩm hiện hữu, nên không có khó khăn gì khi biến những ý tưởng tốt đẹp thành hiện thực .Bởi vậy Vn đừng đi tìm, mất công vì có đâu mà tìm. Thay vì đi tìm, trước hết phải định nghĩa được thế nào là giỏi và nó được hình thành trên nền tảng kiến thức nào……..

  6. Thưa đồng chí Nguyễn đắc Kiên, thế nếu muốn CẢI TỔ THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO???? CẢI TỔ AI, AI CẢI TỔ????

Leave a Reply to CongAnh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây