Hình ảnh vua không thể là biểu tượng cho công lý

Hiệu Minh

29-4-2020

Mạng XH nóng rực cuối mùa Covid khi 3 phác thảo tượng vua Lý Thái Tông được công khai để dự kiến sẽ trở thành biểu tượng công lý của ngành tòa án.

Thời phong kiến, vua là biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối, một thứ quyền lực không được giám sát. Vua là người nên có vua đúng, có vua sai, có vua minh quân và có vua quỉ dữ ngồi xổm trên pháp luật.

Nếu để cho lịch sử phán xét một cách công bằng thì khó có vị vua nào trong quá khứ được chọn làm biểu tượng cho công lý trong thế kỷ 21.

Nhân loại qua bao đời đã thừa nhận một logo Nữ thần Công lý (tiếng Latin: Justitia). Đây là một nhân vật nữ được cách điệu hóa để trở thành một biểu tượng của hệ thống Tư pháp

1. Cầm một thanh gươm biểu tượng cho quyền lực cưỡng chế, quyền uy của toà án;

2. Một chiếc cân để phân định cái thiện và cái ác, biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị;

3. Một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý tưởng công lý “mù loà”, đề kháng, đối lập lại những áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài.

Nữ thần Công lý được nhiều quốc gia chọn làm logo cho ngành Tư pháp với những cách điệu khác nhau. Trong thể chế “Tam quyền phân lập – Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp” thì tòa án phải luôn độc lập, và công bằng.

Chưa thấy quốc gia nào chọn vua cầm cán cân công lý, lại còn bịt mắt, dù vua Lý Thái Tông được cho rằng, đã ban hành Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam, là minh quân đặt chuông ở Long Trì cho phép người dân kêu oan. Nhưng đó là dã sử kể cả về vị vua này. Bộ Hình thư hiện ở đâu, chuông Long Trì còn không?

Logo đóng vai trò dùng để nhận diện (identity) và không bao giờ thay đổi cho dù nhân loại sang thiên niên kỷ sau. Logo cần được suy nghĩ kỹ về môi trường nhận diện. Khi đến tòa án chỉ cần nhìn vào thanh gươm, cái cân và khăn bịt mắt, người ta nghĩ đến những giá trị cốt lõi của nơi mà công lý sẽ được thực thi.

Nhiều người nghĩ rằng logo đưa cho hoạ sỹ là xong. Sai. Logo không phải là tác phẩm hội hoạ mà là biểu tượng của tầm nhìn. Đương nhiên logo phải đẹp nhưng đó là tiêu chí thứ 2 sau vai nhận diện.

Khi hiểu rõ về logo, về giá trị cốt lõi của tư pháp, có hiểu biết về sự thật lịch sử, có tầm nhìn xa… thì không nên chọn một vị vua cụ thể nào cho ngành tòa án, trừ phi có nhiều tiền để dựng tượng một vị vua mà nhìn vào trang phục lại nghĩ là tòa án nước ta xử giống Trung Quốc thời phong kiến.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Hình ảnh minh hoạ cho bài viết khá thú vị: con kiến mà khiên, mà kiện củ khoai…biểu tượng của công lý tuyệt vọng về phía người bị trị, một quả trứng thối ném vè phía công lý giả cầy của bọn cai trị- ngày xửa ngày xưa là vua chúa…những là Trụ vương, Tần thỷ Hoàng, Nero và hàng chục bạo chúa cổ La Hy và cổ Trung hoa khác kể không xuể. Đầu thế kỷ 20 là bọn độc tài hiện đại, trãi dài từ Hitler, Mussolini, Franco…theo năm tháng trôi qua, đến độc tài đỏ Stalin, Mao Tse Tung, các vua Kim của bắc Triều tiên…và vô số biến tướng khác từ Đông nam Á đến Mỹ Latin, châu Phi…
    Cuối tk 20 đầu thế kỷ 21, các chế độ phong kiến trá hình khác khoác đủ thứ nickname dài thòong, cũng có hiến pháp đặt trong tủ kiếng thuộc hàng mẫu không bán, cũng quốc hội từ vận dụng cơ cần cổ gật mỗi năm mấy lần đến khẽ bấm vào cái nút nhỏ dẫn “ý chí” đến hệ thống điện tử đã cài đặt sẵn…
    thực chất là chế độ phong kiến đổi mới, có đủ lệ bộ hình thức củ, từ tiêu xài xa xỉ tiền thuế của dân phục vụ triều đình, chìu theo ý muốn một người hoặc vài người, đến quyền lực sấm sét tàn bạo giáng xuống thân phận con sâu cái kiến của người dân. Vậy ai dám bảo Tập, Kim không phải là vua? Có cả cha truyền con nối, lên ngôi theo di chúc theo chỉ định theo quy hoạch nguồn!
    Thế nên bài nầy, khác với hình biểu tượng thú vị, nhan đề bài lại không hay chút nào. Một tiếng kêu vô vọng thì không nên kêu. Họ chọn biểu tượng công lý là một ông vua, thì đúng quá, sao bảo không phù hợp!
    Hãy nhìn những chiếc ghế gỗ đơn giãn trong nghị viện các nước Âu Mỹ, rồi so với nghị trường lộng lẫy đầy những “tác phẩm” gổ quý chạm trỗ, những chiếc ngai tại công thự, tư dinh trong chế độ tân phong kiến, kể cả tại biệt phủ một vua cách mạng đã về hưu, vàng choé như ngai các triều Louis Pháp (mà Louis 16 và hoàng hậu Marie Antoinette đã bị chém sau cm 1789), thì kêu ca làm gì, ngạc nhiên nỗi gì? Rõ mất sức vô ích thời WuhancoronaV !

  2. Một văn phòng đại diện cho tờ báo trả lương 1 nhà báo và nhân viên mỗi tháng 2 chục, mỗi năm 2 trăm. Một lời nói trên mạng xã hội đôi khi có vài trăm lượt xem, tôi cho rằng cộng sản phải phân biệt cho bằng được bên ngốn tiền tiếu dân 2 trăm triệu mỗi năm , với một bên là quyền được nói.

  3. Ở đâu không tể chọn vua làm biểu tượng Công Lý, chứ VN thì rất được!
    Đây cũng là dịp cho cả thế giới thấy, VN có Đảng CS lãnh đạo, đưa cả dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cho nên không có cái gì mà các tinh hoa của dân tộc VN không thể không biết sáng tạo, không thể không làm được! Tự hào lắm chứ!!!
    Nhưng tôi ngờ, chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng chỉ để tạm thời, chứ không thể chính thức, vì lý lịch vua chúa xưa kia không thể tốt đẹp bằng lý lịch của các UV BCt ĐCSVN.
    Qua vụ bắt Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về VN đầu thú, qua vụ đánh úp dân Đồng Tâm, không ai xứng đáng làm biểu tượng cho Công lý của VN hơn… tướng côn an Tô Lâm!

Leave a Reply to SaKim Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây