Cao trào nhân bản hóa toàn cầu

Nguyễn Đan Quế

29-4-2020

Cuối tháng 3, đầu tháng 4-2020 Hà Nội gởi ba công hàm cho Liên Hiệp quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 17-4-2020, Trung Quốc đệ trình Liên Hiệp quốc tài liệu cáo buộc Việt Nam “đưa quân xâm lược và chiếm đảo, đá, thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp”. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho tàu khảo sát địa chất HD8 đi dọc sát bờ biển miền Trung xuống vùng biển Mã lai.

Ngày 18-4 Trung Quốc thông báo thành lập quận Tây Sa (Hoàng Sa) và quận Nam Sa (Trường Sa) thuộc thành phố Tam Sa tỉnh Hải Nam.

Ngày 19-4 Trung Quốc công bố “tên tiêu chuẩn” cho 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển. Trong đó, nhiều bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thậm chí chỉ cách bờ chưa đầy 60 hải lý. Gọng kìm kinh tế – biển Đông duy trì và xiết dần!

***

Ngày 30-4-1975: Mỹ rút, miền Nam sụp đổ. Trước và sau ngày này, thật ra đã bắt đầu có những bất ổn ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam với Campuchia, đều do bàn tay Trung Quốc.

Biến cố này khai pháo cho Đối đầu Đông – Tây chuyển sang Hợp tác Bắc – Nam toàn cầu, chủ yếu về kinh tế: Giải thể khối hợp tác quân sự CS Warsava, khối quân sự tư bản NATO mất tầm vóc, thống nhất nước Đức, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ; Đông – Tây nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao, buôn bán, đầu tư.

Mới đây, Mỹ vừa làm suy yếu thêm NATO, vừa xa rời đồng minh Liên Âu và cả Đông Bắc Á. Lấp ló quan hệ quốc tế khác, trong đó Mỹ không còn dẫn đầu.

Hà Nội ‘lội’ ngay giây phút đầu vô Saigon: Bắt sĩ quan đi học tập, đưa dân đi kinh tế mới, phá hại nền kinh tế miền Nam, đánh tư sản, càn quét văn hóa cũ, đàn áp tôn giáo…

Đầu năm 1979, nổ ra trận biên giới Việt – Trung; tiến quân vào Campuchia. Bị quốc tế cấm vận.

Năm 1986, đổi mới, xoá bỏ kinh tế bao cấp. Cải cách ‘giá – lương – tiền’, nới lỏng quản lý giá cả hàng hoá, đổi tiền và cải cách tiền lương. Năm 1989 rút khỏi Campuchia.

Năm 1990, hòa Trung Quốc (mật ước Thành Đô). Năm 1995 nối lại quan hệ với Mỹ. Mỹ và Trung Quốc trở lại với Việt Nam hoàn toàn khác trước, là đối tác (partnership), thuận mua vừa bán, đầu tư kiếm lợi nhuận. Trung Quốc chi phối 80% kinh tế Việt Nam. Tiếp theo đòn ‘dậy cho Việt Nam một bài học’ là đòn kinh tế cộng với đòi chủ quyền ‘lưỡi bò’ 90% biển Đông.

Năm 1995, Việt Nam xin gia nhập Asean, tổ chức hợp tác vùng để phát triển kinh tế – văn hóa.

Năm 2007, Việt Nam chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia toàn cầu hóa. Kinh tế phát triển. Nhóm lợi ích cấu kết với giới cầm quyền lũng đoạn cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiểu số ‘tư bản đỏ’ giầu sụ, còn đa số dân đều nghèo.

Thống nhất hai miền Nam – Bắc, gia nhập WTO và xuất hiện internet tại Việt Nam (năm 1997) công khai nhiều cái sai của CS: Gây nội chiến, để mất đất, mất đảo, biển nhiễm độc! Cả kinh tế lẫn giáo dục – văn hóa đều phá sản! Xã hội suy đồi!

Dân bất mãn ngày càng đông. Bộ chính trị mất lòng tin. Lý của sự việc: Đường lối lỗi thời, điều hành duy ý chí, guồng máy quan liêu – vô hiệu năng, cán bộ tham nhũng, lạm quyền. Đàn áp các quyền tự do tôn giáo, báo chí, internet, Facebook, đi lại, hội họp, biểu tình, lập hội…

Nông dân mất đất, đòi bồi thường; Công nhân biểu tình đòi quyền lợi, đòi thành lập công đoàn độc lập; Ngư dân xuống đường chống ô nhiễm môi trường biển, như vụ chống thải độc hại của nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh; Quốc doanh được mọi ưu đãi vẫn thua tư doanh.

Thế hệ trẻ chán học, mơ nền giáo dục – văn hóa khác, nhằm đào tạo con người, chứ không phải đào tạo công cụ cho chế độ. Giới trẻ sử dụng internet, báo mạng, Facebook giải trừ nọc độc cộng sản hữu hiệu, đánh bại bộ máy tuyên truyền một chiều của cả ngàn tờ báo và cả trăm đài truyền thanh – truyền hình nhà nước.

Nhà nước không lo nổi đời sống cho dân. Xã hội từ kinh tế đến văn hóa – giáo dục, y tế tụt hậu. Phản đối lan rộng. Thống trị sa sút, đến mức báo động ‘chán đảng – khô đoàn – nhạt chính trị’. Việc gì phải đến sắp đến?

(a) Chiến lược toàn cầu đối đầu Đông – Tây chuyển biến sang Hợp tác Bắc – Nam đang lên đỉnh điểm của quyết định thay đổi.

(b) Quần chúng đấu tranh: Vẫn kiên trì dù bị đàn áp. Mục tiêu cụ thể hơn. Hoạt động hiệu quả hơn. Đồng lòng quyết chí hơn.

Sức Mạnh Quần Chúng thuận buồm suôi gió với chiến lược toàn cầu mới, giương cao ngọn cờ giành quyền quyết định tương lai chính trị cho dân tộc. Để rõ hơn:

Thế kỷ XX có những phát minh khoa học làm biến đổi hẳn xã hội loài người: Thuyết Tương Đối của Einstein mở ra kỷ nguyên nguyên tử, thám hiểm không gian; sự ra đời của Cơ Học Lượng Tử, dẫn đến Cách Mạng Số với internet, điện thoại thông minh, trí thông minh nhân tạo, robot… Đặc biệt là đã chứng minh: Tinh thần & Vật chất của CON NGƯỜI là 2 mặt của Sinh năng. Sinh năng là 1 phần của Vũ trụ năng. Tinh thần & Vật chất hỗ tương tác động và có thể hoán chuyển qua Sinh năng, chứ không phải cái nọ có trước / ‘đẻ’ ra cái kia như duy vật và duy tâm chủ trương.

Mới vài thập niên toàn cầu hóa trộn lẫn 2 thứ: Du lịch dễ dàng hơn, internet kết nối không biên giới, các thỏa thuận thương mại – đầu tư mới, giao lưu văn hóa… nhanh chóng kết hợp tạo ra một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau. Liên đới cao thì đúng lý đối phó thách thức phải cao, nhưng đụng dịch Covid-19, thực tế hoàn toàn ngược lại: Yếu kém, chia rẽ, chửi bới, đấu đá, đổ trách nhiệm, tung âm mưu, phát ngôn thù hận, bịt miệng y tế… mặt nạ rớt.

Thế nhưng, đóng băng xã hội, cách ly ở nhà lại giúp có dịp suy ngẫm về bản chất bên trong con người, con người với thiên nhiên, con người với xã hội. Hóa ra, đều là ‘nạn nhân khốn khổ’ của xã hội bát nháo chạy theo tiêu dùng, vật chất! Bị ‘yếu’ đi, không còn là mình nữa, bởi giới chính trị và tôn giáo!

Hốt nhiên đại ngộ: (a) Sinh năng mới là tự do tối thượng. (b) Sinh năng mới là tình yêu đích thực. Tự do và tình yêu là Sinh năng. Sinh năng là bản chất con người. Sinh năng là 1 phần của vũ trụ năng nên mới là phổ quát (universal). Còn thứ tự do, tình yêu mà giới chính trị và tôn giáo rao giảng chỉ là giả, không nói là phổ quát được, chỉ nhắm điều kiện hóa con người.

Đại dịch Covid-19 là chất xúc tác làm chao đảo xã hội. Phục chỉnh lại, thế giới đã khác, không còn mâu thuẫn ý thức hệ, quan hệ quốc tế đã đổi – đương nhiên phải dựa trên bản chất con người (là Sinh năng). Văn minh mới, nhân bản ra đời: Đông phương (hướng nội, chủ về tinh thần) và Tây phương (hướng ngoại, chủ về khoa học, về vật chất) là hai mặt của nền văn minh mới Nhân Bản, như 2 mặt của đồng tiền.

Động lực tiến hành Nhân Bản Hóa cùng lúc với Số Hóa (nước giầu) và kỹ nghệ hóa (nước nghèo) là giai tầng trẻ, trung lưu, khát tiến bộ, giỏi internet trên khắp thế giới.

Các nước giàu (chiếm 1/3 dân số, ở phía Bắc bán cầu) tiến hành Cách Mạng Số. Cách mạng Kỹ Nghệ Hóa được chuyển giao cho các nước nghèo (2/3 dân số ở Nam bán cầu) thông qua đầu tư vốn, kỹ thuật, quản lý để lấp hố xa cách giàu – nghèo, mâu thuẫn chính phải giải quyết.

Các siêu cường hàng đầu như Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga, chắc chắn bắt buộc phải chấp nhận một thế chiến lược toàn cầu chung là hợp tác liên hoàn trước thách thức vượt xa khả năng một siêu cường, như: Giải quyết hố xa cách giàu – nghèo, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sống, sử dụng không gian, phân chia tài nguyên dưới đáy biển, chiến tranh mạng, giải trừ vũ khí nguyên tử, nạn khủng bố, các đại dịch như Covid-19…

 ***

Đi đầu khai phá phải là những cá nhân nổi dậy. Hủy bỏ trong đầu hệ tư tưởng giáo điều lỗi thời, nhanh chóng thoát ra trong tư thế con người mới, giống như rắn lột xác. Vứt bỏ sự vô nghĩa của trách nhiệm / bổn phận. Hành động với con người mới.

Quan niệm triết lý mới về con người và thế giới quan mới (Hợp Tác Bắc – Nam) giúp nhìn thẳng vào toàn cảnh mà nhân loại đang đối mặt. Không bị điều kiện hóa bởi tuyên truyền của cả Cộng Sản lẫn Tư Bản thì không có rào cản. Nhìn rõ. Tỉnh táo. Không ràng buộc. Không lựa chọn. Sự thật – sự đúng hiện ra ngay. Giống như phòng đang tối, một tia sáng lóe lên đủ để bóng tối biến đi, biết ngay cửa ở đâu, tự khám phá ra chân giá trị của mình.

Tức khắc không còn là cừu nữa, mà là sư tử. Chính sư tử nổi dậy dấy lên cao trào NHÂN BẢN HÓA TOÀN CẦU. Mọi người mọi tổ chức phải biến đổi. Kể cả chính trị và tôn giáo. Không thể khác được!

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Các đồng chí đã từng phục vụ đảng, tôn thờ bác đều mắc chứng bệnh hô hào sáo rỗng. Lấy một ví dụ từ lời của đồng chí Trí lợ” mỗi ng là cây đuốc, nhièu cây đuốc nà ngọn Hải đăng”. Thé thì bố nào là người châm đuốc. Ăn cắp mà cũng không ra hồn.
    Câu của Phật trước khi nhập Niết bàn là ” hãy tự đốt đuốc mà đi”

  2. Đọc bài này từ đoạn giữa về sau có cảm giác tương tự như nghe Tổng Chủ đọc diễn văn ấy, từ ngữ sáo rỗng, nói dông dài hầm bà lằng xắng cấu, mơ mơ hồ hồ.
    Đến nỗi phải ngược lên đầu trang xem có phải là báo Tiếng Dân lấy từ bên lề đảng về hay không.

  3. Trích: “Mới đây, Mỹ vừa làm suy yếu thêm NATO, vừa xa rời đồng minh Liên Âu và cả Đông Bắc Á.”

    Điều trên chưa chắc đúng. Thái độ chính trị của tổng thống Mỹ có vẻ bất định, nhưng quan hệ Mỹ-NATO phần lớn được duy trì bởi các tướng. Và các con số thống kê cho thấy các nước thành viên NATO đang chi thêm cho quốc phòng.

    Trong năm 2016, chỉ có 5 nước NATO đạt yêu cầu chi 2% GDP cho quốc phòng liên quan tới liên minh, gồm: Hoa Kỳ 3.6, Anh 2.2, Ba Lan 2.0, Hy Lạp 2.4, và Estonia 2.2.

    Trong năm 2019, có tới 9 nước đạt yêu cầu: Hoa Kỳ 3.42, Anh 2.14, Ba Lan 2.0, Romania 2.04, Hy Lạp 2.28, Bulgaria 3.25, Lithuania 2.03, Latvia 2.01, và Estonia 2.14.

    Các nước khác đứng gần đầu bảng nhưng chưa đạt yêu cầu 2% GDP cũng đều gia tăng chi tiêu cho quốc phòng, như: Đức từ 1.2 lên 1.38, Pháp 1.8 – 1.84, Ý 1.1 – 1.22, Canada 1.0 – 1.31, Thổ Nhĩ Kỳ 1.6 – 1.89.

    Nguồn của các dữ liệu trên:

    Chi tiêu quốc phòng cho NATO của các nước thành viên năm 2016
    https://www.statista.com/chart/8521/expenditure-of-nato-countries-in-2016/

    Chi tiêu quốc phòng cho NATO của các nước thành viên năm 2019
    https://www.statista.com/chart/8521/expenditure-of-nato-countries-in-2016/

Leave a Reply to Trần H. Cách Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây